0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu tại Techcombank 63.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK ) DOCX (Trang 58 -58 )

2.2.5.1. Quy trình thanh toán nhờ thu.

a.Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức nhờ thu.

Theo phương thức này Techcombank cũng tiến hành thanh toán theo hai hình thức như thông lệ quốc tế đó là theo hình thức trả ngay( D/P) và theo hình thức trả chậm ( D/A).

Khi nhận được nhờ thu của ngân hàng nước ngoài cùng các chứng từ kèm theo, thanh toán viên thực hiện các công việc sau:

* Đối chiếu chữ ký trong thư với mẫu chữ ký uỷ quyền.

* Kiểm tra các loại chứng từ đính kèm và số bản mỗi loại có đúng như đã nêu trong nhờ thu không.

* Báo cho ngân hàng nhờ thu biết rằng Techcombank đã nhận được bộ chứng từ họ gửi và nếu phát hiện chứng từ có sai sót hoặc chữ ký trên thư của họ không đối chiếu được thì báo luôn.

* Lập giấy báo hàng nhập nhờ thu theo mẫu của Techcombank gửi cho đơn vị nhập khẩu.

* Lập bút toán thu phí thông báo uỷ thác thu theo biểu giá phí hiện hành.

Đối với trường hợp nhờ thu theo hình thức D/P, thanh toán viên yêu cầu đơn vị nhập khẩu trả tiền xong mới giao chứng từ, sau đó chuyển kế toán hạch toán thu phí theo quy định.

Đối trường hợp nhờ thu theo hình thức D/A khi khách hàng chấp nhận thanh toán bằng văn bản hoặc ngay trên hối phiếu mới được nhận chứng từ. Thanh toán viên điện báo cho ngân hàng nước ngoài biết, nêu rõ phí telex sẽ được trừ khi thanh toán.

Sau khi gửi chứng từ, thanh toán viên lập hồ sơ theo dõi nhờ thu. Trước ngày đến hạn 15 ngày thanh toán viên có văn bản nhắc khách hàng chuẩn bị trả tiền nợ, tiền phải chuyển đủ vào ngân hàng 3 ngày trước khi thanh toán.

Nếu người nhập khẩu có văn bản từ chối trả tiền một phần hoặc toàn bộ số tiền nhờ thu thanh toán viên điện ngay cho ngân hàng nhờ thu đề nghị có ý kiến:

+ Nếu ngân hàng nhờ thu đồng ý cho thanh toán theo theo đề nghị của nhà nhập khẩu thì thanh toán viên làm thủ tục chuyển tiền thanh toán chuyển trả chứng từ cho ngân hàng nhờ thu.

+ Nếu ngân hàng nhờ thu không đồng ý thanh toán viên làm theo chỉ thị của họ.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày điện báo nếu không có ý kiến của ngân hàng nước ngoài thì thanh toán viên phải điện báo chứng từ sẽ được gửi trả lại đồng thời làm thủ tục chuyển trả chứng từ và yêu cầu ngân hành nhờ thu thanh toán những phí liên quan.

b. Thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức nhờ thu

Khi nhận được chứng từ của đơn vị xuất khẩu nhờ thu, thanh toán viên tiến hành kiểm tra số bản và loại chứng từ theo bản kê hay ghi ngày giờ nhận. Sau đó kiểm tra sự phù hợp của bộ chứng từ.

Thanh toán viên căn cứ vào yêu cầu của khách hàng để lập thư nhờ thu theo mẫu in sẵn gửi cho nước ngoài nhờ thu hộ. Nếu theo hình thức D/A phải ghi rõ ngày thanh toán và ngày chấp nhận thanh toán, quy định rõ tiền được trả bằng điện hay bằng séc, tiền được ghi vào tài khoản nào của Techcombank tại ngân hàng đại lý nào, các thủ tục phí liên quan ai chịu. Thanh toán viên tiến hành theo dõi và lập bút toán thu phí dịch vụ. Khi nhận được giấy báo có của ngân hàng thu hộ, thanh toán viên kiểm tra đối chiếu với hồ sơ uỷ thác thu, vào sổ theo dõi, lập bút toán theo quy định.

Trường hợp nhờ thu D/A khi chứng từ đã được chấp nhận thanh toán nhưng sau ngày đến hạn mà không nhận được báo có, phải điện nhắc ngay cho ngân hàng thu hộ. Nếu nhờ thu bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ, thanh toán viên báo ngay cho khách hàng biết và đề nghị họ cho ý kiến sử lý, trên cơ sở đó thanh toán viên báo cho ngân hàng thụ hộ và lập bút toán thu toàn bộ phí có liên quan.

