Luân chuyển khoản phải thu

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 48 - 49)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 V Tài sản dài hạn khác

2008 2009 Năm Năm 2009 Số tiền %

2.2.2.2.2. Luân chuyển khoản phải thu

Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm nhiều nội dung như: phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác… Ở đây, ta chỉ đề cập và phân tích sự thay đổi của khoản mục phải thu của khách hàng; bởi vì đây là nội dung chủ chốt chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp nói riêng và trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp nói chung. Mặt khác, khả năng thu tiền bán chịu kịp thời của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của nó. Để nghiên cứu các khoản phải thu có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính, ta sử dụng các tỷ số về các khoản phải thu, cụ thể là tỷ số vòng quay các khoản phải thu. Số vòng quay các khoản phải thu đo lường mối liên hệ tương quan của các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu bình quân được chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ.

Do các điều khoản tín dụng của doanh nghiệp thường được xác định bằng ngày nên việc chuyển đổi số vòng quay các khoản phải thu thành số ngày thu tiền bình quân sẽ thuận tiện hơn.

Bảng 2.17: Vòng quay các khoản phải thu của DN năm 2008 – 2009

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009

Doanh thu thuần 74.212,39 114.419,45 120.016,54 54,17 % 4,89 % Các khoản phải thu

khách hàng đầu kỳ 15.754,38 14.256,74 15.821,97 -9,51 % 10,98 % Các khoản phải thu

khách hàng cuối kỳ 13.827,74 15.690,96 12.458,63 13,47 % -20,60 % Các khoản phải thu bình

quân 14.791,06 14.973,85 14.140,30 1,24 % -5,57 %

Số vòng quay các khoản

phải thu 5,01 7,64 8,48 2,64 0,84

Số ngày thu tiền bán

hàng bình quân 72 46 42 -26 -4

Nhìn chung, số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân có xu hướng tăng qua 3 năm trong khi đó doanh số vẫn gia tăng qua 3 năm; chứng tỏ chính sách quản lý hàng bán chịu của doanh nghiệp khá tốt, công cụ tài chính là công nợ khách hàng được các nhà quản lý của công ty sử dụng ngày càng có dấu hiệu khả quan qua mỗi năm.

Ta nhận thấy rằng, doanh thu thuần trong năm 2008 tăng 40.207.060.000 đ tức tăng 54,17% so với năm 2009, trong khi đó khoản phải thu bình quân chỉ gia tăng nhẹ, tăng 1,24% so với năm 2007 kéo theo kỳ thu tiền bình quân của công ty giảm xuống đến 26 ngày. Như vậy, doanh nghiệp đã có sự nổ lực trong việc thu hồi nợ, giải quyết tốt các nợ tồn đọng của kỳ trước, rút ngắn lại thời gian bán chịu hàng hóa. Sang năm 2009 nợ phải thu của khách hàng tăng 5.597.090.000 VNĐ tương đương 4,89% so với năm 2008, trong khi đó các khoản phải thu bình quân lại giảm một lượng là 833.550.000 VNĐ. Có thể nói năm 2009 doanh nghiệp đã có sự cải thiện trong công tác quản lý các khoản phải thu khách hàng, đặc biệt là có sự thay đổi trong việc thiết lập chính sách bán chịu như hạn chế bán chịu hàng hóa. Trong năm 2008 doanh nghiệp cần 46 ngày mới thu được khoản tiền đã bỏ ra trước đó; nhưng sang năm 2009 trung bình chỉ cần 42 ngày thì doanh nghiệp có thể thu hồi được tiền hàng cần phải thu. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định, đồng vốn lưu động được sử dụng có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w