Rau phun thuốc tăng trưởng

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 53 - 67)

II. Hệ thống và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợ

4.3.2Rau phun thuốc tăng trưởng

3. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về quản lý nhà nước bảo vệ quyền lợ

4.3.2Rau phun thuốc tăng trưởng

Trong thời gian qua, vấn đề rau phun thuốc tăng trưởng đã được dư luận và người tiêu dùng quan tâm. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc và tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau trên mỗi loại rau . Tuy nhiên, các kết quả đưa ra không khớp nhau khiến cho người tiêu dùng rất hoang mang lo lắng.

Cục Khảo nghiệm thực vật, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, tiến hành tại Gia Lâm, Hà Nội, từ 8-9/3. Ba loại thuốc kích thích tăng trưởng được thử nghiệm là GA3, 920 (xuất xứ từ Trung Quốc - nằm ngoài danh

TS Bùi Sĩ Doanh, Cục phó Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) thông báo, sau 7 ngày phun thuốc kích thích tăng trưởng trong danh mục và ngoài danh mục, rau xà lách trở nên nhạt màu, cây dài và sinh nhiều ngọn nhánh, biến dạng.

Cụ thể, sau 3 ngày phun thuốc với liều tối đa cho phép, rau xà lách dài khoảng 5-6% so với rau ở ô đối chứng không phun. Khi phun gấp đôi liều tối đa, xà lách dài khoảng 20% so với rau đối chứng, sắc lá vàng hơn. Sau 7 ngày, rau tiếp tục dài thêm, nhưng không nhiều và sinh ra nhiều ngọn nhánh. Điều này cho thấy, đối với rau xà lách không thể dùng các loại thuốc kích thích tăng trưởng nói trên, bởi cây rau sẽ cho kết quả không bình thường và không thể sử dụng.

Ông Doanh cũng cho biết kết quả ban đầu về cuộc thử nghiệm trên rau cải đã diễn ra tại Quảng Ngãi và TPHCM.

Cụ thể: sau 3 ngày kể từ khi phun thuốc kích thích rau có phun thuốc tăng trưởng không khác biệt so với rau không phun thuốc . Sau 7 ngày, rau phun thuốc thì đã sự khác biệt khá rõ nét về độ dài, rau phun thuốc dài hơn 7-10% so với rau đối chứng. Rau này xanh và trông mỡ màng hơn.

“Cả 3 loại thuốc kích thích tăng trưởng đều có chưa hoạt chất Giberellic acid với hàm lượng dao động 16-20%, nhưng khi phun trên rau và đều cho kết quả tương đối giống nhau, dù nồng độ thuốc ngoài danh mục cao hơn 10 lần so với thuốc trong danh mục"- TS Doanh cho biết.

Từ kết quả bước đầu trên, TS Doanh khẳng định không có loại thuốc kích thích tăng trưởng nào có thể khiến rau từ khi trồng tới khi thu hoạch chỉ trong vài ngày mà chỉ có thể giúp người trồng rau rút ngắn thời gian thu hoạch 7-10 ngày.

Việc phân tích dư lượng thuốc trên rau đang được tiến hành. Tuy nhiên, ông Doanh cho rằng sau 3-4 ngày kể từ khi phun thuốc, rau sẽ không còn dư lượng thuốc, còn kết luận chính xác thì phải chờ khi có kết quả phân tích. Còn về thí nghiệm của TS. Nguyễn Văn Khải kết quả cho thấy, rau tăng trưởng từ 600% đến 700%.

Theo ông Khải, thí nghiệm của mình đã làm trước đây trên rau húng, mùi, ngải cứu, kinh giới, cải cúc, xà lách, cải canh, rau cần, bí... trong điều kiện nhiệt độ 28oC, dùng một số loại thuốc kích thích tăng trưởng đang trôi nổi trên thị trường mà nông dân vẫn thường dùng (không dùng thuốc GA3). Liều lượng phun một số ô đúng như trên hướng dẫn của thuốc có trong danh mục và một số ô có liều lượng như của nông dân phun, thì mức tăng trưởng trung bình khoảng 700% so với rau không phun. Thí nghiệm này được TS Khải thực hiện làm nhiều đợt, đợt đầu 25 ngày, những đợt sau khoảng 7 ngày.

Hoạt động của các cơ quan chức năng

Chương III. Các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng

1. Hoàn thiện luật pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 đã có những tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của nước ta, từng bước đưa hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào nền nếp, ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp gây ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, cho đến nay, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số

quan đến tự do hoá thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO; chưa có các chế tài đủ mạnh cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng (Luật pháp các nước như Mỹ, Ma-lai-xi-a, Ấn Độ… đều trao thẩm quyền xử phạt cho cơ quan bảo vệ người tiêu dùng) và chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đảm bảo hiệu quả của công tác này. Chính vì vậy, Bộ Thương mại( nay là Bộ Công Thương) với tư cách là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này cho rằng cần phải bổ sung, sửa đổi Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nâng lên thành Luật cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo hành lang pháp lý thuận lợi để góp phần phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, người tiêu dùng, phát huy tối đa nguồn lực của mọi thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại nói chung và vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói riêng.

