Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 27 - 30)

II. Hệ thống và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợ

3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợ

3.2.2. Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng

Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng có chủ tịch là Thủ tướng Chính phủ, và bao gồm các thành viên thuộc hầu hết các cơ quan chính phủ có liên quan. Uỷ ban giữ một trong những trọng trách quan trọng là đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng những vấn đề liên quan đến chính sách và biện pháp bảo vệ người tiêu dùng ; Thủ tướng Chính phủ có thể giao cho Uỷ ban giải quyết bất kỳ vấn đề quan trọng nào về bảo vệ người tiêu dùng . Uỷ ban có thể đề xuất ý kiến của mình lên Hội đồng Bộ trưởng xem xét và triển khai. Nếu Hội đồng Bộ trưởng nhận thấy cần ban hành các chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ người tiêu dùng , họ sẽ giao cho Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng cùng với sự phối hợp của các cơ quan liên quan.

Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng có những quyền hạn và nhiệm vụ như dưới đây:

- Xem xét các khiếu nại của người tiêu dùng khi họ gặp phải khó khăn hay thiệt hại do hành vi doanh của doanh nghiệp;

- Khởi kiện đối với hàng hóa gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng theo Điều 36 – Luật Bảo vệ người tiêu dùng ;

- Công khai các thông tin về hàng hoá và dịch vụ có thể gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng , và cũng vì mục đích đó thì tên của hàng hóa và dịch vụ hay tên của chủ thể kinh doanh có thể được chỉ rõ;

- Đưa ra kiến nghị và lời khuyên cho các Ủy ban vụ việc, xem xét và quyết định kháng nghị đối với lệnh của Ủy ban vụ việc;

- Ban hành các quy định liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm của Ủy ban vụ việc và tiểu ủy viên;

- Giám sát và thúc đẩy việc việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của các cán bộ có thẩm quyền, các quan chức chính phủ hay các cơ quan nhà nước

khác theo quy định của luật cũng như tiến hành khởi kiện của các cán bộ có thẩm quyền đối với vi phạm đến quyền của người tiêu dùng

- Xây dựng thủ tục khởi kiện đối với hành vi vi phạm quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng khi Ban thấy cần thiết hoặc khi có yêu cầu.

- Đề xuất ý kiến lên Hội đồng Bộ trưởng về chính sách và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng , xem xét và đưa ra ý kiến cho bất kỳ vấn đề nào liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng khi được Hội đồng Bộ trưởng hoặc Bộ trưởng giao.

- Tiến hành các hoạt động khác theo quy định của luật về chức năng của Ban.

Khi thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Uỷ ban có thể giao cho Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng thực hiện hoặc chuẩn bị các đề xuất để trình lên Uỷ ban xem xét.

Bên cạnh Văn phòng Uỷ ban Bảo vệ người tiêu dùng còn một số cơ quan nhà nước có liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng khác:

- Cục Quản lý lương thực và thuốc, Bộ Y tế

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật về dược phẩm A.D. 1958, Luật về thực phẩm A.D. 1979

- Vụ Thương mại nội địa, Bộ Thương mại

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Cạnh tranh thương mại A.D. 1999 - Vụ Bảo hiểm, Bộ Thương mại

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Bảo hiểm nhân thọ 1992 và Luật bảo hiểm phi nhân thọ 1992

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật giao dịch điện tử A.D.2001 - Viện Tiêu chuẩn Công nghiệp Thái lan, Bộ Công nghiệp - Vụ Quy hoạch đô thị và việc công, Bộ Nội vụ

- Vụ Đất đai, Bộ Nội vụ

Trách nhiệm: Quản lý và thực thi Luật Xây dựng 1979 và Luật phân bổ đất đai 2000

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w