- Dựa trên bản đồ QHPTKG, ta thấy đô thị nằm trong khu vực có cốt tương đối thấp và có sự chênh lệch từ cốt 6,5 m đến cốt +3.5 m, địa hình trải dài và thấp dần theo hướng từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam. Địa hình bị chia cắt thành 2 phần bởi sông H chảy qua đô thị
Như vậy địa hình của đô thị sẽ thấp nhất ở vị trí phía Tây Nam của đô thị X Ta chọn vị trí đặt trạm ở khu vực Tây Nam của đô thị. Nhìn trên bản đồ QHPTK, ta thấy sông H đoạn chảy qua đô thị X được chảy theo hướng từ Tây Bắc sang Đông Nam (theo hướng thấp dần) nên đặt trạm ở đây thỏa mãn điều kiện cuối dòng chảy.
- Bên cạnh đó đô thị X có hướng gió Tây Bắc nên điều kiện về cuối hướng gió được đảm bảo. Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới vị trí lựa chọn đặt trạm xử lý do nhu cầu đảm bảo vệ sinh cho khu đô thị X.
- Ngoài ra còn có hai khu công nghiệp, bệnh viện và trường học nằm ở phía đông nam có địa hình thấp dần và khoảng cách không xa vị trí đặt trãm xử lý nên việc thu nước về trạm xử lý được dễ dàng và nhanh chóng hơn đảm bảo vệ sinh cho khu đô thị. Các khu dân cư và công nghiệp này đều cách vị trí đặt trạm xử lý trên 500m nên điều kiện về khoảng cách cách ly được đảm bảo. Ngoài ra ta có thể bố trí trồng thêm cây xanh xung quanh để đảm bảo khoảng cách an toàn.
- Như vậy vị trí lựa chọn đặt trạm xử lý đã đảm bảo được đầy đủ các yêu cầu vị trí trạm xử lý : trạm xử lý :
-Trạm xử lý nước thải phải đặt ở cuối nguồn nước. - Cuối hướng gió chủ đạo về mùa hè.
- Cách xa khu dân cư, xí nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm không nhỏ hơn 500 m.
3.3. NGUYÊN TẮC VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC
- Khi ta đã xác định được vị trí đặt trạm xử lý, chọn được nguồn xả để từ đó ta tiến hành vạch tuyến một cách hợp lý. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước là bố trí mạng lưới thoát nước trên mặt bằng quy hoạch đô thị. Mạng lưới thoát nước có thể gồm một hay một vài cống góp chính phục vụ cho một vài lưu vực thoát nước. Lưu vực thải nước là phần diện tích của đô thị là nước thải cho chảy tập trung về một cống góp chính. Ranh giới giữa các lưu vực thường là đường phân thuỷ, cống góp chính thường đặt theo đường tụ thuỷ.
- Hệ thống thoát nước thường thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, khi cống đặt quá sâu thì dùng máy bơm nước lên cao sau đó lại cho tiếp tục tự chảy. Vạch tuyến mạng lưới nên được tiến hành theo trình tự sau:
+ Phân chia lưu vực thoát nước
+ Xác định vị trí đặt trạm xử lý và vị trí xả nước vào nguồn + Vạch tuyến cống góp chính, cống góp lưu vực, cống đường phố
3.3.1. Các nguyên tắc vạch tuyến
1. Phải hết sức lợi dụng địa hình, đặt cống theo chiều nước tự chảy từ phía đất cao đến phía đất thấp của lưu vực thoát nước, đảm bảo lượng nước thải lớn nhất tự chảy theo cống, tránh đào đắp nhiều và tránh đặt nhiều trạm bơm gây lãng phí.
2. Phải đặt cống thật hợp lý để tổng chiều dài của cống là nhỏ nhất, tránh đi vòng vo và đặt cống quá sâu. Phụ thuộc địa hình mặt đất và biện pháp thi công mà người ta vạch tuyến theo 2 sơ đồ sau:
+ Sơ đồ ranh giới thấp: Khi nó được đặt dọc theo đường giao thông về phía địa hình thấp của khu phố.
3. Các cống góp chính đổ về trạm xử lý và cửa xả nước vào nguồn. Trạm xử lý đặt ở phía thấp của địa hình thành phố, nhưng không bị ngập lụt, cuối hướng gió chính về mùa hè, cuối nguồn nước. Đảm bảo khoảng cách vệ sinh, xa khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp là 500m.
4. Giảm tới mức tối thiểu cống chui qua sông hồ, cầu phà, đường giao thông...và các công trình ngầm. Việc bố trí công trình thoát nước phải biết kết hợp với các công trình ngầm khác của thành phố.
3.3.2. Vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho đô thị X
- Từ những phân tích, đánh giá chung về đô thị và dựa vào các nguyên tắc vạch tuyến vừa trình bày ở trên, ta đưa ra hai phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước cho khu đô thị X như sau:
*. Phương án 1: Ta thu gom toàn bộ nước thải của đô thị về một trạm xử lý, trạm xử lý được đặt ở trong đê phía Nam cuối đô thị, cách khu dân cư và khu công nghiệp 500m. Sau khi đã xử lý, ta bơm nước thải từ trạm xả vào hạ lưu sông H. Ta bố trí mạng lưới theo 2 tuyến chính (thể hiện trong bản VT - 02)
+ Tuyến chính A - B - D - E - F - G - H: Đây là tuyến chính nằm ở vị trí thấp của đô thị. Tuyến này thu nước của toàn bộ khu vực I của đô thị, dùng để thoát nước thải từ khu dân cư. Tuyến cống trải dài và thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ cao độ +6,28 m xuống + 4,85m và và sau đó chạy dọc theo sông H theo hướng Tây Nam về trạm xử lý, từ cao độ + 4,85m xuống + 4,32 m là tuyến có chiều dài lớn nhất trong 2 tuyến với ∑L = 3504m.
