Hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tạ

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank ) docx (Trang 46)

Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động quan trọng của Techcombank. Lợi nhuận do hoạt động này mang lại chiếm khoảng 25- 30% trong tổng số lợi nhuận mà ngân hàng đạt được.

Trong hoạt động thương mại quốc tế có nhiều phương thức thanh toán được áp dụng, mỗi ngân hàng áp dụng các phương thức thanh toán tuỳ thuộc vào mục tiêu khách hàng của ngân hàng đó và quy mô, uy tín của ngân hàng. Việc khách hàng lựa chọn phương thức thanh toán nào là phụ thuộc vào sự thoả thuận của hai bên mua và bán. Techcombank tiến hành thanh toán bằng các phương thức sau:

- Phương thức tín dụng chứng từ. - Phương thức chuyển tiền. - Phương thức nhờ thu.

Để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán chúng ta đi nghiên cứu từng phương thức thanh toán đó.

2.2.3.1. Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

a. Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

Trong nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu, nó bao gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ, mỗi nghiệp vụ này đều có khả năng mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Để nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank theo quy trình sau đây cần phải nghiên cứu nghiệp thanh toán vụ này.

* Những khách hàng muốn thanh toán qua Techcombank theo phương thức L/C, họ phải có hồ sơ mở L/C.

Đối với khách hàng mở L/C thanh toán bằng nguồn vốn vay tại ngân hàng TechcomBank thì hồ sơ cần có:

1. Đơn xin mở L/C theo mẫu của ngân hàng Techcombank. 2. Hợp đồng nhập khẩu ký thác với khách hàng nước ngoài.

3. Hạn ngạch được cấp đối với lô hàng nhập khẩu (nếu hàng hoá thuộc quản lý bằng hạn ngạch)

4. Hợp đồng tín dụng đã được duyệt hoặc khế ước nhận nợ. 5. Các uỷ quyền ký duyệt của lãnh đạo công ty (nếu có).

Đối với khách hàng thanh toán bằng nguồn vốn tự có, hồ sơ mở L/C có khác một chút so với khách hàng thanh toán bằng vốn vay tại ngân hàng Techcombank

đó là không có hợp đồng tín dụng đã được duyệt hoặc khế ước nhận nợ (4), nhưng lại cần phải có thêm:

1. Phương án kinh doanh hoặc hợp đồng tiêu thụ lô hàng nhập khẩu theo L/C.

2. Giấy phép hành nghề nếu đơn vị chịu sự quản lý theo chuyên ngành. 3. Các báo cáo tài chính trong hai năm gần nhất nếu khách hàng có

những quan hệ lần đầu.

Những quy định chi tiết trong bộ hồ sơ mở L/C của ngân hàng, đó là những quy định dựa trên thông lệ quốc tế tập quán quốc tế về thanh toán quốc tế; dựa trên bộ “quy tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” số 500 bản sửa đổi năm 1993 do phòng Thương mại quốc tế ban hành. Các quy định này đảm bảo cho hoạt động thanh toán có hiệu quả hơn, làm giảm thiểu các rủi ro cho ngân hàng cũng như cho đối tác.

* Sau khi xem xét kỹ hồ sơ; thanh toán viên lập tờ trình về khả năng phát hành L/C, kiến nghị mức ký quỹ theo quy chế thanh toán quốc tế của Techcombank và các điều kiện khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Mức ký quỹ đối với L/C trả ngay được áp dụng ở ngân hàng TechcomBank như sau:

Mức ký quỹ từ 5% - 10% áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có uy tín trong và ngoài nước, có kim ngạch xuất nhập khẩu cao, kinh doanh có lãi trong hai năm gần nhất, mặt hàng nhập khẩu dễ tiêu thụ trên thị trường, khả năng tài chính ổn định, có nguồn thu thường xuyên thể hiện trên các tài khoản của các ngân hàng có quan hệ.

Mức ký quỹ từ 15% - 30% áp dụng cho khách hàng có các tiêu chuẩn như mức trên nhưng mới quan hệ với ngân hàng lần đầu. Trong đó áp dụng mức 15%- 20% cho mặt hàng đã nhập khẩu nhiều lần, hàng nhập khẩu có khả năng tiêu thụ tốt. áp dụng mức 25% - 30% đối với các loại mặt hàng khác.