Muốn hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì các nhà làm luật cần xác định người tiêu dùng là trung tâm của hệ thống nói trên, pháp luật phải vì người tiêu dùng, cần bảo vệ người tiêu dùng ở trạng thái động, trong bối cảnh phát triển nhanh cóng của khoa học - kỹ thuật và tác động tích cực lẫn tiêu cực của quá trình hội nhập. Chú trọng cơ chế nâng cao khả năng tự

bảo vệ của người tiêu dùng, cơ chế hậu kiểm thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy bảo vệ người tiêu dùng bao gồm cả hệ thống cơ quan quản lý nhà nước lẫn hệ thống các tổ chức xã hội. Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cần tập trung và các khía cạnh: Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, đổi mới tổ chức, hoạt động của các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đổi mới công tác quản lý nhà nước và nâng cao năng lực bộ máy về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tạo ra các chế tài đủ mạnh (trao thẩm quyền xử phạt) cho các cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, việc nâng pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng lên thành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ tạo điều kiện thuận lợi và nâng cao tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao tính khả thi, tính minh bạch của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo hành lang pháp lý lành mạnh để góp phần phát triển môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người kinh doanh, người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, cũng cần đơn giản hoá thủ tục khiếu kiện của người tiêu dùng để nếu doanh nghiệp không giải quyết khiếu nại chính đáng của người tiêu dùng, người tiêu dùng có quyền nhờ cơ quan chức năng (cơ quan quản lý nhà nước, các cấp toà án) can thiệp kịp thời. Tuyên truyền phổ biến đề người tiêu dùng biết được các quyền của mình theo quy định của pháp luật để người tiêu dùng chủ động bảo vệ quyền của mình khi bị xâm phạm cũng là chuyện không thể lơi là.

Đồng thời, xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tầng. Việc xây dựng mạng lưới giám sát thực thi pháp luật nhiều chiều, nhiều tấng đối với việc quản lý chất lượng hàng hoá, dịch vụ, nhằm bảo vệ người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Mạng lưới này không chỉ gồm các cơ quan thực thi pháp luật mà còn phải gồm các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan báo chí truyền thông, các hội đoàn. Có như vậy mới có thể đấu tranh hiệu quả chống lại nạn hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng, chống lừa đảo trong đo lường... bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng . Trong thời gian gần đây, với hoạt động tích cực của báo chí và truyền thông, nhiều việc làm khuất tất, nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực đã bị phát hiện. Điều đó chứng minh rằng, chỉ khi có mạng lưới giám sát nhiều chiều, nhiều tấng, nhiều lớp cộng với sự vào cuộc của mọi tầng lớp trong xã hội thì quyền lợi của người tiêu dùng mới được bảo vệ hiệu quả.

2. Nghiên cứu nội dung, yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam có nhiều cơ hội mới trong việc thoả mãn những nhu cầu cơ bản nói riêng, trong đó có quyền tiếp cận với nhiều sản phẩm và dịch vụ với chất lượng đảm bảo và giá cả thích hợp và thực sự được sử dụng các quyền của người tiêu dùng nói chung. Tuy nhiên, quá trình này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể khiến cho việc kiểm soát an toàn, chất lượng của hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu trở nên khó khăn hơn, việc xử lý sai phạm của doanh nghiệp ở nước ngoài cũng trở nên phức tạp. Đồng thời, sự phát triển của công nghệ thông tin kéo theo nhiều loại hình kinh doanh mới (như mua hàng qua điện thoại, qua

internet…), và những vấn đề mới như thư rác (spam), lừa đảo trên Internet cũng càng trở nên tinh vi hơn.

Nhiều hành vi kinh doanh hiện đại cũng đang dần xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng (bán hàng từ cửa đến cửa, bán hàng đa cấp…) và, trong một số trường hợp đã có những biến tướng, những biểu hiện bất chính cần được xử lý. Những hành vi như vậy không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho những người bị lừa gạt mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình xã hội nói chung. Bởi lẽ những người tiêu dùng là nạn nhân của hành vi gian lận, lừa đảo này chủ yếu là những người có thu nhập thấp, trình độ hiểu biết còn hạn chế và sống ở khu vực nông thôn. Ở mức độ nghiêm trọng hơn, những hành vi hạn chế cạnh tranh như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền… cũng sẽ làm môi trường cạnh tranh bị bóp méo, ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa, dịch vụ và từ đó gây thiệt hại đối với quyền lợi người tiêu dùng.

