Vụ xăng pha acetone

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 45 - 48)

II. Hệ thống và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợ

4.1Vụ xăng pha acetone

3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợ

4.1Vụ xăng pha acetone

Vụ xăng dầu không đảm bảo chất lượng

Gian lận về đo lường và chất lượng trong kinh doanh xăng dầu tại một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía nam: Bình Dương, tây Ninh, Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu …

Tổng hợp kết quả của các cơ quan chức năng kiểm tra tại 290 cơ sở kinh doanh xăng dầu ở 22 tỉnh, thành phố phía Nam cho thấy có 94/252 mẫu xăng( 37,3% ) không đạt chất lượng do trị số RON thấp hoặc có lẫn acetone trong xăng, có 44 cột bơm đo thiếu số lượng cho khách hàng.

Các hành vi vi pham phổ biến là :

Về đo lường: Sử dụng phương tiện đo lường không chuẩn: cột bơm tự tạo không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm định hoặc nó đã quá thời hạn kiểm định, tự ý phá niêm chì đã kiểm định để hiệu chỉnh phương tiện đo, lắp thêm các thiết bị điều chỉnh làm sai số cột bơm, thay bộ vi xử lý cảu bộ phận hiển thị điện tử, thậm chí gắn chíp điện tử để có thể điều khiển từ xa, điều khiển bằng lệnh từ bàn phím của máy tính…

Về chất lượng: Pha xăng chất lượng thấp ( A83 vào xăng chất lượng cao A90, A92 ) và bán theo giá xăng chất lượng cao, treo bảng giá xăng dầu chất lượng cao nhưng bán cho người tiêu dùng xăng chất lượng thấp…

Tháng 8-9 năm 2006 xuất hiện xăng có chứa hàm lượng acetone cao. Khách hàng mua loại xăng này phản ánh: xe máy có “ sự cố” bị hư hỏng van tiết lưu trong bộ chế hòa khí ( Pongtu).

Nguyên nhân về gian lận thương mại:

- Vì động cơ lợi nhuận, một số thương nhân làm ăn gian dối đã tìm mọi cách thu lợi bất chính. Một số thương nhân cho rằng mức thù lao theo quy định hiện hành quá thấp, không đủ bù đắp chi phí và đảm bảo yêu cầu hạch toán kinh doanh.

- Việc xăng A83 vẫn đang được lưu hành trước đây đưa lên biên giới để xuất lậu ( người dân Campuchia thường dùng xăng có chất lượng thấp) nay bị kiểm soát, ngăn chặn quyết liệt ở biên giới, đã dùng loại xăng này để gian lận thương mại ( trộn vào xăng A92 – A95 rồi bán theo giá xăng A92-A95 ). - Doanh nghiệp đầu mối thiếu kiểm tra, giám sát, chịu trách nhiệm liên đới với hệ thống phân phối của mình.

- Việc thực hiên cơ chế quản lý tổng đại lý, đại lý chưa nghiêm: quy định chỉ được nhận xăng từ một đầu mối nhưng thực tế lấy hàng từ nhiều nguồn khác nhau, khó quản lý được chất lượng bán ra.

- Chế tài xử lý vi phạm có điểm chưa nghiêm, một số hành vi vi phạm mới chưa có chế tài xử lý.

- Các cơ quan và lực lượng chức năng chưa tiến hành kiểm tra, kiểm soát thường xuyên, liên tục và thiếu phương tiện, kinh phí để duy trì hoạt động kiểm tra…

Nguyên nhân xăng có chứa acetone

Ngày 7/8/2006, Công ty xăng dầu Quân đội nhập 5596 m3 xăng A92 từ Công ty Deawoo International Corporation. Ngày 19/8/2006, Công ty Xăng dầu

Khu vực II thuộc Tổng công ty Xăng dầu Viêt Nam( Petrolimex) nhập khẩu 7612,049 m3 xăng A95 thông qua Chi nhánh Singapore của Hãng Glencore- Thụy Sỹ. Các lô hàng này đã qua kiểm định trước khi nhập theo Tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN 6776:2000) và được cấp chứng chỉ cho phép thông qua, lưu thông trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, trong quá trình lưu thông hai lô hàng trên, người tiêu dùng phát hiện một số xe máy có “ sự cố” bị hỏng pongtun do trong xăng có chứa aceatone hàm lượng cao.

4.2Vụ vi phạm bảo hành của hãng điện thoại NOKIA

Vào khoảng cuối năm 2007, một số người tiêu dùng đã đưa đơn khiếu nại hãng điện thoại NOKIA vi phạm bảo hành. Chủ yếu là khiếu nại có liên quan đến chất lượng pin và tính năng hoạt động của máy NOKIA( như loạn số, màn hình…), người tiêu dùng không hài lòng về phong cách phục vụ, cách giải quyết, giải đáp thắc mắc của nhân viên bảo hành, nhân viên giải đáp khách hàng; thời gian hoàn thành việc bảo hành quá lâu; người tiêu dùng không hài lòng vì phải mang máy đi bảo hành quá nhiều lần trong một thời gian ngắn mà công ty không đưa ra phương án hợp lý.

Trước tình hình đó, ngày 27 tháng 12 năm 2007, Cục quản lý cạnh tranh-Bộ Công Thương đã làm việc với đại diện hãng NOKIA tại Việt để bàn về vấn đề này.

Cục đã đề nghị công ty thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

- Kiểm tra lại chất lượng pin của các dòng máy có nhiều người đến bảo hành

- Thực hiện đúng trách nhiệm bảo hành sản phẩm, các cam kết đã đưa ra, thông báo đầy đủ các thông tin cần thiết cho người tiêu dùng .

- Cần có phong cách phục vụ chu đáo, nhiệt tình hơn với người tiêu dùng . - Phối hợp với các cơ quan chức năng để loại bỏ hàng giả, hàng nhái trên thị trường.

Tại cuộc họp báo, đại diện của Nokia tại Đông Dương đã thừa nhận một số sai sót của Nokia trong quá trình quản lý hệ thống các trung tâm bảo hành của mình và cam kết sẽ có biện pháp khắc phục những sai sót này và phối hợp chặt chẽ với Cục Quản lý cạnh tranh để giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 45 - 48)