II. Hệ thống và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợ
3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợ
4.3.1 Vụ nước tương chứa 3-MCPD
Tác hại của chất 3-MCPD
3-MCPD là một dạng ô nhiễm của acid thủy phân protein thực vật có vị mặn, được sinh ra trong quá trình thủy phân các protein thực vật (như đậu tương) bằng HCl. Theo tư liệu mà Cục Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cập nhật được từ các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy: thí nghiệm về tính độc hại của 3-MCPD bằng cách cho chuột cống uống 3- MCPD liên tục với liều 1 mg/kg thể trọng/ngày thì thấy tinh trùng giảm khả năng hoạt động và giảm khả năng sinh sản của chuột đực. Với liều từ 10 mg - 20 mg/kg thể trọng/ngày hoặc cao hơn sẽ gây tổn thương tinh hoàn chuột đực, biến đổi hình dạng tinh trùng, giảm khả năng sinh sản của con đực ở động vật có vú khác. Với liều 25 mg hoặc cao hơn liên quan đến tổn thương thần kinh trung ương. Với liều 30 mg/kg kéo dài trong 4 tuần sẽ làm tăng trọng lượng thận của chuột. Còn nghiên cứu tính gây độc và gây ung thư dài ngày trên chuột cống cho thấy, với liều 19 mg/kg thể trọng/ngày của chất 1,3 DCP (được hình thành từ 3-MCPD) đã gây khối u thận, gan, biểu mô miệng, lưỡi, tuyến giáp và biểu hiện ung thư do biến đổi gen...
Tình hình vi phạm an toàn thực phẩm của các hãng sản xuất nước tương trong thời gian qua:
Ngay từ năm 2001, chất gây ung thư 3-MCPD đã được phát hiện có trong nước tương nhưng thông tin này không được công khai. Mãi đến đầu năm 2006, thông tin 3-MCPD có trong nước tương của một số cơ sở sản xuất mới được công bố.
Cụ thể, tháng 11/2001, qua xét nghiệm 15 mẫu nước tương, dầu hào tại địa bàn TP HCM thì tất cả các mẫu đều có hàm lượng 3-MCPD gấp từ 23 đến... 5.644 lần mức cho phép! Tháng 12/2001, xét nghiệm tiếp 10 mẫu thì có 9 mẫu vượt mức cho phép, trong đó có mẫu gấp 6.090 lần.
Năm 2004, Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM lại giám sát hàm lượng 3- MCPD 41 mẫu nước tương thì phát hiện 33 mẫu có 3-MCPD vượt tiêu chuẩn cho phép, chiếm tỉ lệ 80,5%. Trong 33 mẫu này có 6 mẫu có hàm lượng 3- MCPD cao khủng khiếp, từ 11.100 đến 18.244 mg/kg, tức cao gấp 11.000 đến 18.000 lần mức cho phép! 6 mẫu khác có hàm lượng 3-MCPD rất cao, từ 6.260-8.659 mg/kg; và 21 mẫu có hàm lượng 3-MCPD cao vượt giới hạn từ 2,1-4.936 mg/kg. Điều đáng lưu ý là độ đạm của nước tương càng cao thì hàm lượng 3-MCPD đo được cũng cao tương ứng. Điều này chứng tỏ quá trình sản xuất thủy phân protein thực vật bằng HCl để tạo ra nước tương cũng đồng thời tạo ra sản phẩm phụ là 3-MCPD.
Theo Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM năm 2005, 2006 lượng mẫu kiểm tra 3-MCPD có hàm lượng vượt mức giới hạn cho phép đã giảm nhiều so với năm 2004 nhưng hàm lượng 3-MCPD vẫn còn rất cao.
