Tình hình huy động vốn bình quân chung tại CN SGD 1

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam docx (Trang 36 - 46)

Đối với các Ngân hàng thương mại vốn gắn liền với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong suốt quá trình phát triển đặc biệt là vốn huy động việc mở rộng tín dụng. Do đó, để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng thương mại luôn luôn phải quan tâm đến công tác huy động vốn của mình .

Với phương châm tăng cường nguồn vốn, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã cố gắng thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau.Do vậy, nguồn vốn luôn đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế.

Bảng 4 Huy động vốn bình quân Đơn vị : tỷ đồng Năm 2007 2008 2009 Huy động vốn bình quân 18376 21470 25367 Chênh lệch so với năm trước 3094 3897

Tốc độ tăng trưởng 16.84% 18.15%

(Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động bình quân của chi nhánh Sở giao dịch 1 đạt 21470 tỷ đồng , tương đương 104,7% kế hoạch huy động vốn bình quân năm 2008 ( kế hoạch là 20.500 tỷ đồng ) , tăng 16,84% so với năm 2007 , vẫn tiếp tục đà tăng trưởng trong năm 2009 , huy động vốn bình quân của chi nhánh Sở giao dịch 1 đạt 25367 tỷ đồng tăng 18,15% so với năm 2008 nhưng chỉ đạt 99,1% kế hoạch năm 2008 ( kế hoạch là 25.600 tỷ đồng ) , bất chấp sự suy thoái kinh tế huy động vốn bình quân của chi nhánh Sở giao dịch 1 vẫn tăng qua các năm , có được điều này là nhờ Ngân hàng đã thực hiện rất tốt hoạt động Marketing Ngân hàng, vận dụng các hình thức huy động hấp dẫn như: Tiết kiệm dự thưởng, lãi suất bậc thang...theo định hướng từ phía Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam và chiến lược kinh doanh của bản thân Chi nhánh Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam , mặt khác nguồn vốn huy động của Sở giao dịch tập trung chủ yếu từ các khách hàng tổ chức lớn , nguồn ổn định nên vẫn duy trì được mức tăng trưởng đều qua các năm mặc dù tiền gửi của dân cư lại giảm .

2.2.2.Vốn huy động phân theo các hình thức

2.2.2.1.Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư

Tiền gửi của dân cư luôn đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng cũng như của chi nhánh Sở giao dịch 1 , nó thực sự là nguồn tiềm năng dồi dào phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .

Bảng 5 : Huy động vốn qua tiền gửi của dân cư

ĐVT :Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

2007 2008 2009

Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng Số tiền tỷ trọng .Tiền gửi dân cư 2,491,021 100% 2,355,873 100% 2,061,139 100% -TG có kì hạn 2,130,000 85.5% 1,865,230 79.17% 1,821,453 88.37% - TG không kì hạn 361021 14.5% 490643 20.83% 239686 11.63%

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Biểu đồ 1:Huy động vốn qua tiền gửi dân cư

2130000 1865230 1821453 361021 490643 239686 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

TG có kì hạn TG không kì hạn

Từ biểu đồ và bảng số liệu trên có thể thấy tiền gửi của dân cư giảm qua các năm , năm 2008 tiền gửi của dân cư đạt 2355873 triệu đồng giảm 5% so với năm 2007 , năm 2009 nguồn thu hút từ dân cư cũng lại giảm so với năm 2008 ở mức 2061139 triệu đồng , giảm 12,5% , mặc dù lượng tiền giảm không lớn nhưng cũng có thể hiểu nguyên nhân là do nền kinh tế ngày càng phát triển , ngày càng có thêm nhiều Ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn , dịch vụ Ngân hàng ngày càng đa dạng khiến người dân có nhiều sự lựa chọn hơn , mặt khác do VNĐ mất giá trong khi giá vàng và ngoại tệ leo cao khiến người dân lựa chọn các hình thức khác để đầu tư thay vì gửi tiết kiệm .