Quy trình thanh toán nhờ thu chỉ có lợi cho người nhập khẩu, họ chỉ phải thanh toán hay ký chấp nhận thanh toán khi biết chắc là mình đã nhận được hàng, đối với người xuất khẩu phương thức này không đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu, người xuất khẩu không chắc chắn rằng mình có được thanh toán không mặc dù hàng đã chuyển sang nước người nhập khẩu. Techcombank ở đây đóng vài trò trung gian thuần tuý, họ không chịu trách nhiệm trong việc thanh toán hay không của nhà nhập khẩu.

Nhận xét: Có thể nói trong các phương thức thanh toán mà ngân hàng tiên hành thì phương thức nhờ thu là phương thức ít rủi ro hơn đối với ngân hàng, như đã nêu ngân hàng ở đây chỉ đóng vai trò trung gian thuần tuý và không chụi trách nhiệm trong việc thanh toán của nhà nhập khẩu. Trong quy trình thanh toán Techcombank đã quy định rõ ràng về các công việc mà thanh toán viên phải thực hiện khi tiến hành thanh toán nhờ thu hàng xuất và hàng nhập. Đối với hàng nhập thanh toán viên chú trọng tới công tác kiểm tra chữ ký, kiểm tra tính thống nhất giữa bộ chứng từ và chỉ giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu sau khi họ đã trả tiền xong (hình thức

D/P) hoặc chấp nhận thanh toán (hình thức D/A). Quy định này của ngân hàng giúp cho người xuất khẩu đảm bảo được phần nào quyền lợi của mình, nếu như người nhập khẩu không thanh toán hay ký chấp nhận thanh toán thì xẽ không nhận được hàng trong trường hợp này người xuất khẩu phải chụi những chi phí liên quan như thanh toán phí cho ngân hàng, chi phí vận chuyển hàng hoá, chi phí lưu kho bãi và các khoản chi phí khác có liên quan. Như vậy mặc dù quyền lợi của người xuất khẩu theo phương thức này về cơ bản được đảm bảo nhưng họ cũng phải chụi không ít thiệt thòi nếu như người nhập khẩu từ chối nhận hàng. Để hoàn thiện các quy trình thanh toán, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán Techcombank cũng cần có những biện pháp đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu hơn nữa.

2.2.5.2. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu. Biểu 11: doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu.

Năm

Nhờ thu hàng xuất Nhờ thu hàng nhập

Số món Số tiền (triệu USD) Số món Số tiền (triệu USD)

1997 24 0,724 83 1,105

1998 67 1,418 92 1,727

1999 83 2,116 88 2,517

2000 97 2,732 153 3,190

Nguồn: Báo cáo của phòng quan hệ đối ngoại năm 1997 – 2000. Phương thức nhờ thu không đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người bán, mà chỉ có lợi cho người mua nên tồn tại mâu thuẫn về lợi ích giữa người mua và người bán, cho nên phương thức này chỉ được sử dụng khi người mua và người bán thực sự tín nhiệm nhau và có quan hệ mua bán lâu năm. Do vậy, doanh số nhờ thu qua các năm chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong doanh số thanh toán của ngân hàng Techcombank, với tỷ lệ từ 1,5% - 2%. Trong đó doanh số nhờ thu hàng nhập lớn hơn doanh số nhờ thu hàng xuất. Nguyên nhân chủ yếu là do các đơn vị xuất khẩu của ta có trình độ quản lý không cao, quan hệ với đối tác chưa đủ tin tưởng, do đó trong thanh toán nhà xuất khẩu ít dùng phương thức nhờ thu để đảm bảo việc thu tiền hàng xuất khẩu của mình. Năm 1997, doanh số nhờ thu hàng xuất chỉ đạt gần 0,724 triệu USD, chiếm 1,51% tổng doanh số thanh toán. Đến năm 2000, doanh số nhờ thu hàng xuất đạt 2,732 triệu USD, chiếm 1,64% tổng doanh số thanh toán. Phòng quan hệ đối ngoại

ngân hàng TechcomBank đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán nhờ thu mặc dù vậy nhưng thanh toán nhờ thu vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

Thanh toán nhờ thu hàng nhập năm 1997 đạt 1,105 triệu USD đến năm 2000 doanh số thanh toán đạt 3,190 triệu USD mặc dù là doanh số tăng gần gấp 3 lần nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong thanh toán của cả ngân hàng .Phương thức thanh toán nhờ thu có lợi cho người nhập khẩu chính vì lý do này mà doanh số thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức này cao hơn doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Bộ Thương mại đã quy định chỉ xuất khẩu theo phương thức D/A với những mặt hàng xuất khẩu không thuộc loại có giá trị cao, trị giá hợp đồng không quá lớn và công ty xuất nhập khẩu nắm vững khả năng thanh toán của người nhập khẩu.