Năm 2005, viện này khảo sát tiếp 137 mẫu từ nhiều nơi và phát hiện hơn 100 mẫu có hàm lượng 3-MCPD từ 2,0 -9.743 mg/kg, cao hơn mức cho phép từ 2 đến gần 10.000 lần! Quý 3/2005, Sở Y tế TP.HCM gửi mẫu nước tương của 30 cơ sở sản xuất đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP kiểm nghiệm, phát hiện 20 cơ sở có sản phẩm nước tương có chất 3-MCPD cao gấp từ vài lần đến vài ngàn lần mức cho phép!
mức từ 1,19 đến 3.029 mg/kg. Cũng trong năm 2006, Trung tâm Đào tạo và phát triển sắc ký TP phân tích tiếp 24 mẫu và phát hiện 9 mẫu có 3-MCPD vượt giới hạn, trong đó có mẫu cao tới 1.944mg/kg. Ngoài ra, giám sát của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM trong năm 2006 trên 20 mẫu cũng phát hiện 8 mẫu có 3-MCPD vượt mức cho phép.
kết quả kiểm nghiệm về hàm lượng chất 3-MCPD có trong nước tương của các cơ sở sản xuất nước tương trên cả nước cho thấy: trong số 213 mẫu nước tương được gửi về kiểm nghiệm tại Viện Vệ sinh y tế công cộng (TP.HCM) từ tháng 1.2006 đến ngày 30.4.2007, thì có đến 69 mẫu "dính" hàm lượng chất 3-MCPD vượt mức cho phép (1mg/kg - theo tiêu chuẩn của Việt Nam). Mức vượt thấp nhất là 1,40 mg/kg và mức vượt cao nhất lên đến 3.029 mg/kg (nghĩa là vượt gấp hơn 3 ngàn lần so với mức cho phép!). Đáng chú ý hơn, một đề tài nghiên cứu, khảo sát của một thạc sĩ của Viện Vệ sinh y tế công cộng (TP.HCM) còn cho thấy sự hiện diện của chất 3-MCPD trong nước tương còn ghê gớm hơn nữa. Qua khảo sát nước tương của 41 cơ sở trên địa bàn TP.HCM thì có tới 33 mẫu nước tương có chất 3-MCPD vượt mức quy định từ 2 mg/kg - 55.000 mg/kg! trong số 8 mẫu còn lại đạt yêu cầu, chỉ có 2 mẫu nước tương của cơ sở trong nước (1 của tư nhân và 1 của liên doanh với nước ngoài), 6 mẫu còn lại thuộc về nước tương nhập khẩu.
Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về vụ nước tương chứa chất 3- MCPD
Khi dùng phải sản phẩm nước tương có chứa 3- MCPD, người tiêu dùng có 2 cách giải quyết:
Thứ nhất, từng người tiêu dùng đơn lẻ đi khiếu nại, ví dụ như mang từng chai nước tương đến nhà sản xuất để đòi bồi thường là rất khó, mà dù có được đền
bù thì chai nước tương đấy thì chỉ có giá trị từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng thì không có ý nghĩa gì hết, trong khi thiệt hại về mặt sức khỏe là nghiêm trọng.
Thứ hai, người tiêu dùng có thể khiếu nại thông qua Văn phòng Hội Bảo vệ người tiêu dùng các địa phương. Tuy nhiên, vấn đề khiếu kiện tập thể cũng chưa đưa ra được một cơ chế cụ thể. Trong những vụ mà không chỉ 1, 2 người tiêu dùng riêng lẻ bị xâm hại lợi ích trong một thời gian dài như vụ “nước tương có chưa chất gây ung thư” chẳng hạn thì có thể tổ chức khiếu kiện tập thể.
Ban bảo vệ lợi ích người tiêu dùng thuộc Cục Quản lý cạnh tranh thường xuyên theo dõi về vụ nước tương.Ban cũng đã có những hành động nhằm cảnh báo người tiêu dùng: thông báo trên trang web của Cục Quản lý cạnh tranh một danh sách “đen” hàng hóa, dịch vụ để cảnh báo người tiêu dùng. Tuy nhiên, việc này rất phức tạp bởi vì có những doanh nghiệp bị nêu tên không tán thành; ở nước ngoài cũng đã xảy ra trường hợp kiện ngược, tức là doanh nghiệp kiện lại cơ quan quản lý nhà nước.