Cơ cấu tổ chức của CN SGD 1

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam docx (Trang 28 - 36)

Để phù hợp và đáp ứng ngày càng cao quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 ngày 4/9/2008 của Tổng giám đốc Ngân hàng ĐT&PTVN đã được đưa ra nhằm ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ chính của các phòng, tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh Sở Giao dịch 1 Ngân hàng ĐT&PTVN. Theo quyết định này, số lượng các phòng ban cũng như tên gọi, chức năng một số phòng ban có sự thay đổi. Sự phân chia rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng có tác dụng giới hạn nghĩa vụ, quyền hạn trên cơ sở đó thực hiện chuyên môn hoá sâu trong một lĩnh vực hoạt động của Sở Giao dịch, đảm bảo cho các phòng thực hiện được tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

*Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Phòng quan hệ khách hàng: hiện nay Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 4 phòng quan hệ khách hàng 1, 2, 3,4 và 1 phòng tài trợ dự án trong đó phòng quan hệ khách hàng 1, 2 ,4 được triển khai với khách hàng doanh nghiệp và phòng quan hệ khách hàng 3: được triển khai với khách hàng là cá nhân với nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm , dịch vụ Ngân hàngvà phát triển khách hàng ,tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển khách hàng; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình Marketing tổng hợp cho từng nhóm sản phẩm; tiếp nhận, triển khai và thực hiện các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng …phòng tài trợ dự án thực hiện nhiệm vụ tiếp thị và phát triển khách hàng: tham mưu, đề xuất chính sách phát triển khách hàng trong lĩnh vực tài trợ dự án; trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm tín dụng tài trợ dự án. trực tiếp thẩm định từ đầu các chỉ tiêu tài chính, kinh tế- kỹ thuật, hiệu quả dự án của khách hàng theo phân cấp, uỷ quyền; theo dõi, quản lý tình hình hoạt động đầu tư dự án của khách hàng; phân loại hoặc phối hợp với phòng quan hệ khách hàng phân loại rà soát rủi ro..

Phòng quản lý rủi ro: hiện nay Chi nhánh Sở giao dịch 1 có 2 phòng quản lý rủi ro 1, 2 trong đó:

- Phòng quản lý rủi ro 1 thực hiện quản lý tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Sở Giao dịch, nghiên cứu áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dụng vào việc quản lý danh mục tín dụng , hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ

có vấn đề; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của CN Sở giao dịch 1…

- Phòng quản lý rủi ro 2: thực hiện quản lý các rủi ro khác bao gồm công tác quản lý rủi ro tác nghiệp: đề xuất, hướng dẫn các chương trình biện pháp triển khai để phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ tại Chi nhánh Sở giao dịch 1 ; áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xảy ra tại Sở Giao dịch; đầu mối quản lý, tổng hợp thông tin về rủi ro tác nghiệp.

Phòng quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của CN Sở giao dịch 1 ; thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại rủi ro của phòng quan hệ khách hàng, gửi kết quả cho phòng quản lý rủi ro 1 để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định…

Phòng dịch vụ khách hàng : có 3 phòng dịch vụ khách hàng : phòng dịch vụ khách hàng cá nhân phục vụ khách hàng là cá nhân , phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 1 phục vụ khách hàng doanh nghiệp và phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp 2 cũng phục vụ KH là DN nhưng không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng mà thực hiện các bút toán chuyển tiền , nhận điện ...

Phòng quản lý và dịch vụ kho quỹ: trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ; chịu trách nhiệm đề xuất, tham mưu với giám đốc Sở Giao dịch về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, triển khai thực hiện các dịch vụ Ngânquỹ, chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của Ngân hàng và của khách hàng.

Phòng thanh toán quốc tế: trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại với khách hàng; chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tác nghiệp và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh Sở giao dịch 1 ; phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận, phát triển khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm tài trợ thương mại, các sản phẩm thanh toán quốc tế ; nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới trong lĩnh vực tài trợ thương mại…

tin phục vụ công tác kế hoạch tổng hợp, tổ chức và thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách, biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn , xây dựng kế hoạch kinh doanh dịch vụ của chi nhánh Sở giao dịch 1, đề xuất các biện pháp, các chính sách phát triển dịch vụ của Chi nhánh Sở Giao dịch 1; tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường, phân tích mức độ cạnh tranh trong thị trường dịch vụ Ngân hàng; xây dựng chính sách Marketing, chính sách phát triển khách hàng của chi nhánh Sở giao dịch 1; xây dựng, triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ mới…

Phòng điện toán: thực hiện các nhiệm vụ về công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động của chi nhánh Sở giao dịch 1 như đào tạo, hỗ trợ các phòng, các cán bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, hỗ trợ khách hàng sử dụng các dịch vụ tiện ích và ứng dụng công nghệ cao; tham mưu, đề xuất với giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin…

Phòng tài chính kế toán: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế hoạch tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động hạch toán kế toán của chi nhánh Sở giao dịch 1; thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.

