Đường kính tối thiểu và độ đầy tối đa

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHAN THIẾT (Trang 46 - 49)

- Phương án số 2 (xem bản vẽ số TN/03)

c.Đường kính tối thiểu và độ đầy tối đa

- Theo Mục 4.5.1 trong TCXDVN 7957 - 2008, đường kính nhỏ nhất của cống thoát nước đường phố được quy định như sau:

+ Hệ thống thoát nước sinh hoạt: Dmin = 200mm + Hệ thống thoát nước mưa: Dmin = 400mm + Hệ thống thoát nước chung: Dmin = 400mm

- Theo Mục 4.5.2 trong TCXDVN 7957 - 2008, ta có bảng sau:

Đường kính d (mm) Độ đầy d = 200 - 300mm = 0,6 d = 350 - 400mm = 0,7 d = 500 - 900mm = 0,75 d. Tốc độ và độ dốc

- Khi tính toán thủy lực mạng lưới, ta quy định vận tốc tối thiểu chảy trong ống phải lớn hơn vận tốc không lắng: VTÔ > VKL

- Để được tốc độ không lắng, nói chung trong một số trường hợp ta phải tăng độ dốc của cống. Tuy nhiên khi đó độ sâu chôn cống sẽ lớn, làm tăng giá thành xây dựng. Do vậy phải định ra độ dốc tối thiểu là độ dốc mà khi ta tăng lưu lượng đạt mức độ đầy tối đa thì sẽ đạt được tốc độ không lắng của dòng chảy.

- Theo Mục 4.6.1 trong TCXDVN 7957 - 2008, tốc độ và độ dốc được quy định như sau:

Đường kính d (mm) Vận tốc tối thiểu Vtt (m/s) Độ dốc tối thiểu Imin

d = 150 - 200mm 0,7m/s 0,007 - 0,005

d = 300 - 400mm 0,8m/s 0,003 - 0,025

d = 400 - 500mm 0,9m/s 0,025 - 0,002

d = 600 - 800mm 1,0m/s 0,017 - 0,012

d = 800 - 1200mm 1,15m/s 0,012 - 0,0005

- Đối với các đoạn cống có lưu lượng nhỏ thì ta đặt cống theo cấu tạo với D = 200mm và i = 0,005

4.2.2. Lập bảng thống kê lưu lượng nước thải theo từng tuyến ống - Bao gồm các giá trị lưu lượng sau:

+ Lưu lượng dọc đường: Lượng nước đổ vào cống từ các khu nhà thuộc lưu vực nằm dọc hai bên đoạn ống. Giá trị của nó bằng tích của diện tích phục vụ với mô đun lưu lượng: QDĐ = FPV x qo

+ Lưu lượng chuyển qua: Lượng nước đổ vào cống tại điểm đầu của đoạn đó. Lượng này là từ những khu nhà ở phía trên, được xác định bằng cách nhân diện tích chuyển qua với mô đun lưu lượng: QCQ = FCQ x qo

+ Lưu lượng cạnh sườn: Lượng nước chảy vào tại điểm đầu đoạn cống từ các cống nhánh cạnh sườn, có giá trị bằng tích của diện tích của các nhánh cạnh sườn với mô đun lưu lượng: QCS = FCS x qo

+ Lưu lượng tập trung: Lượng nước chảy qua đoạn cống từ các đơn vị thải nước lớn nằm riêng biệt ( Xí nghiệp công nghiệp, bệnh viện, trường học và công sở)

- Lưu lượng tính toán của đoạn cống được xác định theo công thức sau: QTT = (Qdđ + QCS + QCQ) x KC + QT.Tr

Trong đó:

+ QDĐ: Lưu lượng dọc đường + QCS : Lưu lượng cạnh sườn + QCQ: Lưu lượng chuyển qua

+ KC: Hệ số không điều hoà chung KC xác định bằng cách tra bảng và nội suy theo Bảng 2 - Mục 4.1.2 trong TCXDVN 7957 - 2008

Bảng 16: Bảng thống kê lưu lượng các tuyến cống chính phương án I Bảng 17: Bảng thống kê lưu lượng các tuyến cống nhánh phương án I

4.2.3. Lập bảng tính toán thủy lực trên từng tuyến cống

- Sử dụng Bảng tính toán thủy lực cống và mương thoát nước của GS.TS. Trần Hữu Uyển từ lưu lượng tính toán QTT, ta xác định được các thông số đặc trưng thuỷ lực của các đoạn cống tính toán: D - Q - v - i - h/d - h

- Tổn thất áp lực trên đoạn cống xác định theo công thức: h = i x L Trong đó:

+ i: độ dốc đặt cống

+ L: Chiều dài tính toán của đoạn cống

- Chọn sơ bộ độ sâu chôn cống ban đầu là H = 1,5 m.

- Ta chọn cách nối cống tại các giếng là nối ngang mực nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ sâu đáy của đầu cống lấy bằng cốt của mực nước của cống thấp nhất trước đó đổ vào nó.

- Tại những đoạn cống thu nước đầu mạng lưới, vì Q tính toán nhỏ nên có thể tại những chỗ đó, ta đặt cống theo cấu tạo D = 200 mm, độ dốc tối thiểu =0.005 để đảm bảo vận tốc tự làm sạch trong đường ống.

- Nếu tại những chỗ nào độ sâu chôn cống vượt quá 6m thì phải dùng bơm để bơm nước lên độ sâu chôn cống ban đầu rồi lại để tiếp tục tự chảy.

Bảng 18: Bảng tính toán thủy lực các tuyến cống chính phương án I Bảng 19: Bảng tính toán thủy lực các tuyến cống nhánh phương án I

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THỊ XÃ PHAN THIẾT (Trang 46 - 49)