Mức ký quỹ từ 35% - 50% áp dụng cho các đơn vị nhập khẩu mới hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nhà xuất khẩu là tổ chức có uy tín, mặt hàng nhập khẩu dễ tiêu thụ, tình hình tài chính bình thường, kinh doanh có lãi trong 3 đến 6 tháng gần nhất, có khả năng thanh toán.

Mức ký quỹ từ 50% - 100% áp dụng cho các đơn vị nhập khẩu chưa có kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương, chưa có hợp đồng bán hàng, không có nguồn thu thường xuyên qua các ngân hàng, tình hình tài chính chưa đủ tin cậy, nhà xuất khẩu không đủ tín nhiệm.

Trong những trường hợp khả năng kiểm soát lô hàng qua chứng từ không đảm bảo, khách hàng phải ký quỹ 100% và có cam kết thanh toán khi bộ chứng từ phù hợp với L/C.

Ngoài ra đối với một số khách hàng lớn có uy tín cao, Tổng giám đốc được uỷ quyền quyết định mức ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ đã quy định trên hoặc có thể miễn ký quỹ.

+ Đối với L/C trả chậm:

Đối với L/C trả chậm doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho phần giá trị L/C sau khi đã trừ ký quỹ. Thời gian trả chậm tối đa là một năm, trường hợp đặc biệt trên một năm phải có ý kiến bằng văn bản của chủ tịch HĐQT. Mức ký quý từ 10% - 20% nếu thời hạn trả chậm là 6 tháng, từ 20% - 30% nếu thời hạn trả chậm là 6 tháng đến 1 năm.

* Căn cứ vào nội dung và các điều kiện khác đã được duyệt, thanh toán viên yêu cầu khách hàng chuyển đủ số ngoại tệ hoặc tiền VNĐ tương ứng để ký quỹ vào tài khoản ở tại ngân hàng Techcombank. Thông thường các thư tín dụng đều được thanh toán bằng ngoại tệ, do vậy ngân hàng thường tư vấn cho khách hàng ký thêm hợp đồng mua ngoại tệ giao ngay với tỷ giá ưu đãi hơn so với ngân hàng khác. Với hoạt động này nó giúp cho việc thanh toán dễ dàng hơn, giúp cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Techcombank được gia tăng.

Nếu trong đơn xin mở L/C không chỉ định ngân hàng thông báo thì thanh toán viên sẽ chọn ngân hàng thông báo trong số các ngân hàng đại lý của mình ở nước người hưởng lợi L/C. Ngược lại, nếu trong đơn xin mở L/C có quy định ngân hàng thông báo, thanh toán viên kiểm tra xem Techcombank có quan hệ đại lý với ngân hàng đó không, nếu không thì Techcombank đề nghị khách hàng thuyết phục người hưởng lợi (người xuất khẩu) đồng ý chấp nhận ngân hàng Techcombank có quan hệ đại lý. Nếu nhà xuất khẩu không đồng ý thì thanh toán viên làm thủ tục nhờ một ngân hàng khác có quan hệ đại lý với ngân hàng thông báo do nhà xuất khẩu chỉ định.

Thanh toán viên kiểm tra hợp đồng xuất nhập khẩu, nội dung xin mở L/C, tên người hưởng lợi L/C, số tiền, lượng hàng, đơn đi, cảng đến, các loại chứng từ xuất trình, thời hạn giao hàng chậm nhất, hiệu lực L/C, điều kiện thanh toán, chi phí liên quan ai chịu. Bộ vận đơn được lập phải là vận đơn theo lệnh của Techcombank và bản chính phải gửi cho Techcombank, trường hợp đặc biệt phải có cấp có thẩm quyền đồng ý.

Khi thanh toán viên kiểm tra các chi tiết trên nếu thấy có điều gì bất lợi thì góp ý cho khách hàng. Đôi khi khách hàng không am hiểu về nghiệp vụ này dẫn đến có thể mắc phải những sai làm lớn, thanh toán viên giúp cho khách hàng hiểu rõ vấn đề hơn, điều này giúp cho khách hàng tiến hành thanh toán tiền và nhận tiền một cách an toàn. Những hoạt động dịch vụ này ngày một giúp cho Techcombank nâng cao được chất lượng và uy tín của mình.

Khi đã hội đủ các điều kiện, thanh toán viên thảo L/C trình người có thẩm quyền ký duyệt, chuyển bộ phận mật mã gắn mã khoá, phát điện(trong trường hợp mở L/C bằng điện).