Vai trò của Techcombank ở đây chỉ là trung gian thu hộ không có trách nhiệm trong việc thanh toán. Phương pháp này chỉ có tác dụng nhất định trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, mở đường tìm thị trường mới.

Techcombank đã và đang tiến hành thanh toán theo phương thức này mặc dù tỷ trọng chiếm trong thanh toán quốc tế chưa cao nhưng Techcombank chưa mắc phải sai lầm nào trong khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo phương thức này.

2.3. Đánh giá kết qủa hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank

2.3.1. Kết quả đạt được của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Techcombank . Techcombank .

Song song với sự ra đời tồn tại và phát triển của ngân hàng Techcombank, hoạt động thanh toán quốc tế đã và đang khẳng định được vai trò của mình. Trong mấy năm vừa qua do có sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng, lợi nhuận thu được của Techcombank giảm mạnh nhất là vào năm 1997, năm 1998- 2000 kết quả hoạt động kinh có phần cải thiện nhưng chưa cao(đã nêu ở biểu 4). Mặc dù kết quả kinh doanh trong toàn ngân hàng không cao nhưng kết quả mà hoạt động thanh toán đạt được trong vài năm vừa qua là một con số đáng khích lệ. Kết quả này được thể hiện ở biểu dưới đây.

Đơn vị: triệu USD

Năm 1997 1998 1999 2000

Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Xuất Nhập Tín dụng 10,139 23,868 11,458 26,981 12,684 34,711 16,729 45,317 Chuyển tiền 8,528 3,621 13,541 11,460 18,546 16,454 25,439 36,823 Nhờ thu 0,724 1,105 1,418 1,727 2,116 2,517 2,732 3,190 Tổng 19,391 28,594 26,416 40,168 33,346 53,682 44,900 85,33

Tổng Năm 47,985 66,584 87,028 130,230

Nguồn báo cáo phòng thanh toán quốc tế. Bảng trên cho thấy kết quả hoạt động thanh toán trong vòng 4 năm gần đây nhất của Techcombank có những bước phát triển rất lớn, năm 1999 tăng 30,7% so với năm 1998, năm 2000 doanh số thanh toán tăng 49,6% so với năm 1999 chưa kể kiều hối. Trong đó thanh toán hàng xuất qua các năm vẫn chiếm một tỷ trọng nhỏ trong thanh toán xuất nhập khẩu. Techcombank cần có những biện pháp thích hợp để tăng lượng khách hàng tiến hành thanh toán hàng xuất qua Techcombank. Mức tăng doanh số qua các năm rất đều đặn và rất cao phản ánh được những cố gắng nỗ lực của cán bộ, ban điều hành của Techcombank và của riêng phòng quan hệ đối ngoại nói riêng. Năm 2000 lợi nhuận mà hoạt động thanh toán quốc tế mang lại là1,34 tỷ chiếm gần 25% tổng lợi nhuận thu được của Techcombank, nó khẳng định vai trò của hoạt động thanh toán trong toàn bộ ngân hàng.

Quá trình tiến hành hoạt động thanh toán quốc tế đã dần đảm bảo chỉ tiêu chất lượng mà đã đề cập ở trên, đảm bảo tính an toàn tính chính xác, nhanh chóng kịp thời. Quy trình thanh toán kết thúc một cách nhanh gọn, đảm bảo được quyền lợi của cả ngân hàng và của cả khách hàng.

Biểu 13: Cơ cấu phần trăm của các phương thức thanh toán.

