Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 25 - 27)

II. Hệ thống và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợ

3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợ

3.2.1. Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng

Ở Thái Lan, Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ là cơ quan chính có chức năng bảo vệ người tiêu dùng, được thành lập ngày 5 tháng 5 năm 1979 (có địa chỉ website: http://www.ocpb.go.th), hoạt động theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng, chịu sự quản lý và kiểm soát của Thủ tướng Chính phủ. Người đứng đầu cơ quan này là “Tổng Thư ký”.

Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng có thẩm quyền và trách nhiệm như sau:

- Tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng khi quyền lợi của họ bị xâm hại do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gây ra;

- Theo dõi và giám sát các hoạt động của những doanh nghiệp vi phạm quyền của người tiêu dùng, và sắp xếp để kiểm tra và thẩm định chất lượng hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Thúc đẩy hay tiến hành việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo vệ NTD cùng các viện nghiên cứu hay các cơ quan khác;

- Thúc đẩy giáo dục cho người tiêu dùng về an toàn và nguy hại của hàng hóa, dịch vụ;

- Phổ biến thông tin kỹ thuật và thông tin giáo dục tới người tiêu dùng nhằm tạo thói quen tiêu dùng tốt cho sức khỏe, tiết kiệm và tận dụng tối đa nguồn lực tự nhiên;

- Hợp tác với các cơ quan nhà nước và các cơ quan khác có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý, thúc đẩy hoặc xây dựng các tiêu chuẩn của hàng hóa và dịch vụ;

- Thực hiện các hoạt động khác do Ban hoặc các Uỷ ban khác giao phó. Số lượng cán bộ của Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng tính đến ngày 01/04/2007 là 160 người (Chi tiết tại Phụ lục 1)

Như vậy một trong những chức năng chính của Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng (OCPB) là tiếp nhận khiếu của người tiêu dùng khi họ bị xâm hại bởi các hành vi của chủ thể kinh doanh. Khi OCPB nhận được khiếu nại của người tiêu dùng , Văn phòng Uỷ ban thường có cơ chế để cung cấp những hỗ trợ cần thiết cho người tiêu dùng .

Hai cơ chế chính dưới đây thường được sử dụng để giải quyết việc bồi thường cho người tiêu dùng :

(1) Thương lượng:

- Thương lượng sơ bộ do công chức của Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng thực hiện.

Bước 1: Xem xét các vấn đề từ người khiếu nại (người tiêu dùng )

Bước 2: Yêu cầu chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng thương lượng, trong đó cán bộ của Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng giữ vai trò như là trung gian hoà giải.

- Thương lượng bởi Tiểu ban đàm phán khiếu nại (Tiểu ban đàm phán về hợp đồng, quảng cáo và ghi nhãn) hoặc Tiểu ban xem xét khiếu nại của người tiêu dùng , nếu như thương lượng sơ bộ thất bại, vấn đề sẽ được chuyển đến Uỷ ban vụ việc để tiếp tục xem xét.

(2) Khởi tố

Luật Bảo vệ người tiêu dùng trao cho Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng quyền tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền của người tiêu dùng khi Uỷ ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.

Trong trường hợp Uỷ ban thấy cần thiết tiến hành khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền của người tiêu dùng hoặc khi nhận được khiếu nại của người tiêu dùng mà các quyền của họ bị xâm phạm, và Uỷ ban nhận thấy rằng việc khởi tố sẽ có lợi cho người tiêu dùng xét về tổng thể thì Uỷ ban có quyền chỉ định công tố viên với sự chấp thuận của Tổng Vụ trưởng Vụ khởi tố công, hoặc một công chức chuyên trách về bảo vệ người tiêu dùng trong Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng tiến hành khởi tố vụ án dân sự và hình sự tại toà án đối với những người vi phạm quyền của người tiêu dùng .

Đối với các khiếu nại hoặc tranh chấp của người tiêu dùng liên quan đến hợp đồng, ghi nhãn và quảng cáo, hiện nay OCPB đang từng bước xử lý dựa trên thương lượng với sự tham gia của công chức OCPB và thông qua Tiểu ban hoà giải để hoà giải, dàn xếp vụ việc, với các vấn đề khác như ngân hàng hoặc bảo hiểm, các cơ quan chuyên trách cũng đã quy định các biện pháp để bảo vệ người tiêu dùng trong phạm vi, lĩnh vực mà họ quản lý.

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w