Escherichia coli (E.coli)

Một phần của tài liệu tổng quan về hệ vi sinh vật gây hư hỏng sữa và đề xuất biện pháp hạn chế (Trang 47 - 48)

E. Coli là trực khuẩn đường ruột được phân lập từ phân người lần đầu tiên vào

năm 1885, do Escherich và được đặt tên là Bacterium coli commune, ngày nay nó được gọi là Escherichia coli (thường được viết tắt là E. coli). E. coli là một trong những loài vi khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động vật có vú). Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Sự có mặt của E.coli trong nước là một chỉ thị thường gặp cho ô nhiễm phân.

4.3.2.1. Đặc tính và hình thái của E.coli

E.Coli hình gậy nhỏ, ngắn (có khi gần như hình cầu), di động, Gram (-),

không tạo bào tử, kị khí tùy nghi, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 440C, lên men glucose, sinh axit lactic nhiều hơn sinh indol, không sinh axetylmetylcacbinol, sinh CO2 và H2 (theo tỷ lệ 2: 1) và không có khả năng sử dụng citrate làm nguồn cacbon duy nhất. Trong sữa, E.coli lên men lactose sinh hơi rất mạnh ở 440C. Trên môi trường EMB khuẩn lạc đặc trưng màu tím, ánh kim, tròn, bờ, đều, đường kính khoảng 0,5mm.

Hình 4.9: Khuẩn lạc đặc trưng của E.coli trên môi trường EMB

4.3.2.2. Cơ chế gây bệnh của E. coli

E.coli có 2 loại độc tố:

- Ngoại độc tố: phá huỷ thành niêm mạc, hấp thu qua đường bạch huyết gây hoại tử và gây nhiễm độc thần kinh.

- Nội độc tố: phá huỷ thành mạch máu, làm tăng huyết áp, gây ngộ độc thần kinh và biểu hiện nhiều triệu chứng khác.

E.coli bám dính nhờ các yếu tố bám dính được ký hiệu là F4, F5, F6 và F41.

Yếu tố bám dính thay đổi theo điều kiện môi trường và khả năng biến dị của từng serotyp. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng. Ở dạ dày, nếu pH không quá acid, E.coli sẽ sinh sôi phát triển thuận lợi hơn. Khi đến ruột, E.coli sẽ chống lại cơ chế rửa trôi bằng tính bám dính vào niêm mạc ruột và tác động lên nhung mao ruột.

Chính yếu tố bám dính và độc tố tạo nên quá trình sinh bệnh của E.coli. Bằng tính xuyên mạch, E.coli xâm nhập vào máu, đi đến các cơ quan nội tạng khác, tiết độc tố gây độc cho cơ thể.

Một phần của tài liệu tổng quan về hệ vi sinh vật gây hư hỏng sữa và đề xuất biện pháp hạn chế (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w