Phân tích các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 38 - 40)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 V Tài sản dài hạn khác

2008 2009 Năm Năm 2009 Số tiền %

2.2.2.1.1. Phân tích các khoản phải thu.

Ta có bảng tính như sau:

Bảng 2.7: Phân tích các khoản phải thu qua 3 năm 2007 – 2009.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)

2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009

Tổng các khoản phải thu 16.875,85 21.472,71 16.070,02 27,24 -25,16

Tổng tổng nguồn vốn 69.498,03 81.625,93 84.693,01 17,45 3,76

Tỷ lệ khoản phải thu trên

nguồn vốn(%) 24,28 26,31 18,97 2,79 -5,87

Từ bảng tính ở trên cho thấy năm 2008 các khoản phải thu và tỷ lệ khoản phải thu trên tổng nguồn vốn tăng so với năm 2007 ( tăng lên 2,03%). Nhưng đến năm 2009 thì tình hình đã được cải thiện rõ nét, giảm từ 26,31% trong năm 2008 xuống còn 18,97% năm 2009, là biểu hiện tốt. Chứng tỏ tỷ lệ vốn bị chiếm dụng giảm, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào hoạt động gia tăng.

Bảng 2.8: Theo dõi chi tiết số liệu các khoản phải thu qua 3 năm 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

C/L tỷ trọng

2007-2008 Năm2009 C/L tỷ trọng2008-2009 2007 2008 Số tiền % Số tiền %

Phải thu của khách hàng 13.827,74 15.690,96 1.863,22 13,47 12.468,63 -3.222,33 -20,54 Trả trước cho người bán 426,05 2.046,76 1.620,71 380,40 2.225,63 160,87 7,86 Thuế GTGT được khấu trừ 741,34 -741,34 -100

Các khoản phải thu khác 1.717,26 3.395,43 1.678,17 97,72 1.061,04 -2.334,39 -68,75 Dự phòng khoản phải thu

khó đòi 163,46 254,84 91,38 55,90 314,90 60,06 23,57 Phải thu dài hạn khác 84,72 84,72

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy có sự biến động giữa các khoản mục trong phần nợ phải thu như sau:

Khoản mục trả trước cho người bán có xu hướng ngày càng tăng qua 3 năm từ 426.050.000 VNĐ trong năm 2007 tăng lên 2.046.760.000 VNĐ trong năm 2008 và 2.225.630.000 VNĐ trong năm 2009. Sự gia tăng này trong năm 2008 và 2009 tuy khá cao so với năm 2007 nhưng theo đánh giá thì không có gì bất ổn; nó thể hiện nhu cầu cung ứng vật tư hàng hóa đầu tư vào để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp ngày càng lớn.

Khoản mục dự phòng nợ phải thu khó đòi cũng có xu hướng gia tăng qua 3 năm 2007–2009 tăng từ 163.460.000 VNĐ lên 254.840.000 VNĐ năm 2008 và 314.900.000 VNĐ năm 2009 tức tăng 55,90% so với năm 2007 và 23,57% so với năm 2009. Sự gia tăng này vẫn nằm ở mức hợp lý bởi có sự tương xứng với tốc độ tăng trưởng của doanh thu, bán hàng càng nhiều thì rủi ro về nợ khó đòi càng tăng. Tuy vậy cũng cần thận trọng trong việc quyết định chính sách bán chịu để phần nào kiểm soát và hạn chế dần những món nợ không có khả năng thu hồi.

Các khoản phải thu khác có chiều hướng ngày một gia tăng qua 3 năm, nhân tố chính tạo nên sự gia tăng này là do thuế nhập khẩu hàng dùng để xuất khẩu và các khoản cho nhân viên công ty vay mượn.

Tóm lại qua toàn bộ quá trình phân tích ở trên, ta nhận thấy về mặt giá trị và tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đều có chiều hướng gia tăng nhanh trong năm 2008 và giảm dần trong năm 2009. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của khoản mục các khoản phải thu trong cơ cấu tài sản lưu động của doanh nghiệp; do vậy đã có những chính sách cắt giảm tất cả các khoản mục trong nợ phải thu xuống nhằm góp phần sử dụng vốn hiệu

quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 38 - 40)