Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định và năng lực sản xuất.
* Phân tích tình hình sử dụng TSCĐ
TSCĐ bao gồm nhà cửa, công trình, vật kiến trúc, máy móc động lực thiết bị.... việc sử dụng TSCĐ tốt hay không đều có liên quan trực tiếp đến khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất xí nghiệp khi nghiên cứu TSCĐ cần phải tìm hiểu kết cấu và sự biến động của chúng.
Đối với XNK, TSCĐ chủ yếu đầu tư trang bị cho các công trình biển, chủ yếu là giàn khoan cùng với các hệ thống thiết bị nhà cửa trên giàn, các giếng khai thác....
TSCĐ của xí nghiệp được trang bị bảo đảm cho xí nghiệp có khả năng hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong điều kiện phức tạp nhất.
a. Đánh giá chung sự biến động TSCĐ (xem bảng 2-4)
SV: Vò ThÞ Nhêng 37 Líp KTQTDN DÇu khÝ 85 90 95 100 105 110 115 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tû lÖ % hoµn thµnh Th¸ng Sè chuyÓn xuÊt KL khÝ b¸n ra
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
Từ số liệu bảng phân tích TSCĐ ta thấy:
Tổng số TSCĐ của XNK năm 2001 so với năm 2000 tăng lên đáng kể là 71.518,5 ngàn USD, tăng với tỷ lệ 3,9%. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô của TSCĐ.
Công trình dầu khí biển là tài sản được xí nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư trong năm 2001 giá trị của loại tài sản này tăng lên 68.432,8 ngàn USD, tăng với tỷ lệ 3,9%. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô của TSCĐ.
Công trình dầu khí biển là tài sản được xí nghiệp đặc biệt chú trọng đầu tư trong năm 2001 giá trị của loại tài sản này tăng lên 68.432,8 ngàn USD, tương đương 3,88%. Qua đó cho thấy xí nghiệp đã chú ý đến việc tăng cường năng lực sản xuất trực tiếp, tác động tăng năng suất lao động nhằm tăng sản lượng khai thác của xí nghiệp. Nhà cửa, công trình kiến trúc tăng 24,1 ngàn USD, tương đương 0,17%.
Máy móc thiết bị động lực cũng tăng lên đáng kể so với năm 2000 là 442,2 ngàn USD, tương đương 19%.
XNK đã tăng một cách hợp lý 3 loại TSCĐ trên dẫn đến sản lượng khai thác năm 2001 so với năm 2000 là 1.112,3 ngàn m3 chứng tỏ xí nghiệp đã phát huy được hiệu quả sử dụng của chúng.
Do quy mô TSCĐ tăng lên nên các loại TSCĐ dùng ngoài sản xuất cũng tăng lên nhưng tỷ trọng so với tổng tài sản tăng không đáng kể. Cụ thể:
Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng 1.478,2 ngàn USD, tương đương 4,6%.
Thiết bị dụng cụ quản lý tăng 797,3 ngàn USD, tương đương 13,8%. Như vậy XNK tăng nhóm TSCĐ này một cách hợp lý và tiết kiệm để phù hợp với yêu cầu mở rộng sản xuất.
b. Phân tích kết cấu TSCĐ (xem bảng 2-5). Qua bảng trên ta nhận thấy:
Tỷ trọng các loại TSCĐ được trang bị cho xí nghiệp năm 2001 ở đầu kỳ và cuối kỳ không có sự thay đổi đáng kể. Quy mô của TSCĐ tăng ở mức 71.518,5 ngàn USD, với tỷ lệ 3,9% trong đó: Công ty dầu khí biển là TSCĐ
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
của xí nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng khí khai thác, chiếm tỷ trọng 96,86%, giảm 0,05%, có giá trị tăng 82.183 ngàn USD và chỉ giảm 13.750,2 ngàn USD trong kỳ do vậy về số tuyệt đối và tương đối đều tăng lần lượt là 68.432,8 ngàn USD và 3,88%. Điều này cho thấy XNK tăng cường TSCĐ cho sản xuất khai thác khí bằng việc xây dựng và lắp đặt hệ thống giàn ép vỉa, gaslift và cải tạo các giếng dầu. Việc chú trọng đầu tư vào loại TSCĐ này cũng chính là từng bước phát triển quy mô sản xuất của xí nghiệp.
Các loại TSCĐ còn lại đều tăng.
- Nhà cửa công trình kiến trúc tăng 0,17%
- Máy móc thiết bị tăng 19%. Đây là dấu hiệu tốt, biểu thị khả năng trang bị máy móc thiết bị cho sản xuất đang được coi trọng.
- Phương tiện vận tải truyền dẫn tăng 1.478,2 ngàn USD, tương đương 4,6%.
- Thiết bị dụng cụ quản lý được trang bị thêm với số lượng không nhiều, chiếm tỷ trọng 0,3% đầu năm và 0,33% cuối năm.
- TSCĐ khác tăng 363,2 ngàn USD, tương đương 13,8%.
