NGUỒN VỐN TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 36 - 38)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 V Tài sản dài hạn khác

2008 2009 Năm Năm 2009 Số tiền %

NGUỒN VỐN TÍN DỤNG

Bảng 2.6: Phân tích nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng

ĐVT:Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm

% Theo quy mô

chung Chênh lệch

2008 2009 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền %

* NGUỒN VỐN TÍN DỤNG

Vay và nợ ngắn hạn 25.567,46 14.422,24 31,32 17,03 -11.145,22 -43.,59 Vay và nợ dài \hạn 4.190,01 5.982,27 5,13 6,99 1.737,51 41,46 Các khoản phải trả, phải nộp khác 990,65 1.575,26 1,21 1,86 584,61 59,01

Tổng cộng 30.748,42 21.979,77 37,67 25,95 -8.768,65 -28,52 * NGUỒN VỐN ĐI CHIẾM DỤNG

Phải trả người bán 4.031,40 4.503,58 4,94 5,32 47,21 1,17 Người mua trả tiền trước 461,38 683,32 0,56 0,81 221,94 48,10 Thuế và các khoản nộp Nhà nước 1.035,63 1.753,32 1,26 2,07 717,69 69,30 Phải trả người lao động 392,52 438,61 0,48 0,51 46,09 11,74 Các khoản phải trả, phải nộp khác 0,00 10,02 0,00 0.01 10,02

Tổng cộng 5.920,93 7.388,85 7,24 8,68 1.042,95 130,31

trong năm 2009 giảm cả về giá trị và tỷ trọng so với năm 2008; nguồn vốn tín dụng trong năm giảm 8.768.650.000 VNĐ tức 28,52%; kết cấu nguồn vốn tín dụng do đi vay đã giảm một lượng là 11,72% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Điều này nhìn chung cho ta thấy được tín hiệu khả quan, bởi lẽ quy mô và hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng tăng nhưng nguồn nợ vay cũng như nhu cầu vay nợ để bổ sung cho hoạt động kinh doanh lại giảm; điều đó chứng tỏ rằng nguồn vốn tự có hay nguồn nội lực của doanh nghiệp ngày càng đủ trang trải và đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, ta lại nhận thấy rằng vay ngắn hạn giảm 43,59%., cơ cấu nguồn vốn vay ngắn hạn trong tổng vốn lại giảm rõ rệt, gần ½ so với năm trước (từ 31,32% xuống còn 17,03%), trong khi đó tỷ trọng nguồn vốn vay dài hạn lại tăng lên một lượng tương ứng là 41,46%. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của nó trong kết cấu tổng nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2009 so với năm 2008 cũng không cao ( chỉ tăng 1,86%). Bên cạnh đó, cũng có sự gia tăng về lượng của khoản mục các khoản phải trả, phải nộp khác ( chủ yếu là các khoản vay mượn của các cá nhân và nhân viên trong công ty). Như vậy, rõ ràng là có sự chuyển dịch trong cơ cấu nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp: giảm tỷ trọng nợ vay ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng nợ dài hạn và nợ khác. Sự thay đổi này cho thấy doanh nghiệp đã có sự đầu tư về tài sản dài hạn cũng như đang có những kế hoạch dự án đầu tư dài hạn trong năm 2009 và cả những năm sắp tới.

Mặt khác, nếu kết hợp phân tích bảng 2.1 và bảng 2.2; ta lại nhận thấy được một điều rằng: nợ phải trả giảm 20,06% trong khi đó chi phí lãi vay chỉ giảm 9,87%. Như vậy, trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp nợ không tính lãi giảm nhiều hơn so với nợ vay phải trả lãi.

Nguồn vốn đi chiếm dụng của doanh nghiệp trong năm 2009 có sự gia tăng nhẹ trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp ( tăng 1,44%) so với năm 2008; trong đó thuế và các khoản phải nộp Nhà nước có sự gia tăng mạnh về tỷ trọng trong năm 2009.

Tóm lại, sự phân bố cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp trong năm 2009 như phân tích ở trên đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, thể hiện công tác và hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp, đảm bảo tính an toàn cho doanh nghiệp trong việc sử dụng và thanh toán các khoản nợ vay: nguồn vốn chủ sở hữu chiếm trên 50% trên tổng nguồn vốn thể hiện nguồn nội lực của đơn vị khá tốt, nợ phải

trả do các khoản vay giảm cả về kết cấu và tỷ trọng, nợ do chiếm dụng vốn tăng một lượng. Trong những năm tới doanh nghiệp cần giữ vững như năm 2009 hoặc phát huy thêm nữa, bởi lẽ sự phân bổ nguồn vốn như vậy là khá an toàn và hợp lý.

2.2.2.Phân tích các tỷ số tài chính:

2.2.2.1.Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán là đánh giá một cách cụ thể về tính hợp lý của sự biến động các khoản phải thu, phải trả giúp người sử dụng thông tin có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nguyên nhân của mọi sự ngừng trệ, ứ đọng các khoản thanh toán hoặc có thể khai thác được các khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ khả năng tình hình tài chính; nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 36 - 38)