Đơn vị : % 1997 1998 1999 2000 Tín dụng 70,87 57,73 54,46 47,64 Chuyển tiền 25,32 37,55 40,20 47,81 Năm PTTT PTTT

Nhờ thu 3,81 4,72 5,32 4,55

Tổng 100 100 100 100

Nguồn phòng quan hệ đối ngoại. Dựa trên bảng cơ cấu doanh số thanh toán của các phương thức thanh toán ta thấy rằng mặc dù tổng doanh số thanh toán tăng nhanh qua các năm nhưng về mặt cơ cấu thì thay đổi không đáng kể. Doanh số thanh toán theo phương thức L/C năm 1997 đạt 34,007 triệu USD chiếm 70,87% tổng doanh số thanh toán, năm 2000 doanh số thanh toán đạt 62,046 triệu USD chiếm 47,64%. Tỷ lệ doanh số của hoạt động thanh toán theo phương thức L/C mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Kết quả của hoạt động này mang lại cho Techcombank khoản lợi nhuận lớn góp phần phát triển Ngân hàng, điều này khẳng định sự tin tưởng của khách hàng, uy tín của ngân hàng trên thị trường trong nước và quốc tế, khẳng định tính chặt chẽ của quy trình thanh toán mà Techcombank áp dụng.

Hoạt động chuyển tiền tại Techcombank trong những năm qua đã tăng lên đáng kể năm 1997 doanh số chuyển tiền chỉ đạt 12,141 triệu USD đạt 25,32%, năm 2000 đạt 62,262 triệu USD đạt 47,81% đây quả là một con số đáng khích lệ.

Hoạt động chuyển tiền qua Techcombank ngày một sôi động điều này một lần nữa chứng minh được chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế ở Techcombank.

Trong các phương thức thanh toán thì phương thức nhờ thu là chiếm tỷ trọng ít nhất. Kể từ khi hoạt động đến nay doanh số nhờ thu chỉ chiếm khoảng 3- 5%. Nguyên nhân ở đây không phải do quy trình thanh toán nhờ thu mà Techcombank sử dụng hay cũng không phải do phía ngân hàng... lý do ở đây là phương thức này không đảm bảo quyền lợi của người xuất khẩu nên ít được áp dụng. Hoạt động này cũng chiếm tỷ trọng không cao trong hầu hết các ngân hàng thương mại khác.

Song song với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Techcombank hoạt động thanh toán quốc tế đã ngày một mở rộng và có uy tín trên thị trường. Kết quả của hoạt động thanh toán quốc đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của Techcombank. Chất lượng của hoạt động thanh toán quốc tế ngày một được khẳng định, thu hút được nhiều khách hàng thanh toán qua Techcombank, nâng cao hiệu quả hoạt động của phòng thanh toán quốc tế nói riêng và cả ngân hàng nói chung.

Quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế ngày càng được củng cố và mở rộng. Thông qua quan hệ thanh toán- tín dụng, Techcombank đã từng bước tạo lập uy tín, mở rộng quan hệ với các ngân hàng lớn như ngân hàng Ngoại thương Nga, ngân hàng Deutschebank, ngân hàng Creditor ( Italia ), Bank of Tokyo, ngân hàng Bank of city, ngân hàng Bank of New York... Mối quan hệ này giúp ngân hàng phát triển rộng quy mô hoạt động, tăng uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Đây chính là ưu điểm mà hoạt động thanh toán quốc tế đạt được.

Khách hàng của Techcombank trong hoạt động thanh toán có tới 70% là các công ty cổ phần và các doanh nghiệp vừa và nhỏ số còn lại là công ty quốc doanh . Điều này khẳng định hoạt động hiệu quả của Techcombank bởi lẽ đây là những doanh nghiệp hoạt động dựa trrên vốn họ tự bỏ ra do vậy họ sẽ lựa chọn đối tác kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất, việc thanh toán phải đảm bảo an toàn, nhanh gọn, phương thức thanh toán phải đảm bảo được lợi ích của cả hai bên, thương vụ của họ xuất hiện với tần số cao, họ nắm bắt nhu cầu thị trường nhanh và thoả mãn nhu cầu đó một cách tốt nhất. Đây chính là cơ hội để cho Techcombank phát huy năng lực của mình trong thanh toán quốc tế.

Ngoài ra, thanh toán viên của phòng quan hệ đối ngoại đều đã tốt nghiệp đại học có trình độ chuyên môn cao giúp cho hoạt động thanh toán đảm bảo được tính chính xác, an toàn, nhanh chóng... yếu tố này mang lại cho ngân hàng những thuận lợi rất lớn.

Trên đây là một số những ưu điểm mà hoạt động thanh toán mang lại chứng tỏ chất lượng của hoạt động thanh toán ngày càng được cải thiện.

2.3.3. Những tồn tại.

2.3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan.

- Chất lượng của hoạt động thanh toán phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Yếu tố

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU LUẬN VĂN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM (TECHCOMBANK ) DOCX (Trang 58 -58 )

×