Ta thấy tất cả TSCĐ đều tăng với số lượng lớn, chứng tỏ quyết định trang bị thêm TSCĐ của XNK là phù hợp với yêu cầu và quy mô sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
c. Phân tích mức độ hao mòn TSCĐ (xem bảng 2-6).
TSCĐ tham gia vào nhiều chu trình sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ về hiện vật bị hao mòn dần, về giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị sản phẩm. Như vậy TSCĐ càng tham gia nhiều vào chu kỳ sản xuất kinh doanh thì càng cũ đi, số đã trích khấu hao càng lớn. Do đó để đánh giá tình trạng kỹ thuật của TSCĐ ta phải căn cứ vào hệ số hao mòn TSCĐ.
Công thức tính hệ số hao mòn TSCĐ. Hệ số hao mòn = x 100%.
Bảng phân tích ta thấy
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
Nhìn chung tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tương đối cũ, hệ số hao mòn trung bình cuối năm so với đầu năm tăng 4,44% (50,78 - 46,34%). Tuy nhiên xét về tính chất và đặc diểm riêng của từng loại TSCĐ ta thấy:
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
- Công trình dầu khí biển là loại tài sản quan trọng nhất, hệ số hao mòn đầu năm là 46,74, cuối năm là 51,15%, tăng 4,414%. Nguyên nhân chủ yếu là do hầu hết các giàn khai thác đã hoạt động gần 10 năm và trong năm 2001 xí nghiệp đã không đầu tư xây dựng thêm giàn mới. Trong thời gian sử dụng các giàn này không đưa vào tăng nguyên giá TSCĐ mà được hạch toán trực tiếp chi phí giá thành vì vậy mà giàn vẫn duy trì hoạt động tốt.
- Nhà cửa công trình kiến trúc: chủ yếu là nhà xưởng, kho, phòng làm việc.... nhìn chung còn khá mới. Hệ số hao mòn đầu năm là 26,28R và cuối năm là 30,23%.
- Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý cũng như một số TSCĐ khác của xí nghiệp nhìn chung còn mới nhưng hệ số hao mòn đều tăng.
d. Phân tích tình trạng trang bị TSCĐ
Để đi sâu vào phân tích tình hình trang bị TSCĐ đối với một xí nghiệp công nghiệp, cụ thể là XNK ta tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu:
1. Nguyên giá TSCĐ bình quân cho một CNSX Trong ca lớn nhất (A) =
2. Nguyên giá phương tiện kỹ thuật bình quân cho một CN Trong ca lớn nhất (B) =
Đối với XNK, kinh doanho môi trường làm việc của CNSX thuộc loại đặc biệt làm ở trên bờ và ngoài biển, do vậy không thể phân tích bình quân số CNSX trong ca lớn nhất mà chỉ có thể tính được con số này theo các quý bình quân. Ta xem bảng 2-7
Qua bảng ta có nhận xét
* Nguyên giá TSCĐ bình quân cho một CNSX trong năm (A) thể hiện chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân, ta có.
Năm 2000 là 1.402,63 ngàn USD/người Năm 2001 là 1.444,43 ngàn USD/người
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
Như vậy trong năm 2001 chỉ tiêu này tăng 41,81 ngàn USD/ngừơi tương đương 3% chứng tỏ trình độ cơ giớ hoá của xí nghiệp ngày càng tăng cao.
* Nguyên giá phương tiện khai thác bình quân cho một CNSX (B) Năm 2000 là 28,97 ngàn USD/người
Năm 2001 là 30,44 ngàn USD/người
Trong năm 2001 chỉ tiêu này tăng 1,47 ngàn USD, tương đương 5,07% so với năm 2000. Kết quả này cho thấy trình độ trang bị kỹ thuật ngày càng được nâng cao trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
* Xét chung ta thấy: tốc độ tăng của chỉ tiêu A nhỏ hơn tốc độ tăng chỉ tiêu B (3% < 5,07%) . Điều này cho thấy nguyên giá phương tiện kỹ thuật bình quân cho một công nhân tăng với tốc độ nhanh hơn nguyên giá TSCĐ bình quân cho một công nhân, có như thế mới tăng được năng xuất lao động, năng lực sản xuất của lao động và máy móc thiết bị của xí nghiệp. Đây là biểu hiện tốt thể hiện năng lực sản xuất dồi dào và là kết quả của việc phân công lao động thích hợp với quy trình sản xuất, chứng tỏ xí nghiệp đã xây dựng được mối quan hệ tốt, nhịp nhàng giữa tư liệu lao động và số lượng lao động trong xí nghiệp.
e. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở XNK năm 2001. Số liệu ở bảng 2-8.
Qua bảng trên ta thấy:
- Giá trị tổng sản lượng năm 2001 tăng lên 9.102,82 ngàn USD tương đương 6,23% so với năm 2000. Nguyên nhân do sản lượng khí khai thác tăng lên 107.175 ngàn m3 và giá khí thì ổn định là 70 USD/100m3.
- Xét đến hiệu suất sử dụng TSCĐ ta có:
Hiệu suất sử dụng của toàn bộ TSCĐ năm 2001 so với năm 2000 tăng 30%. Đây là tỷ lệ tăng khá lớn, nguyên nhân chính là do sự ổn định đáng kể của giá khí.