Gia nhập WTO và phát triển kinh tế mạnh mẽ cũng làm thay đổi xu hướng tiêu dùng, ví dụ: thay đổi thói quen mua sắm từ mua sắm hàng ngày ở các chợ, kể cả các chợ được gọi là “chợ cóc, chợ tạm” đến mua sắm khối lượng lớn cho cả tuần tại các siêu thị, trung tâm mua sắm và qua mạng internet cũng như tăng giá trị mua sắm; xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, kể cả chăm sóc sắc đẹp cho cả phụ nữ và nam giới; dịch vụ du lịch; dịch vụ bảo hiểm, giáo dục … Tầng lớp có thu nhập khá và thu nhập cao tăng lên và trở thành lực lượng tiêu dùng các mặt hàng cao cấp, sẽ đặt ra yêu cầu mới cho công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Những vấn đề này tuy chưa phải là ưu tiên trước mắt, nhưng cần tập trung nghiên cứu để

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện của tội phạm xuyên quốc gia, những cơ sở, cá nhân làm hàng giả hàng nhái đang tăng cường hoạt động và tìm mọi cách để tránh sự phát hiện của chính phủ. Việc tăng cường hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng là hết sức cần thiết. Việc hợp tác đó không chỉ dừng ở mức giữa các cơ quan chức năng của chính phủ mà cần phải được mở rộng đến tận các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội. Nội dung hợp tác không chỉ dừng ở mức trao đổi, cung cấp thông tin mà cần phối hợp chặt chẽ trong hành động. Chỉ như vậy mới có thể đấu tranh hiệu quả chống lại tệ hàng giả, hàng nhái trên quy mô rộng lớn hiện nay.

3. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng

Người tiêu dùng là tất cả mọi người, là số đông trong xã hội nhưng khi hành động thì chủ yếu là hành động riêng lẻ. Trong quan hệ giao dịch với doanh nghiệp, người tiêu dùng thường đứng ở thế yếu, và thường chịu thiệt thòi, nhiều khi bất bình nhưng không hoặc chưa biết cách đấu tranh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Từ những điểm yếu trong nhận thức về quyền và trách nhiệm của mình, người tiêu dùng Việt Nam thường e ngại khi cần khiếu nại trực tiếp với người sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, chưa nói đến việc khiếu kiện ra các cơ quan chức năng hoặc tòa án để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Có thể nói rằng việc giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng còn rất nhiều khó khăn và bất cập.

Ngay cả khi người tiêu dùng tiến hành khiếu nại, khiếu kiện (tự mình hoặc thông qua Văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng trực thuộc VINASTAS và các Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các tỉnh/thành phố) thì việc

giải quyết khiếu nại, khiếu kiện của người tiêu dùng không hề đơn giản do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến thái độ coi thường người tiêu dùng, vô tình hoặc cố ý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… từ phía doanh nghiệp cũng như những khó khăn từ phía người tiêu dùng trong quá trình theo đuổi một vụ khiếu nại, khiếu kiện hoặc vấn đề cung cấp chứng cứ. Một số ví dụ hết sức đơn giản như khiếu nại về bảo hành mà không có giấy bảo hành, thói quen không yêu cầu hoá đơn/biên nhận khi mua bán, sử dụng hàng hoá và dịch vụ v.v… Hơn nữa, người tiêu dùng còn có tâm lý e ngại các thủ tục pháp lý và các chi phí khi khởi kiện ra tòa dân sự do thủ tục kiện tụng kéo dài cũng như những chi phí cho việc theo đuổi vụ kiện cũng làm nản lòng người khiếu kiện.

Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng, đặc biệt trong việc thực hiện cam kết bảo hành, giải quyết khiếu nại từ phía người tiêu dùng. Trong thực tế, khi nhận được khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp, một số doanh nghiệp chưa có biện pháp xử lý một cách kịp thời và hợp lý, thậm chí tìm nhiều cách để thoái thác trách nhiệm của mình.

Tóm lại, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng ở nước ta chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, người tiêu dùng nói chung cũng chưa sử dụng quyền được khiếu nại, chỉ có một số rất ít khiếu nại trực tiếp đến người bán hàng/người cung cấp dịch vụ hoặc tìm đến sự can thiệp của cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, còn đại đa số bỏ qua, chấp nhận thiệt thòi. Chính vì vậy, mặc dù con số các vụ khiếu nại thông

Một phần của tài liệu các giải pháp chủ yếu tăng cường hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước về bảo vệ lợi ích người tiêu dùng (Trang 53 - 67)