Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các tỷ số tài chính Vốn luân chuyển:

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 42 - 46)

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 V Tài sản dài hạn khác

2008 2009 Năm Năm 2009 Số tiền %

2.2.2.1.3. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các tỷ số tài chính Vốn luân chuyển:

Vốn luân chuyển:

Bảng 2.11: Phân tích vốn luân chuyển của doanh nghiệp từ 2007 đến 2009.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)

2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009

Tài sản ngắn hạn 44.129,42 55.101,09 56.558,32 24,86 2,64 Nợ ngắn hạn 24.083,53 32.615,16 23.439,23 35,43 -28,13

Vốn luân chuyển 20.046,19 22.485,93 33.119,09 12,17 47,29

Vốn luân chuyển thể hiện phần tài sản được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản lâu dài mà không đòi hỏi chi trả trong thời gian ngắn, vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn trả.

Trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009 vốn luân chuyển doanh nghiệp liên tục tăng từ 20.046.190.000 VNĐ lên 22.485.930.000 VNĐ năm 2008 ( tăng 12,17% so với năm 2007) và tăng lên 33.119.090.000 VNĐ năm 2009 ( tăng tương ứng 47,29% so với năm 2008). Như vậy, qua 3 năm lượng vốn luân chuyển không ngừng tăng và tăng khá nhanh. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không bị sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn, có thể làm chủ và giải quyết linh hoạt việc thanh toán nợ khi đến hạn.

Hệ số thanh toán ngắn hạn: diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nó được sử dụng như một tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp hay nói cách khác nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.

Bảng 2.12: Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp từ năm 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)

2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009

Tài sản ngắn hạn 44,129,42 55.101,09 56.558,32 24,86 2,64 Nợ ngắn hạn 24.083,53 32.615,16 23.439,23 35,43 -28,13

Hệ số thanh toán ngắn hạn 1,83 1,72 2,43 -0,11 0,71

Qua 3 năm từ 2007 – 2009, ta nhận thấy hệ số thanh toán ngắn hạn tại doanh nghiệp có xu hướng giảm trong năm 2008 và tăng lên trong năm 2009; cụ thể là từ 1,83 giảm xuống 1,72 lần tức là giảm 0,11 lần; nghĩa là trong năm 2007 cứ 1,83đ tài sản được tạo ra thì trong đó có 1đ là do nợ vay ngắn hạn. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp đã có sự suy giảm trong năm 2008. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ gia tăng của tài sản lưu động; cụ thể là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp năm 2008 tăng 24,86% so với năm 2007 nhưng nợ ngắn hạn lại tăng đến 35,43% và hệ quả kéo theo là làm cho hệ số thanh toán ngắn hạn trong năm 2008 giảm xuống. Đến thời điểm năm 2009 thì hệ số thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp biến chuyển khả quan hơn, tăng từ 1,72 lần trong năm 2008 lên 2,43 lần trong năm 2009 tức tăng 0,71 lần trong giai đoạn 2007 – 2009. Nguyên nhân tăng là do tài sản ngắn hạn tăng 2,64% nhưng nợ ngắn hạn lại giảm rõ rệt, giảm 28,13% so với năm 2008. Như vậy, tổng giá trị tài sản lưu động có thể chi trả cho các khoản nợ đã có sự cải thiện rõ trong năm 2009, kéo theo mức độ rủi ro trong kinh doanh do không đủ năng lực thanh toán các khoản nợ cũng sẽ giảm dần.

Trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có tính thanh khoản cao và cả những khoản mục có khả năng thanh khoản kém nên hệ số thanh toán hiện hành cũng chưa phản ánh chính xác lắm về năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, ta phân tích thêm chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh.

Hệ số thanh toán nhanh: cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoăc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.

Bảng 2.13: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh của DN từ năm 2007 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009

Tiền (1) 757,84 2.026,96 1.825,84 167,46 -9,92 Các khoản phải thu (2) 16.875,85 20.625,49 16.070,02 22,04 -22,09

Tổng cộng (1) + (2) 17.633,69 22.652,45 17.895,86 28,46 -27,14

Nợ ngắn hạn 24.083,53 32.615,16 23.439,23 35,43 -28,13

Hệ số thanh toán nhanh 0,73 0,69 0,76 -0,04 0,07

Năm 2007 cứ 1đ nợ ngắn hạn thì có 0,73đ tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo nhưng sang năm 2008 tỷ số này đã giảm xuống cứ 1đ nợ ngắn hạn thì chỉ còn 0,69đ tài sản có tính thanh khoản cao đảm bảo mà thôi nhưng sang năm 2009 thì hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đã tăng so với 2 năm trước đó. Tuy nhiên nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp qua 3 năm vẫn dao động ở một biên độ nhất định không có sự tăng giảm đột biến. Tóm lại với kết quả như phân tích trên thì khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán hay nói cách khác là khả năng chuyển đổi nhanh bằng tiền để thanh toán các món nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức tốt và ngày càng ổn định hơn.