Phòng tổ chức nhân sự: đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc về triển khai thực hiện công tác tổ chức – nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Văn phòng: thực hiện công tác hành chính như: công tác văn thư; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy định thuộc lĩnh vực văn phòng thuộc chi nhánh Sở giao dịch 1 và công tác quản trị hậu cần như: quản lý, khai thác các tài sản cố định, công cụ lao động, trang thiết bị, phương tiện vận tải, đảm bảo các công tác hậu cần, lễ tân, tiếp khách…

Các phòng giao dịch: trực thuộc chi nhánh Sở giao dịch 1 , thực hiện các nhiệm vụ giao dịch với khách hàng; huy động vốn và các hoạt động tín dụng bao gồm: quan hệ với khách hàng, quản trị tín dụng; thực hiện cung cấp các dịch vụ của Ngân hàng như dịch vụ thanh toán, thu đổi ngoại tệ…

2.1.2.Hoạt động kinh doanh những năm gần đây của CN SGD 1

Trong 3 năm gần đây, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã có nhiều hoạt động tích cực trên thị trường huy động vốn và cho vay, đầu tư, qua đó đem lại lợi nhuận ngày càng tăng cho Ngân hàng cũng như mang lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng .

Bảng 1: Hoạt động huy động vốn

Đơn vị :triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền % thay đổi Số tiền %thay đổi Số tiền % thay đổi 1.Tiền gửi Tổ chức 12,760,106 75% 26,485,352 108% 18,146,825 -31,5% 2.Tiền gửi dân cư 2,491,021 -11% 2,355,873 -5% 2,061,139 -12,5% 3.Hoạt động khác 53,335 54% 78,235 47% 120,531 54,1% Tổng huy động vốn 15,304,462 51% 28,919,460 89% 20,328,495 -29,7%

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Từ bảng 2 ta có thể thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng khá cao qua các năm 2007, 2008, với mức tăng trưởng trong năm 2007 là 51%, năm 2008 là 89% đạt mức cao nhất , tuy nhiên đến năm 2009 nguồn vốn huy động giảm 29.7% , tiền gửi của dân cư giảm trong năm 2007,2008 nhưng bù lại tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng đều qua các năm 2007 , 2008 và cao nhất vào năm 2008 với việc tăng thêm 108% , tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu , tiền gửi của cả các tổ chức kinh tế và người dân đều giảm vào năm 2009 bởi tỷ giá leo cao và giá vàng tăng nên người dân chuyển sang các kênh đầu tư khác và các DN đều gặp khó khăn trong kinh doanh dẫn đến lợi nhuận giảm , trong khi đó các hoạt động huy động vốn khác lại luôn tăng đều qua các năm , đặc biệt là vào năm 2009 có mức tăng trưởng cao nhất trong các năm , điều đó đã làm cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn diễn ra ổn định tuy có giảm vào năm 2009 từ đó có thể khẳng định uy tín và hiệu quả làm việc của chi nhánh Sở giao dịch 1 trong những năm qua ngày càng được nâng cao .

Hoạt động cho vay và đầu tư là những hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng. Đặc biệt là hoạt động cho vay, với tỷ trọng thường chiếm tới 70% tổng tài sản có của Ngân hàng, thu nhập từ hoạt động cho vay là khoản thu nhập lớn nhất của Ngân hàng thương mại.

Bảng 2: Hoạt động cho vay

ĐVT :Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Theo loại hình

-Cho vay thương mai -Cho vay KHNN - Cho vay ODA

6,186,497 172,589 303,693 97.29% 2.71% 6,195,992 16,610 276,408 99.72% 0.27% 8,306,390 950 254,513 99.99% 0.01% 2.Theo thời hạn - Ngắn hạn - Trung dài hạn 3,058,720 3,300,366 48.10% 51.90% 3,152,758 3,060,912 50.74% 49.26% 2,953,255 5,354,085 35.55% 64.45% Tổng dư nợ (không kể ODA và ĐVTV ) 6,359,086 100% 6,213,670 100% 8,307,340 100%

