Nhược điểm so với phương án

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHAN THIẾT (Trang 51 - 54)

- Phương án số 2 (xem bản vẽ số TN/03)

b.Nhược điểm so với phương án

- Một số đoạn cống chính sau khi tính toán thủy lực, ta thấy có độ sâu chôn cống lớn, do đó cần phải sử dụng bơm để làm giảm độ sâu chôn cống cho đoạn cống sau

6.1.2. Phương án II

a. Ưu điểm so với phương án I

- Lợi dụng tuyệt đối được địa hình để tập trung đưa toàn bộ nước thải về trạm xử, sử dụng ít bơm hơn

- Các tuyến cống chính đặt ở vị trí thấp nên dễ dàng thu nước từ các lưu vực xung quanh nó với tổng chiều dài ngắn hơn

b. Nhược điểm so với phương án I

- Một số tuyến cống nhánh phải đi vòng vo nên độ sâu chôn cống của đoạn cống nhánh đó có thể đặt sâu hơn đoạn cống nhánh của phương án I

- Đảm bảo trên phương diện kinh tế nghĩa là tổng chiều dài của tuyến ống phải nhỏ nhất (theo nguyên tắc vạch tuyến). Ta so sánh cụ thể giữa hai phương án như sau:

6.2.1. Phương án I

- Dựa vào số liệu đã đo trên bản QHPTKG và đã được trình bày trong Bảng 14Bảng 15, ta có được bảng thống kê như sau:

Bảng 25: Bảng thống kê đường ống và độ dài đường ống phương án I

STT TÊN ĐƯỜNG ỐNG, ĐƯỜNG KÍNH VÀ VẬT LIỆU ĐÚC ỐNG VẬT LIỆU ĐÚC ỐNG SỐ ĐOẠN ĐỘ DÀI 01 Ống BTCT đúc li tâm D = 200mm 05 1.836m 02 Ống BTCT đúc li tâm D = 250mm 20 7.642m 03 Ống BTCT đúc li tâm D = 300mm 03 1.271m 04 Ống BTCT đúc li tâm D = 350mm 02 1.248m 05 Ống BTCT đúc li tâm D = 400mm 02 646m 06 Ống BTCT đúc li tâm D = 450mm 01 656m 07 Ống BTCT đúc li tâm D = 500mm 02 1.030m 08 Ống BTCT đúc li tâm D = 550mm 02 1.000m 09 Ống BTCT đúc li tâm D = 700mm 01 100m 10 Ống GANG D = 100mm 02 152m

 Tổng chiều dài toàn tuyến là: ∑LPAI = 15.733 m, gồm có NPAI = 40 đoạn cống Tổng số bơm nước thải trong đô thị là: MPAI = 3 trạm bơm nước thải

Chiều sâu chôn cống lớn nhất: Hmax = 6,95 m (Tuyến cống chính H - TB) Chiều sâu chôn cống trung bình là: = 3,23m

6.2.2. Phương án II

- Dựa vào số liệu đã đo trên bản QHPTKG và đã được trình bày trong Bảng 19 Bảng 20, ta có được bảng thống kê như sau:

Bảng 26: Bảng thống kê đường ống và độ dài đường ống phương án II STT TÊN ĐƯỜNG ỐNG, ĐƯỜNG KÍNH VÀ

VẬT LIỆU ĐÚC ỐNG SỐ ĐOẠN ĐỘ DÀI SỐ ĐOẠN ĐỘ DÀI 01 Ống BTCT đúc li tâm D = 200mm 07 2.239m 02 Ống BTCT đúc li tâm D = 250mm 16 6.685m 03 Ống BTCT đúc li tâm D = 300mm 03 988m 04 Ống BTCT đúc li tâm D = 350mm 02 630m 05 Ống BTCT đúc li tâm D = 400mm 01 580m 06 Ống BTCT đúc li tâm D = 500mm 05 2.570m 07 Ống BTCT đúc li tâm D = 550mm 01 540m 08 Ống BTCT đúc li tâm D = 700mm 01 100