Trong cơ cấu tiền gửi dân cư , tiền gửi có kì hạn luôn chiếm tỉ trọng lớn nhất ,tuy giảm dần qua các năm nhưng lại đạt cao nhất vào năm 2009 với 88,37% , điều này là vì với nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn NH sẽ có thể tính toán được thời điểm rút tiền và từ đó chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn huy động để đầu tư hoặc cho vay, mặt khác nó cũng đảm bảo sự ổn định hơn các nguồn tiền không kì hạn , mặt khác tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ trọng lớn thể hiện rõ mục đích gửi tiền để hưởng lợi nhuận của người dân luôn được ưu tiên và có thể khẳng định sự tin tưởng của người dân với Ngân hàng , điều này là do chính sách khách hàng đúng đắn của Ngân hàng .

Cũng như các tổ chức khác , Ngân hàng cũng phát hành công cụ nợ để vay vốn trên thị trường tài chính như kỳ phiếu, trái phiếu hay GTCG khác dựa trên tình hình và nhu cầu vốn tại từng thời điểm mà Ngân hàng quyết định đưa ra hình thức huy động này.

Bảng 6 :Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng .Huy động vốn 15,304,462 100% 28,919,460 100% 20,328,495 100% -Kỳ phiếu 125,350 0.82% 95,023 0.33% 81,265 0.4% -CCTG,trái phiếu 235,671 1.54% 395,620 1.37% 158,421 0.78%

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Biểu đồ 2 :Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá

125350 95023 81265 235671 395620 158421 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 450000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Kỳ phiếu

CCTG, trái phiếu

Nhìn chung nguồn vốn huy động qua phát hành giấy tờ có giá đều chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Sở giao dịch 1 , trong đó kỳ phiếu chiếm một tỷ trọng nhỏ nhất . Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để phục vụ cho những công trình trọng điểm của nhà nước, tuy rằng lãi suất kỳ phiếu linh hoạt và tạo chủ động cho Ngân hàng nhưng chỉ khi nào Ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu

tư thì Ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm 1 tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động

Từ bảng số liệu có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn phát hành bằng kỳ phiếu giảm mạnh trong năm 2008 do tổng nguồn vốn huy động tăng đột biến cùng với sự sụt giảm của nguồn vốn huy động từ kì phiếu , mặc dù nguồn vốn huy động qua CCTG và trái phiếu biến động không đều : tăng vào năm 2008 và giảm vào năm 2009 nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm , nguyên nhân là do nguồn huy động từ các nguồn khác tăng đặc biệt là từ các tổ chức kinh tế lớn cùng với sự giảm xuống của tổng nguồn huy động .Về tỷ trọng của vốn huy động từ phát hành GTCG trên tổng vốn huy động không cao do chúng chỉ được huy động khi có kế hoạch của NH Đầu tư và Phát triển VN , hoặc là bổ sung vốn cho lượng tiền gửi

2.2.2.3.Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế

Hiện nay dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng đang phổ biến rộng rãi và ngày càng phát triển , có được điều đó là nhờ các Ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi thanh toán vì đó cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Ngân hàng , và chi nhánh SGD 1 cũng không phải là ngoại lệ.

Bảng 7 :Huy động vốn qua tiền gửi thanh toán

ĐVT :Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng .Huy động vốn 15,304,462 100% 28,919,460 100% 20,328,495 100% TG thanh toán 3,768,506 24.62% 7,953,210 27.5% 6,123,410 30.12% % tăng trưởng 129% 111% -23%

