Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Techcombank 46.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank ) docx (Trang 41)

Chỉ tiêu tài chính qua các năm cho thấy tổng thu nhập của ngân hàng tăng cao năm 1994 chỉ đạt 12,28 tỷ đồng đến năm 1999 tổng doanh thu đạt 80,47 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế trong mấy năm gần đây có xu hướng giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực và sự cạnh tranh gay gắt đã ảnh tới hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận là mức lợi nhuận thu được trên một đơn vị vốn.

Biểu 4: Một số chỉ tiêu tài chính.

Trong năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Tổng thu nhập (trđ) 12,28 36,57 81,38 76,32 70,74 80,47 95,81 Lợi nhuận trước thuế (trđ) 5,98 15,88 23,77 1,76 9,84 5,45 5,41 Lợi nhuận/Tài sản có (%) 5,30 3,90 4,58 0,31 1,14 0,50 0,49 Lợi nhuận/Vốn chủ SH (%) 10,70 20,05 30,00 2,24 12,85 6,21 6,74

Nguồn báo cáo thường niên năm 1999 của Techcombank . Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư = Tổng lợi nhuận/Vốn đầu tư.

Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư năm 1997 do tình hình kinh tế chung tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư chỉ đạt 0,31% ít nhất kể từ khi ngân hàng hoạt động, đến năm 2000 đạt 0,496 % mặc dù chỉ tiêu này chưa cao nhưng đây đó là sự cố gắng rất lớn của Techcombank.

Biểu 5: Báo cáo thu nhập và chi phí.

Đơn vị triệu VND. Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Thu nhập từ hoạt động tín dụng

17.299 48.481 54.860 42.425 35.720 51.794 Thu lãi tiền gửi 475 5.846 18.066 19.522 34.581 23.568 Thu từ dịch vụ ngân hàng 3.256 1.120 2.301 4.972 4.485 7.570 Thu từ lãi góp vốn mua cổ

phần 492 310 76 12 164 265

Thu về mua chứng khoán - - - - 1.291 3.546 Thu về kinh doanh ngoại tệ 14.987 25.537 1.007 3.803 3.686 4.230 Thu về kinh doanh vàng bạc - - - - 486 1.875

Các khoản thu bất thường khác

57 86 13 8 56 2.962

Tổng thu nhập 36.566 81.380 76.323 70.742 80.469 95.810

Chi phí về huy động vốn 13.897 42.063 41.235 44.438 57.190 60.580 Cho về dịch vụ thanh toán,

ngân quỹ 568 1.143 2.034 1.209 1.804 2.410 Chi về các hoạt động khác 32 12 35 6 791 640 Chi nộp thuế và lệ phí 559 60 138 1.122 432 420 Chi phí nhân viên 2.350 2.560 3.450 3.967 4.807 5.132 Chi hoạt động quản lý và công

cụ 518 7.035 7.270 7.918 5.313 14.880 Chi về tài sản 2.758 2.115 2.740 2.239 4.344 5.989 Các khoản chi bất thường - - - - 337 349

Tổng chi phí 20.682 57.615 74.561 60.899 75.018 90.400

Lợi nhuận trước thuế 15.884 23.765 1.760 9.843 5.451 5.410 Nguồn phòng thanh toán quốc tế. Dựa vào bảng báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 1995 tới nay ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Techcombank ngày một phát triển, thu hoạt động tín dụng đã tăng nhiều từ 17.299 tới 35.720 triệu đồng, thu lãi tiền gửi tăng từ 64 triệu tới 34.581 triệu đồng. Từ năm 1999 trở về đây Techcombank có thêm nhiều khoản thu hoạt động kinh doanh mới như là thu mua bán chứng khoán, kinh doanh vàng bạc. mặc dù hoạt động này mới có nhưng đã đạt được kết quả khá cao.

Ví dụ như năm 1999: Thu từ hoạt động mua bán chứng khoán là 1291 triệu đồng Thu từ kinh doanh vàng bạc là 486 triệu đồng .

Các khoản chi phí của Techcombank cũng tăng tương ứng điều này phản ánh mặt tích cực rằng các nghiệp vụ của Techcombank ngày càng mở rộng, nguồn nhân lực ngày càng vững mạnh. Việc chuyển hội sở mới và mở thêm chi nhánh dẫn đến chi phí TSCĐ tăng, quy mô rộng hoạt động đa dạng nên chi phí quản lý tăng đây là một tất yếu.