+ Tuyến chính I - K - L - M - N - H: Đây là tuyến chính nằm ở vị trí cao của đô thị. Tuyến này thu nước của toàn bộ khu vực II của đô thị dùng để thoát nước thải từ các khu dân cư, khu công sở, bệnh viện, trường học và khu công nghiệp của toàn bộ đô thị. Toàn tuyến dùng để thoát nước cho các lưu vực tính từ trục đường giao thông nơi đặt tuyến xuống đến ranh giới chia khu vực của đô thị. Tuyến này trải dài và thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ cao độ +6.5m xuống + 4.32 m và tuyến này có chiều dài ∑L = 2455m.
**. Phương án 2: Ta cũng thu gom toàn bộ nước thải của đô thị về một trạm xử lý, trạm xử lý được đặt ở trong đê phía Nam cuối đô thị, cách khu dân cư và khu công nghiệp 500m. Sau khi đã xử lý, ta bơm nước thải từ trạm xả vào hạ lưu sông H. Ta bố trí mạng lưới theo 2 tuyến chính (thể hiện trong bản VT - 04)
+ Tuyến chính A - B - D - E - F - G - H: Đây là tuyến chính nằm giữa đô thị. Tuyến này thu nước hai bên của khu vực I và II của đô thị, dùng để thoát nước thải cảu toàn bộ khu dân cư ở khu vực I và một phần khu dân cư ở khu vực II liền kề. Tuyến cống trải dài và thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ cao độ +6,16 m xuống + 4,32m dẫn nước thẳng về phí vị trí đặt trạm xử lý, là tuyến có chiều dài lớn nhất với ∑L = 3258m.
+ Tuyến chính N - O - P - Q - H: Đây là tuyến chính nằm ở vị trí cao của đô thị. Tuyến này thu nước một phần khu vực II của đô thị, dùng để thoát nước thải từ một phần các khu dân cư ở khu vực II , khu công sở, bệnh viện, trường học và khu công nghiệp của toàn bộ đô thị. Toàn tuyến dùng để thoát nước cho các lưu vực tính từ trục đường giao thông nơi đặt tuyến xuống đến ranh giới chia khu vực của đô thị. Tuyến này trải dài và thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam, từ cao độ +6.16m xuống + 4.32 m và tuyến này có chiều dài ∑L = 2130 m.
3.4. VẠCH TUYẾN MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI3.4.1. Nguyên tắc vạch tuyến 3.4.1. Nguyên tắc vạch tuyến
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước bẩn là khâu quan trọng trong thiết kế mạng lưới thoát nước. Nó ảnh hưởng lớn đến khả năng thoát nước, hiệu quả kinh tế hay giá thành của mạng lưới thoát nước.
Hệ thống thoát nước thường thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, khi cống đặt quá sâu thì dùng máy bơm nâng nước lên cao sau đó lại cho nước tiếp tục tự chảy.
Vạch tuyến mạng lưới thoát nước nên tiến hành theo thứ tự sau: phân chia lưu vực thoát nước; xác định vị trí trạm xử lý và vị trí xả nước vào nguồn; vạch tuyến cống góp chính, cống góp lưu vực, cống đường phố
Công tác vạch tuyến mạng lưới thoát nước cần đảm bảo những nguyên tắc chủ yếu sau:
- Triệt để lợi dụng địa hình sao cho nước thải tự chảy trong mạng lưới là nhiều nhất đảm bảo thu nước nhanh, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm.
- Chọn tuyến sao cho tổng chiều dài từng tuyến cống là nhỏ nhất, tránh dẫn nước chảy vòng vo, tránh đặt cống quá sâu.
- Các tuyến cống góp chính vạch theo hướng về trạm xử lý và cửa xả vào nguồn tiếp nhận. Vị trí trạm xử lý đặt ở phía thấp của đô thị, xí nghiệp công nghiệp, nhưng không bị ngập lụt, cuối hướng gió chủ đạo mùa hè, cuối nguồn nước, đảm bảo khoảng cách vệ sinh tối thiểu 500m đối với khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Giảm tới mức tối thiểu cống chui qua sông hồ, cầu phà, đê đập, đường sắt, đường ô tô và các công trình ngầm khác.
- Khi bố trí cống thoát nước phải phối hợp với các công trình ngầm khác để đảm bảo việc xây dựng, khai thác sử dụng được thuận tiện.
- Mạng lưới thoát nước cần phù hợp với đặc điểm của từng đô thị ( qui hoạch kiến trúc , địa hình, điều kiện thi công, quản lý hành chính của đô thị...)
- Trạm xử lý cần được bố trí ở nơi thích hợp nhất đối với thành phố.
3.4.2. Các phương án vạch tuyến mạng lưới thoát nước thị xã X
Dựa vào những nguyên tắc chủ yếu ở trên, với những đặc điểm của lưu vực thoát nước thị xã Sầm Sơn ta có thể đưa ra 2 phương án vạch tuyến như sau với cách phân chia thị xã chia làm 2 lưu vực thoát nước (LV1; LV2).