Tiền gửi thanh toán chủ yếu được hình thành từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp lớn và chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động được của Sở giao dịch , nguồn tiền này tuy có nhiều biến động :tăng mạnh trong năm 2007 với 129% và năm 2008 với 111% và sụt giảm nhanh chóng trong năm 2009 ở mức 23% , nhưng lại có tỷ trọng tăng dần qua các năm , điều này chứng tỏ trong điều kiện các NHTM đang cạnh tranh gay gắt bằng cách đưa ra các hình thức huy động vốn hấp dẫn và các dịch vụ tiện ích thì chi nhánh Sở giao dịch 1 SGD vẫn giữ được niềm tin của khách hàng đặc biệt là các doanh nghiệp lớn bởi có thể đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán của khách hàng . Đây là nguồn tiền nhiều biến động nhưng lại có thể sử dụng được nhiều dịch vụ khác nhau , rất thuận tiện cho các KH là DN , tổ chức trong việc chi trả thanh toán dịch vụ hàng hóa . Bên cạnh đó, Ngân hàng phải chi trả cho nguồn vốn này thấp so với nguồn vốn huy động từ dân cư. Vì vậy, chi nhánh Sở giao dịch 1 đã có những biện pháp nhằm thu hút lượng tiền gửi này như: đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng chính sách đãi với doanh nghiệp có số dư tiền gửi lớn.

2.2.3.Vốn huy động phân theo cơ cấu

2.2.3.1.Cơ cấu vốn theo loại tiền

Bảng 8 :Huy động vốn theo loại tiền

ĐVT :Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ

Tiền gửi nội tệ 10253990 67% 15905703 55% 13870132 68.23% Ngoại tệ quy đổi 5050472 33% 13013757 45% 6458363 31.77% Huy động 15,304,462 100% 28,919,460 100% 20,328,495 100%

Biểu đồ 3:Huy động vốn theo loại tiền 10253990 15905703 13870132 5050472 13013757 6458363 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000 16000000 18000000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tiền gửi nội tệ

Ngoại tệ quy đổi VND

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động tỷ trọng lượng vốn huy động bằng nội tệ luôn có xu hướng gia tăng qua các năm trong khi tỷ trọng huy động vốn bằng ngoại tệ lại có xu hướng giảm , trong năm 2007 số lượng huy động vốn bằng ngoại tệ đạt mức thấp nhất nguyên nhân là do tỉ giá ngoại tệ tương đối ổn định trong khi lãi suất tiền gửi ngoại tệ luôn thấp hơn VNĐ nên người dân có xu hướng chuyển đổi từ ngoại tệ sang VNĐ để gửi tiết kiệm , bước sang năm 2008 tiền gửi ngoại tệ tăng nhanh do lãi suất cơ bản bằng tiền đồng giảm đã kéo lãi suất huy động tiền đồng giảm mạnh, trong khi lãi suất huy động đô la Mỹ có giảm nhưng không giảm mạnh bằng, khiến lãi suất của hai loại tiền không còn chênh lệch nhau nhiều cộng thêm việc tỷ giá biến động mạnh thời gian đó đã khiến nhu cầu cất giữ bằng đô la Mỹ của người dân tăng lên.

Trong năm 2009 do tình hình tỷ giá biến động , tỷ giá tăng cao khiến cho người dân và các DN găm giữ đô la nhằm đầu cơ đã khiến lượng huy động bằng ngoại tệ giảm mạnh nên tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ so với tổng nguồn vốn huy động có sư sụt giảm đáng kể .Mặt khác tỷ trọng tiền gửi nội tệ luôn cao hơn tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ ,diều này là hợp lý vì phần lớn các tổ chức kinh tế và dân cư đều vay vốn nội tệ để sản xuất kinh doanh là chủ yếu, còn ngoại tệ chủ yếu được sử dụng để thanh toán quốc tế. Để có thể cân đối được nguồn vốn ngoại tệ và nội tệ thì Ngân hàng phải có những chính sách về Marketing Ngân hàng, chính sách sản phẩm đúng đắn nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh .

Bảng 9 :Huy động vốn theo kì hạn

ĐVT :Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Huy động vốn 15,304,462 100% 28,919,460 100% 20,328,495 100% Ngắn hạn 12,760,106 83.38% 24,003,152 83% 16279059 80.08% Trung dài hạn 2,544,356 16.62% 4,916,308 17% 4,049,436 19.92%

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Biểu đồ 4:Huy động vốn theo kì hạn

12760106 24003152 16279059 2544356 4916308 4049436 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Ngắn hạn Trung - dài hạn