Là một loại hình kinh doanh rất nhậy cảm với sự biến động của thị trường và nhất là sự biến động của tiền tệ. Năm 1997 cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của cả khu vực nói chung và ảnh hưởng tới Techcombank nói

riêng lãi trước thuế giảm từ 23.756 triệu đồng(năm 1998) xuống còn 1.760 triệu đồng( năm 1997). Đây là thời kỳ thực sự khó khăn đối với Techcombank, bằng mọi nỗ lực ban điều hành Techcombank đã đưa Techcombank từng bước ra khỏi khó khăn này.

Năm 1998 kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank có phần đáng khích lệ, lợi nhuận trước thuế đạt 10.282 triệu đồng chất lượng các hoạt động của ngân hàng ngày như thanh toán quốc tế , tín dụng, kinh doanh ngoại tệ càng được nâng cao .

Năm 1999 là năm thử sức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ giảm phát của nền kinh tế thị trường có điều tiết. Việc 3 lần điều chỉnh lãi suất theo hướng giảm phát, Techcombank phải sử dụng tất cả các biện pháp linh hoạt trong khả năng của mình nhằm duy trì sức cạnh tranh và tiếp tục thực hiện mục tiêu định hướng” Tăng trưởng bền vững”.

Năm 2000 tổng thu nhập của Techcombank đến cuối tháng 12 đạt 95.81 tỷ đồng. Mặc dù thu nhập tăng không nhiều nhưng có chuyển biến cơ cấu tốt. Các khoản thu lãi tín dụng đã tăng đáng kể tăng 44,6% so với năm 1999. Các khoản thu lãi tiền gửi giảm mạnh, sự giảm sút này chủ yếu là do Techcombank chủ động giảm đầu tue kỳ phiếu lĩnh lãi trước. Bên cạnh nguồn thu lãi, doanh thu về dịch vụ của Techcombank tăng mạnh đạt 7.57 tỷ đồng.

Về chi phí của Techcombank đến cuối năm 2000 là 90.410 tỷ đồng. Tổng chi phí của Techcombank tăng chủ yếu do việc mở rộng huy động vốn đồng thời do lãi suất huy động vốn liên tục tăng.

Đến cuối tháng 12 Techcombank đã đạt được lợi nhuận trước thuế là 5.41 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch đặt ra. Mặc dù đây là kết quả khá khiêm tốn song nhìn nhận một cách tổng thể trong điều kiện kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, kết hợp những kết quả về đổi mới và ổn định nguồn vốn, từng bước cải thiện chất lượng cán bộ, chất lượng dịch vụ thì đây là một kết quả đáng khích lệ.

2.2.2. Quy định về phí thanh toán của Ngân hàng Techcombank.

Techcombank là ngân hàng cổ phần, sự phát triển và mở rộng quy mô phụ thuộc vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của chính mình. Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động chủ yếu đem lại cho Techcombank lợi nhuận lớn. Techcombank đã thu hút được rất nhiều khách hàng tới thanh toán tại ngân hàng,

đây là kết quả của sự cố gắng nỗ lực của Techcombank nói chung và phòng quan hệ đối ngoại nói riêng. Ngân hàng đã đưa ra biểu phí thanh toán hợp lý cho hoạt động thanh toán, đây chính là yếu tố thu hút khách hàng tới thanh toán tại Techcombank.

Như đã nêu từ khi thành lập cho tới nay ngân hàng chưa sử dụng hệ thống SWIFT, tới tháng 6/2001 ngân hàng bắt đầu đưa hệ thống SWIFT vào sử dụng do vậy mà biểu phí thanh toán của Techcombank có thay đổi đôi chút. Việc điều chỉnh các mức phí là phù hợp với phương thức mà ngân hàng áp dụng. Phí mở L/C trước đây là 0,1% tổng giá trị thanh toán, bắt đầu từ tháng 6 Techcombank áp dụng mức phí mở L/C là 5 USD đối với tất cả các L/C có giá trị khác nhau. Phí tu chỉnh L/C cũng thay đổi trước đây là 0,1% trị giá L/C và từ tháng 6/2001 sẽ là 5 USD cho tất cả các món. Ngoài ra cũng còn một số thay đổi khác nữa như phí thanh toán L/C (hàng nhập) trước đây là 0,2% tổng giá trị thanh toán và sắp tới sẽ là 5 USD cho mỗi món.

Biểu 6: Biểu phí thanh toán.