* Trong quá trình thực hiện, khách hàng có thể đề nghị sửa đổi hay huỷ bỏ L/C. + Khi khách hàng gửi văn bản đề nghị tu chỉnh L/C, ngân hàng Techcombank yêu cầu ghi rõ ràng phí tu chỉnh ai chịu. Nếu tu chỉnh tăng trị giá L/C, thanh toán viên yêu cầu khách hàng nộp thêm tiền ký quỹ theo tỷ lệ tương ứng với % tăng thêm. Thanh toán viên thảo nội dung tu chỉnh trình người có thẩm quyền ký duyệt và chuyển đi sau khi gắn mã. Bản tu chỉnh được in thành 3 bản: Một in, một giao cho khách hàng, một giao cho Telex.

+ L/C có thể được huỷ bỏ khi có yêu cầu từ một trong hai phía nhập khẩu hay xuất khẩu :

Khi khách hàng mở L/C có văn bản yêu cầu huỷ bỏ L/C đã mở, thanh toán viên phải thông báo ngay cho ngân hàng thông báo L/C. Chỉ sau khi nhận được sự đồng ý của người thụ hưởng, ngân hàng thông báo, ngân hàng xác nhận (nếu có) thì thanh toán viên mới làm thủ tục huỷ L/C và hạch toán theo quy định hiện hành.

Khi ngân hàng thông báo yêu cầu huỷ bỏ L/C theo đề nghị của người thụ hưởng L/C, thanh toán viên phải chuyển ngay cho khách hàng biết và đề nghị họ cho ý kiến, ý kiến của khách hàng phải được thông báo cho ngân hàng thông báo. Khi có

sự đồng ý của 2 bên về huỷ L/C, thanh toán viên tiến hành huỷ L/C và trình cấp trên phê duyệt.

Cuối cùng kế toán hạch toán thu phí huỷ, phí điện hoàn trả tiền ký quỹ nếu có. * Khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá từ ngân hàng thông báo chuyển về thanh toán viên phải ghi ngày nhận vào bảng kê và kiểm tra chứng từ theo L/C đã lập và báo cho khách hàng biết.

Kiểm tra chứng từ là một khâu quan trọng, ngân hàng phải kiểm tra tính chân thực của chứng từ một cách thận trọng. Các chứng từ này phải khớp hoàn toàn với L/C gốc. Nếu trong quá trình kiểm tra chứng từ có một chút sai sót nào, thanh toán viên phải tiến hành thông báo cho khách hàng, cho ngân hàng đại ký của mình ở nước người xuất khẩu.

Việc kiểm tra chứng từ một cách thận trọng giúp cho ngân hàng tránh được những sai sót không đáng có, giúp cho khách hàng có bộ chứng từ hợp pháp để đi nhận hàng tránh trường hợp thanh toán tiền cho người hưởng lợi rồi nhưng hàng thì không nhận được.

Nếu chứng từ phù hợp với L/C, thanh toán viên báo cho khách hàng, yêu cầu họ nộp đủ số ngoại tệ thanh toán, chỉ khi đó mới giao bộ chứng từ và yêu cầu khách hàng ký nhận trái phiếu kiểm định.

Thời gian để khách hàng nộp đủ tiền vào Techcombank là 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo của Techcombank. Sau 10 ngày nếu chưa nộp đủ ngân hàng có quyền phát mại hàng hoá để thu hồi vốn mà ngân hàng đã thanh toán cho người hưởng lợi. Nếu khách hàng từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ giá trị chứng từ thanh toán viên phải thông báo cho ngân hàng đối phương(ngân hàng đại lý ở nước người xuất khẩu) biết và không được thanh toán một phần nào của lô hàng.

* Việc cuối cùng là Techcombank tiến hành thu phí mở L/C, phí thông tin, phí sửa đổi huỷ bỏ nếu có.

b. Thanh toán chứng từ hàng xuất theo phương thức tín dụng chứng từ ( L/C).

Khi nhận được L/C, thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra mã điện nếu mở bằng điện, kiểm tra chữ ký nếu mở bằng thư, sau đó chuyển bản chính và giấy thông báo thư tín dụng có kèm bản gốc cho nhà xuất khẩu đồng thời tiến hành thu phí thông báo của người hưởng lợi L/C. ở đây Techcombank không chịu trách nhiệm

thực hiện các điều kiện quy định trong L/C do đó trong thư thông báo phải nêu rõ ràng đầy đủ là thư thông báo và ngân hàng không chịu trách nhiệm thực hiện.