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta có thể thấy nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn trung dài hạn ( nguồn ngắn hạn chiếm hơn 80%, trung dài hạn chỉ chiếm dưới 20% ) bởi trong chính sách lãi suất của Ngân hàng đối với khách hàng gửi tiết kiệm rút trước hạn thì sẽ được hưởng lãi suất không kì hạn , điều này có lợi cho những KH gửi kì hạn ngắn và bất lợi đối với KH gửi kì hạn dài , vì thế KH ưa gửi tiền kì hạn ngắn hơn kì hạn dài vì nó linh hoạt và rút ra dễ dàng mà lại không bị thiệt nhiều , mặt khác trong nguồn vốn ngắn hạn chủ yếu bao gồm tiền gửi tiết kiệm của dân cư và tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế , nguồn này luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn huy động của Ngân hàng , người dân hầu hết có nhu cầu gửi tiền vào nhằm hưởng lãi , còn các tổ chức kinh tế gửi tiền không kì hạn nhằm sử dụng các dịch vụ thanh toán tiện ích của Ngân hàng cùng với đó nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu giao dịch không bằng tiền mặt ngày càng tăng .

Qua các năm tỷ trọng tiền gửi trung dài hạn lại tăng lên : từ 16.62% năm 2007 đến 17% năm 2008 và cao nhất là 19.92% trong năm 2009 , ngược lại tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn lại giảm dần , điều đó có thể lý giải bởi định hướng của Ngân hàng khi hướng tới nguồn vốn trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế khi chính phủ thực thi gói hỗ trợ lãi suât 4% với nguồn vốn trung dài hạn để các DN mở rộng sản xuất kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển .

2.2.3.3.Cơ cấu vốn theo nguồn huy động

Bảng 10:Huy động vốn theo nguồn huy động

ĐVT :Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Huy động vốn 15,304,462 100% 28,919,460 100% 20,328,495 100% Huy động từ tổ chức 12,779,226 83.5% 27,068,614 93.6% 18,350,532 90.27% Huy động từ dân cư 2,525,236 16.5% 1,850,846 6.4% 1,977,963 9.73%

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự BIDV chi nhánh SGD 1)

Biểu đồ 5:Huy động vốn theo nguồn huy động

12779226 27068614 12779226 2525236 1850846 2525236 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Huy động từ tổ chức Huy động từ dân cư

Qua bảng số liệu và biểu đồ có thể thấy tổng nguồn huy động , huy động từ tổ chức luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn huy động từ dân cư bởi nguồn vốn của chi nhánh Sở giao dịch 1 tập trung chủ yếu từ các khách hàng tổ chức lớn như Tổng công ty Viễn thông Quân đội , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam , Ngân hàng Phát triển , Công ty Quản lý Qũy Bảo Việt , trong đó tiền gửi của 5 khách hàng lớn là Viettel , TĐ Dầu khí , NH Phát triển , Bảo hiểm xã hội , Petrolimex chiếm khoảng 65% tổng nguồn vốn , điều này chứng tỏ chi nhánh Sở giao dịch 1 đã có uy tín rất cao trên thương trường .Nguồn huy động từ các tổ chức có sự biến động không đồng đều : năm 2008 tăng lên gấp 2 lần

so với năm 2007 , chiếm tỷ trọng cao nhất 93.6% sau đó lại giảm xuống chỉ còn 90.27% vào năm 2009 , trong năm 2008 bất chấp khủng hoảng kinh tế , tiền gửi của các tổ chức vẫn tăng thậm chí còn tăng rất cao , điều này chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt các biện pháp chính sách thu hút tiền gửi cùng doanh nghiệp suy nghĩ, tháo gỡ những khó khăn, đưa ra các loại hình dịch vụ mới, đáp ứng một cách tốt nhất cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sang năm 2009 tiền gửi các tổ chức giảm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế kèm theo đó tỷ trọng tiền gửi dân cư lại tăng lên dẫn đến sự sụt giảm tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức , DN ..

Trong khi đó nguồn huy động từ dân cư lại chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm , một mặt là do các sản phẩm huy động vốn của chi nhánh Sở giao

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam docx (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)