 Tổng chiều dài toàn tuyến là: ∑LPAII = 14.636m, gồm có NPAII = 38 đoạn cống Tổng số bơm nước thải trong đô thị là: MPAII = 3 trạm bơm nước thải (3 bơm tại tuyến chính và 1 bơm tại tuyến nhánh)

Chiều sâu chôn cống lớn nhất: Hmax = 7,91m (Tuyến cống chính E - F) Chiều sâu chôn cống trung bình là: = 3,63m

6.2.3. Nhận xét

- Qua hai bảng thống kê của hai phương án vừa trình bày ở trên, ta có một vài nhận xét như sau:

+ Tổng chiều dài: Phương án II có tổng chiều dài nhỏ hơn phương án I nên giảm tổng chi phí cho xây dựng:

∑LPAII = 14.636m < ∑LPAI = 15.733m

+ Tổng số đoạn cống: Phương án II có ít đoạn cống hơn phương án I: NPAI = 49 đoạn cống < NPAII = 55 đoạn cống

+ Tổng số trạm bơm nước thải: Phương án II ít trạm bơm hơn phương án I hơn ít tốn kém chi phí cho việc lắp đặt và quản lý trạm bơm

MPAII = 2 trạm bơm nước thải < MPAI = 3 trạm bơm nước thải

+ Chiều sâu chôn cống trung bình: Phương án I nhỏ hơn phương án II (nhỏ hơn không đáng kể ) nên chi phí cho việc thi công đào đắp của phương án I so với pương án II không lớn )

= 3,23m < = 3,63m + Khai toán kinh tế phần giếng thăm:

Giếng thăm được xây dựng bằng bê tông và bê tông cốt thép. Các giếng thăm có đường kính trung bình 1.5m; thành giếng dày 0.15m; tính trung bình các giếng sâu 4m. Giá thành trung bình mỗi giếng là 4 triệu đồng/giếng. Khoảng cách giữa các giếng thăm lấy theo TCXD7957:2008 ta có :

Tổng số giếng thăm phương án I là : 643 cái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí xây dựng và quản lý giếng thăm PAI là 2.572 triện đồng Tổng số giếng thăm phương án II là : 595 cái

Chi phí xây dựng và quản lý giếng thăm PAII là 2.380 triện đồng

- Phương án I: Quản lý phức tạp vì có nhiều trạm bơm, các tuyến đường ống bị chia nhỏ, rời rạc nên gây khó khăn cho công tác kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế và lắp đặt đường ống.

- Phương án II: Quan lý dễ dàng và thuận tiện hơn do: + Có ít trạm bơm

+ Các tuyến đường ống ít hơn, nên tiện cho việc kiểm tra, thay thế mỗi khi hư hỏng.

6.4. KẾT LUẬN

- Sau khi so sánh hai phương án trên về ba phương diện, ta thấy phương án II tối ưu hơn phương án I trên cả ba phương diện Kỹ thuật, Kinh tế và Quản lý

- Vì vậy ta chọn Phương án II làm phương án chọn là thích hợp nhất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình thoát nước tập 1 – PGS.TS. Hoàng Văn Huệ, NXB Khoa học và kỹ thuật 2002

2. Giáo trình thoát nước tập 2 – PGS.TS Hoàng Văn Huệ - Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002.

3. Giáo trình Mạng lưới thoát nước – PGS.TS Trần Hữu Uyển

4. Các bảng tính toán thuỷ lực cống và mương thoát nước – GS.TSKH. Trần Hữu Uyển – NXB xây dựng.

5. Các bảng tính toán thuỷ lực – ThS. Nguyễn Thị Hồng, NXB xây dựng

6. Tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam - TCXD VN 7957: 2008 (Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình tiêu chuẩn thiết kế)

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHAN THIẾT (Trang 51 - 54)