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Là một đơn vị lớn trong hệ thống BIDV , chi nhánh Sở giao dịch 1 cho vay nhiều dự án , chương trình đầu tư dài hạn quan trọng với nhiều khách hàng lớn có uy tín , tuy nhiên thực hiện định hướng của BIDV về cơ cấu tín dụng trong đó giảm tỷ trọng tín dụng TDH , tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn , cơ cấu tín dụng của SGD cũng đã có sự thay đổi , tỷ trọng dư nợ TDH đã giảm từ 52% năm 2007 xuống còn ~ 49% năm 2008 nhưng đặc biệt lại tăng lên 64,45% năm 2009 bởi có sự tăng lên đáng kể về dư nợ của các tổ chức kinh tế lớn như Tổng Công ty Viễn thông Quân đội , Công ty CP Tập đoàn Hanaka, Công ty liên doanh Tháp BIDV , trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn lại có sự sụt giảm vào năm 2009 , từ 50,74% xuống còn 35,55% .Các khoản cho vay thương mại luôn tăng đều qua các năm bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu trong đó dư nợ KHNN trong năm 2009 giảm 15660 triệu so với năm 2008 và hiện tại dư nợ của KHNN chỉ tập trung tại dư nợ của Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam là 950 triệu.

Nhìn chung dưới định hướng và đường lối đúng đắn của Ban lãnh đạo , chi nhánh Sở giao dịch 1 luôn giữ được tỷ lệ cho vay ổn dịnh qua các năm , tuy giảm nhưng mức

giảm không đáng kể, NH vẫn giữ được các khách hàng quen thuộc của mình và có những khoản vay bảo đảm chất lượng tín dụng và nguồn thu cao.

2.1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của CN SGD 1

Bảng 3 :Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Chỉ tiêu Giá trị %TT Giá trị %TT Giá trị %TT

Thu lãi cho vay 419,765 66,8% 472,75 13% 590,56 25% Thu lãi tiền gửi nội bộ 453,540 59,3% 502,51 11% 612,54 22%

Thu đầu tư CK 326,807 423,55 30% 454,55 7%

Thu dịch vụ 521,170 57,9% 530,07 2% 575,54 9%

Thu khác 10565 42% 26,430 150% 33,12 25%

Tổng thu 1,731,84 27% 1,955,32 13% 2,266,32 16% Chi trả lãi tiền gửi 571,080 15% 615,77 8% 580,41 -6% Chi lãi tiền vay nội bộ 259,790 16,4% 183,46 -29% 130,45 -29%

Chi quản lý 120,560 18% 126,11 5% 120,24 -5%

Chi dịch vụ 1538 -16% 1104 -28% 900 -18%

Chi khác 804 17,7% 716 -11% 695 -3%

Tổng chi 953,772 26,4% 827,16 -13% 732,70 -11% Chênh lệch thu chi 778,075 35,8% 1,128,15 45% 1,533,61 36% Lợi nhuận trước thuế 321.000 74% 428.000 33% 300.000 -29.9%

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Từ bảng trên ta có thể thấy nguồn thu từ lãi cho vay tăng trưởng ổn định trong 3 năm 2007, 2008 và 2009, thu từ dịch vụ chỉ tăng nhẹ trong năm 2008 và 2009 trong khi thu khác lại tăng đột biến vào năm 2008 với mức tăng 150%. Tổng nguồn thu năm 2007 tăng 27% so với năm 2006, năm 2008 tăng 13% và năm 2009 tăng 16%.

Về các khoản chi, khoản mục chi trả tiền lãi gửi chiếm tỉ trọng lớn nhất và đạt tốc độ tăng trưởng vào năm 2007 là 15 %, năm 2008 tăng 8% và năm 2009 giảm 6%. Sự

tăng trưởng đột biến vào năm 2007 chứng tỏ Ngân hàng đã đạt được kết quả khả quan trong huy động vốn, năm 2008 chi trả tiền lãi vẫn tăng nhưng tăng ít và bắt đầu giảm vào năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế thế giới, đặc biệt chi dịch vụ luôn giảm qua các năm và giảm mạnh vào năm 2008 ở mức 28% đóng góp một phần đáng kể vào sự sút giảm cao nhất của tổng chi ( ở mức 13%) .

Lợi nhuận trước thuế tăng cao nhất vào năm 2007 khi nền kinh tế phát triển mạnh với mức tăng trưởng 8.5% và giảm mức tăng khi bước sang năm 2008 , đặc biệt sang đến năm 2009, bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo theo nhiều hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng bị tác động, các hoạt động đầu tư giảm bớt hiệu quả, một năm đầy biến động về giá trị của các tài sản tài chính, điều đó kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận trước thuế chỉ còn 300 tỷ đồng .

2.2.Thực trạng huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam docx (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)