- Xét đến huy động vốn cố định:
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
Do Hhs tăng nên Hhđ đã giảm đi 0.009 (0.034-0.044). Hhđ giảm đi chứng tỏ để khai thác và bán được 1m3 khí, tỷ lệ VCĐ cần để huy động giảm đi, đây là một xu hướng tốt.
Tóm lại: Hệ số hiệu suất vốn cố định năm 2001 tăng lên so với năm 2000 dẫn đến hệ số huy động VCĐ năm 2001 giảm đi so với năm 2000 với tỷ lệ 22,7%. Điều này cho thấy việc sử dụng TSCĐ của XNK đã đem lại hiệu quả cao chứng tỏ xí nghiệp đã bước qua thời kỳ bắt tay vào lắp đặt áp dụng công nghệ mới, đang trên đà ổn định và phát triển.
Ở xí nghiệp, cứ 1USD nguyên giá TSCĐ sẽ đem lại 22,6 USD giá trị sản lượng vào năm 2001 và 29,4 USD vào năm 2001. Đây là chiều hướng tích cực.
* Phân tích năng lực sản xuất của xí nghiệp khí
Năng lực sản xuất của xí nghiệp là số lượng sản phẩm lớn nhất có thể sản xuất được khi tận dụng một cách đầy đủ công suất hay số lượng của máy móc thiết bị và diện tích làm việc vào sản xuất, cả về công suất và thời gian trong điều kiện áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất và tổ chức lao động hợp ly.
Năng lực sản xuất của xí nghiệp được quyết định bởi năng lực sản xuất của khâu có trị số nhỏ nhất. Do đó để xác định năng lực sản xuất của doanh nghiệp công nghiệp cần phần tích dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp đó. Qúa trình nén của xí nghiệp được bắt đầu từ khâu tách khí rồi đến nén khí và đưa khí về bờ.
- Sơ đồ dây truyền công nghệ nén khí đồng hành của xí nghiệp khí. Tách khí → nén khí → vào bờ
(thu gom) Vào gaslift
1. Tách khí: hay còn gọi là thu gom khí là giai đoạn dầu được khai thác. năng lực ở khâu này căn cứ trên thời gian hoạt động có hiệu quả và sản lượng khí khai thác được trên đơn vị thời gian đó.
Tuy nhiên hiện nay do tình hình thay đổi áp suất vỉa của tầng sản phẩm, đòi hỏi chế độ khai thác đi kèm với chế độ duy trì áp suất vỉa, bằng
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
cách bơm bù lại khối lượng đã lấy lên từ lòng giếng bằng nước kỹ thuật. Với mục tiêu trên, năng lực sản xuất của xí nghiệp chỉ được phép sử dụng ở mức độ giới hạn.
2. Khâu nén khí:
Khí sau khi được tách ra sẽ được xử lý sơ bộ trên giàn sau đó bơm vào đường ống về nhà máy Dinh cố số còn lại sẽ được đưa thẳng vào hệ thống gaslift.
3. Khâu tàng trữ (lúc về bể): là khâu đặc biệt quan trọng của dây chuyền sản xuất, tại khâu này qúa trình xử lý khí sẽ được diễn ra và việc tính năng lực sản xuất là việc xác định có bao nhiêu khí được xử lý.
4. Vào hệ thống gaslift: là cung cấp nhiên liệu cho hệ thống này để giúp cho việc khai thác dầu một cách có hiệu quả hơn. Để phân tích năng lực sản xuất của xí nghiệp ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
1. Tính năng lực sản xuất các đơn vị thời gian: ngày, giờ, đêm, năm. 2. Hệ số sử dụng công suất thiết bị
Hcs =
Với: Hcs: hiệu số sử dụng công suất
Qt: công suất thực tế của máy móc thiết bị
Qkn: công suất theo khả năng của máy móc thiết bị.
Công suất: là số lượng sản phẩm mà đơn vị tại ra trong một đơn vị thời gian. Tuy nhiên đối với xí nghiệp khí khi phân tích năng lực sản xuất thì khâi tàng trữ và vào gaslift không phải tính vì ở 2 giai đoạn cuối này không trực thuộc quản lý của xí nghiệp. Khí về nhà máy dinh cố tức là đã thuộc sự quản lý và tính toán của công ty chế biến kinh doanh của các sản phẩm khí, còn vào gaslift thì do công nghiệp khai thác chịu trách nhiệm. Do đó khi tính năng lực sản xuất cho xí nghiệp khí chỉ cần tính ở 2 giai đoạn là tách khí và nén khí.
3. Hệ số sử dụng thời gian của thiết bị Htg =
§å ¸n tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Má - §Þa chÊt
Với : Tt: thời gian làm việc thực tế Tcđ: thời gian làm việc cheo chế độ 4. Hệ số năng lực sản xuất tổng hợp
HTH= Hcsx Htg Htg = x =
Với: Qkn = Pkn x Tcđ Qtt = Pt x Tt