Phí thanh toán Trước khi sử dụng SWIFT Sau khi sử dụng SWIFT I. Phí thanh toán L/C. - Phí mở L/C. - Phí tu chỉnh L/C - Phí bảo lãnh ngân hàng - Phí ký hậu vận đơn - Phí huỷ bỏ L/C - Phí thanh toán L/C (hàng nhập) - Phí thanh toán L/C (hàng xuất) 0,1 % 0.1 % 25 USD 5 USD 10 USD 0,2 % 0,13 % (tối thiểu 5 USD, tối đa 100USD)

5 USD 5 USD 25 USD 5 USD 10USD 5 USD 0,13 %

II. Phí thanh toán chuyển tiền. - Chuyển tiền đến từ trong nước

- Chuyển tiền đến từ nước ngoài

- Rút ngoại tệ bằng tiền mặt - Chuyển tiền TT đi nước ngoài - Thanh toán các khoản ngoại tệ đi nước ngoài (tính cho một tờ Sec) Miễn phí 0,05 % 0,18 % 0,2% 0,2% Miễn phí 0,05 % 0,18% 0,2% 0,2%

III. Phí thanh toán nhờ thu.

- Phí gửi thư yêu cầu nhờ thu 5 USD 5 USD

Nguồn phòng quan hệ đối ngoại Chú thích: Tỷ lệ % ở biểu 6 là tính trên tổng giá trị thanh toán.

Với sự thay đổi biểu phí trên đây nó tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho những khách hàng thanh toán lớn qua Techcombank mà còn thuận lợi cho cả khách hàng nhỏ bởi lẽ mức phí 5 USD đã là rất nhỏ so với cả những món thanh toán giá trị thấp. Có thể thấy mức phí thanh toán của Techcombank quy định là thấp hơn so với các ngân hàng lớn khác. Chẳng hạn như phí thanh toán hàng nhập của Vietcombank là 5 % tổng trị giá thanh toán trong đó của Techcombank chỉ là 0,2 % tổng trị giá thanh toán. Ngoài những nghiệp vụ cơ bản Techcombank tiến hành nhiều hoạt động dịch vụ thanh toán khác như ký hậu vận đơn, bảo lãnh ngân hàng... Tất cả các mức phí này được quy định một cách rõ ràng. Với hoạt động chuyển tiền Techcombank cũng có quy định rất rõ ràng: chuyển tiền đến từ trong nước là miễn phí, chuyển tiền đến từ nước ngoài là 0,2 % giá trị tiền chuyển...Với hoạt động nhờ thu thì phí là 5 USD. Tất cả những quy định trên đây đều dựa trên chi phí thực tế mà ngân hàng phải chi khi thực hiện hoạt động dịch vụ đó, dựa trên mức phí chung của các ngân hàng khác áp dụng, dựa trên các quy định của Ngân hàng Nhà Nước.

Những quy đinh trên đây chính là một trong những yếu tố thu hút khách hàng đến thanh toán qua Techcombank, là động lực cho hoạt động thanh toán giảm thiều chi phí giúp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán của ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng của Techcombank. Lợi nhuận do hoạt động này mang lại chiếm khoảng 25- 30% trong tổng số lợi nhuận mà ngân hàng đạt được.

Trong hoạt động thương mại quốc tế có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng, mỗi ngân hàng áp dụng các phương thức thanh toán tuỳ thuộc vào mục tiêu khách hàng của ngân hàng đó và quy mô, uy tín của ngân hàng. Việc khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán nào là phụ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên mua và bán. Techcombank tiến hành thanh toán bằng các phương thức sau:

- Phương thức tín dụng chứng từ. - Phương thức chuyển tiền. - Phương thức nhờ thu.

Để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chúng ta đi nghiên cứu từng phương thức thanh toán đó.

2.2.3.1. Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

a. Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

Trong nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu, nó bao gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ, mỗi nghiệp vụ này đều có khả năng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank theo quy trình sau đây cần phải nghiên cứu nghiệp thanh toán vụ này.

* Những khách hàng muốn thanh toán qua Techcombank theo phương thức L/C, họ phải có hồ sơ mở L/C.

Đối với khách hàng mở L/C thanh toán bằng nguồn vốn vay tại ngân hàng TechcomBank thì hồ sơ cần có:

1. Đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng Techcombank. 2. Hợp đồng nhập khẩu ký thác với khách hàng nước ngoài.