Ở phần trên ta đã phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong thời gian ngắn hạn. Như những nhận định ở trên thì khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp ngày một đảm bảo. Vậy còn khả năng thanh toán dài hạn thì sao? Doanh nghiệp có đảm bảo được tình hình thanh toán của đơn vị mình trong thời gian dài hạn không? Để giải đáp những câu hỏi này ta cần phải đánh giá thêm tình hình của doanh nghiệp qua một số chỉ tiêu tài chính nữa, điều này là quan trọng và cần thiết. Bởi lẽ khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp gắn liền với khả năng sống còn của doanh nghiệp qua nhiều năm.

Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu:

Bảng 2.14: Phân tích tỷ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu của DN qua 3 năm 2007 –2009.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009

Tổng nợ phải trả 33.187,53 36.805,48 29.421,51 10,90 -20,06 Nguồn vốn chủ sở hữu 36.310,44 44.820,45 55.271,50 23,71 23,32 Nợ phải trả trên nguồn vốn chủ

sở hữu 0,91 0,82 0,53 -0,09 -0,29

Nhìn chung tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ở mức thấp, năm sau giảm hơn năm trước; đặc biệt năm 2009 tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm rõ hơn từ 0,82 lần trong năm 2008 giảm xuống còn 0,53 lần trong năm 2009 tức giảm 0,29 lần. Điều này chứng tỏ qua 3 năm vừa phân tích doanh nghiệp ngày càng hạn chế sử dụng nợ trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của đơn vị và thay thế vào đó là sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu; đồng thời qua tỷ số trên ta nhận thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu ngày càng vững chắc hơn. Đây là tín hiệu khả quan, cần được giữ vững và phát huy.

Một vấn đề được đặt ra tiếp theo là việc sử dụng nợ là điều cần thiết mặc dù có thể có rủi ro nhưng vấn đề là sử dụng nợ như thế nào để tạo ra lợi nhuận cho công ty. Chỉ có thể đánh giá việc sử dụng nợ của đơn vị có hiệu quả hay không khi và chỉ khi lợi nhuận tạo ra lớn hơn lãi phải trả cho việc sử dụng nợ; hệ số thanh toán lãi vay sẽ lý giải được vấn đề đặt ra.

Hệ số thanh toán lãi vay:

Dựa vào số liệu liên quan ta lập bảng sau:

Bảng 2.15: Phân tích khả năng trả nợ vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch (%)

2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009

Chi phí lãi vay 2.983,34 4.952,64 4.463,76 66,01 -9,87 EBIT 19.775,20 26.919,74 31.419,57 36,13 16,72

Hệ số thanh toán lãi vay 6,63 5,44 7,04 -1,19 1,60

Với kết quả từ bảng phân tích số liệu trên thì cũng tương đồng và phù hợp với kết quả đánh giá về tình hình nợ vay và khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2007 – 2009. Năm 2008 hệ số thanh toán lãi vay là 5,44 lần, giảm so với năm 2007 là 1,19 lần; nguyên nhân dẫn đến việc hệ số thanh toán lãi vay giảm so với năm trước là do lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng nhưng tỷ lệ tăng của lợi nhuận chưa tăng tương xứng với chi phí lãi vay ( lợi nhuận trước thuế tăng 30,82%, chi phí lãi vay tăng tới 66,01%) tức tỷ lệ vay nợ của doanh nghiệp trong năm 2008 đã tăng cao mà lợi nhuận tạo ra từ đồng tiền vay đó chưa đủ bù đắp một cách cao nhất cho khoản nợ và chi phí lãi vay. Rõ ràng như phân tích ở trên ta cũng đã nhận thấy rằng lượng tiền vay của doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn trong năm 2008 cũng đã gia tăng so với năm 2007 kéo theo chi phí lãi vay tăng trong khi lợi nhuận chưa tăng tương xứng. Nhưng sang năm 2009 thì hệ số thanh toán lãi vay có sự biến chuyển: hệ số thanh toán lãi vay là 7,04 lần tăng so với năm 2008. Nguyên nhân chính của sự gia tăng này là do năng lực tự chủ tài chính của doanh nghiệp có sự cải thiện, nguồn vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh đa phần là nguồn vốn chủ sở hữu chứ không phải là nguồn vay, thêm vào đó lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2009 lại gia tăng so với năm 2008 ( tăng 22,71%). Từ sự ảnh hưởng của các yếu tố trên thì điều tất yếu dẫn đến là chi phí lãi vay năm 2009 sẽ giảm kéo theo hệ số đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp tăng và ngày càng đạt ở mức độ an toàn cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu phân tích tài chính của công ty tnhh tm-sx thuốc thú y gấu vàng trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009. (Trang 42 - 46)