* Chiết khấu chứng từ hàng xuất theo phương thức L/C.

Techcombank tiến hành chiết khấu chứng từ hàng xuất theo phương thức L/c dưới hai hình thức sau:

+ Chiết khấu truy đòi: Techcombank chiết khấu có truy đòi đối với bộ chứng từ hàng xuất hoàn hảo, thanh toán theo L/C do các ngân hàng có uy tín trong và ngoài nước, khả năng thanh toán xét thấy khả thi.

Mức chiết khấu tuỳ theo nhu cầu của từng đơn vị cụ thể, khả năng thanh toán của bộ chứng từ, nhưng tối đa không quá 95% trị giá hối phiếu.

Lãi suất chiết khấu được xác định dựa trên cơ sở lãi suất tín dụng ngắn hạn, lãi suất chiết khấu chứng từ trên thị trường ngân hàng trong từng thời kỳ cụ thể.

+ Chiết khấu miễn truy đòi: Techcombank chỉ áp dụng với điều kiện L/C không huỷ ngang, thanh toán ngay, do ngân hàng có uy tín phát hành, bộ chứng từ hoàn hảo, khách hàng nhập khẩu nước ngoài là doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả có tín nhiệm trong kinh doanh có quan hệ lâu dài với nhà xuất khẩu Việt Nam. Trường hợp này phải được Tổng Giám Đốc( hoặc Phó Tổng Giám Đốc) phê duyệt.

Mục tiêu của việc chiết khấu chứng từ hàng xuất theo phương thức L/C là bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, từ đó thu hút khách hàng và khuyến khích họ sử dụng sản phẩm dịch vụ của Techcombank.

Nhận xét:

- Quy trình thanh toán của Techcombank do Hội đồng Quản trị quyết định dựa trên thông lệ và tập quán quốc về thanh toán quốc tế, dựa trên các quy định hiện hành của Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ ngành có liên quan về quản lý ngoại thương và quản lý ngoại hối. Quy trình thanh toán L/C mà Techcombank áp dụng tuân theo quy trình tổng quát nghiệp vụ tín dụng chứng từ do phòng thương mại quốc tế ban hành. Những yếu tố này đảm bảo cơ sở pháp lý cho các phương thức thanh toán mà Techcombank áp dụng.

- Trong từng nghiệp vụ thanh toán bằng L/C Techcombank đã quy định rất rõ các trường hợp cụ thể có thể xảy ra. Đối với từng đối tượng khách hàng

khác nhau, mức độ rủi ro khi tiến hành thanh toán là khác nhau thì Techcombank đưa ra các quy định khác nhau. Chẳng hạn khi đưa ra yêu cầu về hồ sơ để mở L/C của người nhập khẩu, Techcombank chia ra hai trường hợp đó là khách hàng mở L/C thanh toán bằng nguồn vốn vay tại ngân hàng và trường hợp hai là khách hàng thanh toán bằng nguồn vốn tự có, bằng những quy định cụ thể đó ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thực của khách hàng giảm thiểu rủi ro khi tiến hành thanh toán cho khách hàng. Techcombank quy định mức ký quỹ rất chi tiết là khác nhau cho L/C trả chậm và L/C trả ngay đối với từng khách hàng. Ngoài ra ngân hàng còn quy định về việc chọn ngân hàng thông báo, ngân hàng thông báo được chọn dựa trên mối quan hệ đại lý của Techcombank...Trong thanh toán quốc Techcombank chia ra làm hai đối tượng đó là thanh toán hàng xuất và hàng nhập. Đối với thanh toán hàng nhập khẩu ngân hàng đặc biệt chú trọng tới việc kiểm tra hồ sơ để lập L/C, đối chiếu L/C với bộ chứng từ. Trong thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức này Techcombank chú trọng tới việc kiểm tra mã điện, chữ ký và luôn giữ mối liên hệ với ngân hàng phát hành L/C để hành động kịp thời khi có thông báo từ phía ngân hàng mở L/C tránh những rủi ro có thể xẩy ra khi người nhập khẩu từ chối trả tiền. Những quy định cụ thể này đã thể hiện được tính chặt chẽ, an toàn, chính xác của

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương Mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank ) docx (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)