3. Hạn ngạch được cấp đối với lô hàng nhập khẩu (nếu hàng hoá thuộc quản lý bằng hạn ngạch)

4. Hợp đồng tín dụng đã được duyệt hoặc khế ước nhận nợ. 5. Các uỷ quyền ký duyệt của lãnh đạo công ty (nếu có).

Đối với khách hàng thanh toán bằng nguồn vốn tự có, hồ sơ mở L/C có khác một chút so với khách hàng thanh toán bằng vốn vay tại ngân hàng Techcombank

đó là không có hợp đồng tín dụng đã được duyệt hoặc khế ước nhận nợ (4), nhưng lại cần phải có thêm:

1. Phương án kinh doanh hoặc hợp đồng tiêu thụ lô hàng nhập khẩu theo L/C.

2. Giấy phép hành nghề nếu đơn vị chịu sự quản lý theo chuyên ngành. 3. Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất nếu khách hàng có

những quan hệ lần đầu.

Những quy định chi tiết trong bộ hồ sơ mở L/C của ngân hàng, đó là những quy định dựa trên thông lệ quốc tế tập quán quốc tế về thanh toán quốc tế; dựa trên bộ “quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” số 500 bản sửa đổi năm 1993 do phòng Thương mại quốc tế ban hành. Các quy định này đảm bảo cho hoạt động thanh toán có hiệu quả hơn, làm giảm thiểu các rủi ro cho ngân hàng cũng như cho đối tác.

* Sau khi xem xét kỹ hồ sơ; thanh toán viên lập tờ trình về khả năng phát hành L/C, kiến nghị mức ký quỹ theo quy chế thanh toán quốc tế của Techcombank và các điều kiện khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Mức ký quỹ đối với L/C trả ngay được áp dụng ở ngân hàng TechcomBank như sau:

Mức ký quỹ từ 5% - 10% áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có uy tín trong và ngoài nước, có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, kinh doanh có lãi trong hai năm gần nhất, mặt hàng nhập khẩu dễ tiêu thụ trên thị trường, khả năng tài chính ổn định, có nguồn thu thường xuyên thể hiện trên các tài khoản của các ngân hàng có quan hệ.

Mức ký quỹ từ 15% - 30% áp dụng cho khách hàng có các tiêu chuẩn như mức trên nhưng mới quan hệ với ngân hàng lần đầu. Trong đó áp dụng mức 15%- 20% cho mặt hàng đã nhập khẩu nhiều lần, hàng nhập khẩu có khả năng tiêu thụ tốt. áp dụng mức 25% - 30% đối với các loại mặt hàng khác.

Mức ký quỹ từ 35% - 50% áp dụng cho các đơn vị nhập khẩu mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu là tổ chức có uy tín, mặt hàng nhập khẩu dễ tiêu thụ, tình hình tài chính bình thường, kinh doanh có lãi trong 3 đến 6 tháng gần nhất, có khả năng thanh toán.

Mức ký quỹ từ 50% - 100% áp dụng cho các đơn vị nhập khẩu chưa có kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương, chưa có hợp đồng bán hàng, không có nguồn thu thường xuyên qua các ngân hàng, tình hình tài chính chưa đủ tin cậy, nhà xuất khẩu không đủ tín nhiệm.

Trong những trường hợp khả năng kiểm soát lô hàng qua chứng từ không đảm bảo, khách hàng phải ký quỹ 100% và có cam kết thanh toán khi bộ chứng từ phù hợp với L/C.

Ngoài ra đối với một số khách hàng lớn có uy tín cao, Tổng giám đốc được uỷ quyền quyết định mức ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ đã quy định trên hoặc có thể miễn ký quỹ.

+ Đối với L/C trả chậm:

Đối với L/C trả chậm doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho phần giá trị L/C sau khi đã trừ ký quỹ. Thời gian trả chậm tối đa là một năm, trường hợp đặc biệt trên một năm phải có ý kiến bằng văn bản của chủ tịch HĐQT. Mức ký quý từ 10% - 20% nếu thời hạn trả chậm là 6 tháng, từ 20% - 30% nếu thời hạn trả chậm là 6 tháng đến 1 năm.

* Căn cứ vào nội dung và các điều kiện khác đã được duyệt, thanh toán viên yêu cầu khách hàng chuyển đủ số ngoại tệ hoặc tiền VNĐ tương ứng để ký quỹ vào tài khoản ở tại ngân hàng Techcombank. Thông thường các thư tín dụng đều được

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank ) docx (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)