III) Các chế đ? trả lư?ng theo sản phẩm:
1) Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
1.1. Giai đoạn từ 1991-2000:
Tháng 06/1991 sau khi các bên bàn thống nhất và đi đến quyết định thành lập công ty Thương Mại Thiệu Yên ,dưói sự quản lý của Nhà nước.Từ tháng 06/1991 đến tháng 10/2000 cùng với sự giảm biên chế ,bố trí lại nhân sự ,đơn vị đã dần đi vào ổn định sản xuất kinh doanh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận
1.2. Giai đoạn từ 2000 đến nay:
Sau 10 năm đi vào ổn định và phát triển kinh doanh thương mại, cùng với sự mở cửa của cơ chế quản lý nền kinh tế nhà nước. Nhiều đơn vị đã chuyển đổi cổ phần tự hạch toán thu chi, độc lập về kinh tế dưới sự quản lý của nhà nước, đáp ứng thời kì phát triển kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế đất nước.
Ngày 01/10/2000, đơn vị được nhất trí của các ban ngành quản lý có liên quan chính thức kinh doanh từ hoạt đông sản xuất –kinh doanh dưới sự quản lý của nhà nước sang hình thức tự độc lập sản xuất –kinh doanh dưới sự quản lý của nhà nước, để bắt kịp với cơ chế thị trường và phát triển kinh tế thương mại.
Trải qua rất nhiều khó khăn công ty đến nay đã dần dần đi vào hoạt động ổn định và có sự tăng trưởng qua các năm.Và tiền lương của người lao động cũng được tăng lên theo thời gian.
2) Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty:
Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ kiện, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiến tiến, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật. tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do nhà nước giao.
2.2. Nhiệm vụ của công ty trong cơ chế thị trường:
- Sản xuất mặt hàng phân bón phục vụ nhu cầu nông nghiệp trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.
- Kinh doanh các mặt hàng xe máy (honda), đồ điện lạnh :tủ lạnh, máy giặt, quạt máy...
- Nghiên cứu nhu cầu và khả năng của thị trường về sản phẩm sản xuất và kinh doanh để xây dựng chiến lược phát triển của công ty.
- Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng kế hoạch, nhiệm vụ nhà nước giao.
- Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Chấp hành pháp luật và thực hành đúng chế độ chính sách của nhà nước giao, sử dụng có hiệu quả tiền vốn, vật tư, tài sản và đất đai nhà nước giao. Đồng thời có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước.
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quan điểm, chính sách pháp luật của nhà nước.
- Chịu trách nhiệm về tính sát thực của các hoạt động tài chính.
3) Đặc điểm của công ty ảnh hưởng tới trả lương theo sản phẩm:
3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý:
Trước đây do sản lượng còn nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giản đơn, số lượng công nhân còn ít nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Cơ
cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng. Kể từ khi công ty mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh thì cơ chế một thủ trưởng theo kiểu trực tuyến không còn phù hợp nữa. Đến nay qui mô sản xuất tăng lên rất nhiều cơ cấu tổ chức phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy hiện nay công ty đã chuyển sang cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy quyền độc lập tự chủ, phát huy tính sáng tạo giữa các phòng ban.
- Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty, giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổng công ty và trước tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc trợ giúp cho giám đốc giải quyết các công việc trong toàn công ty hoặc được uỷ quyền điều hành công ty khi giám đốc đi vắng.
- Phòng tổ chức lao động: Có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc công ty về việc sắp xếp và bố trí cán bộ, đào tạo và phân loại lao động cho phù hợp công việc, thanh quyết toán chế độ cho người lao động theo chính sách, chế độ của nhà nước và qui chế của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh toàn bộ hoạt
động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, qua đó giám sát các mặt tài chính của công ty. Cuối kỳ lập báo cáo tổng hợp xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phòng kinh doanh nội địa và xuất khẩu: Hai phòng này kết hợp với
phòng KCS, giám đốc xí nghiệp sản xuất khuôn thực hiện việc xem xét hợp đồng và ký kết hợp đồng dưới sự phê duyệt của Giám Đốc công ty, lập đơn đặt hàng gửi phòng kế hoạch đầu tư, đồng thời quản lý tiền hàng, cơ sở vật chát mà công ty giao cho.
- Phòng ké hoạch đầu tư: Là phòng tham mưu cho Giám Đốc Công Ty về công tác lập và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và triển khai công tác kinh doanh tại công ty.
- Phòng kỹ thuật -KCS có chức năng giúp Giám Đốc công ty thực hiện quản lý kỹ thuật công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc trong toàn công ty.
- Công ty thực hiện các kế hoạch sản xuất và kinh doanh của phòng kế
hoạch đầu tư đã lập, kiểm soát các quá trình sản xuất đảm bảo kế hoạch sản xuất hàng tháng, sản xuất thử nghiệm và bảo đảm chế độ công nghệ được duy trì.
Mỗi bộ phận trong công ty là một mắt xích quan trọng bảo đảm cho công ty hoạt động một cách nhịp nhàng thống nhất và đúng kế hoạch.
3.2. Hoạt động sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ:
- Hoạt động sản xuất sản phẩm:
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty là chuyên sản xuất phân bón để phục vụ nhu cầu người nông dân. Công ty chọn hương sản xuất sản phẩm là phải đạt chất lượng cao.
- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty:
Đến nay thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rộng khắp cả nước. Sản pẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn về chất lượng đó được kiểm định. Đây là một lợi thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Đó là sức mạnh để sản phẩm của công ty cạnh tranh với các sản phẩm trong nước và quốc tế.
Trong đó sản phẩm tiêu thụ tại thị trường tiêu thụ tại miền bắc chiếm khoảng 14,3%, miền trung chiếm khoảng 65,8% miền nam chiếm khoảng 19,9% tổng sản lượng tiêu thụ của công ty.
Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của công ty mới ở giai đoạn thăm dò, phát triển thị trường, do vậy sản lượng tiêu thụ ở thị trường này còn thấp.
Cùng với sự phát triển đó, ban lãnh đạo công ty đã đề ra mục tiêu phấn đấu tương lai của công ty và nâng cao hơn nữa sản lượng và chất lượng, tăng cường hơn nữa công tác tiêu thụ trong nước và ngoài nước, xây dựng mối quan hệ: Công ty- đại lý – cửa hàng tiêu thụ, nâng cao uy tín mặt hàng của công ty trên thị trường trong và ngoài nước, mục tiêu phấn đấu đưa thị phần lên 40% đến năm 2012. Đồng thời mở rộng qui mô của công ty, tăng số lượng và chất lượng lao động, nâng cao mức thu nhập
cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty và có chiến lược thu hút nhân tài ở bên ngoài vào công ty.
3.3. Đặc điểm về qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
Đối với mỗi công ty, qui trình công nghệ là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Mức độ chất lượng sản phẩm của công ty và năng suất lao động phụ thuộc trình độ hiện đại, cơ cấu, khả năng làm việc theo thời gian của máy móc thiết bị. Muốn sản phẩm có chất lượng, đủ khả năng cạnh tranh thì phải có công nghệ mới, hiện đại, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng va khả năng của công ty. Trong khi nguồn tài nguyên cạn kiệt, khan hiếm, đòi hỏi phải ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đạt chất lượng cao với mức chi phí hợp lý.
Chiến lược sản xuất sản phẩm của công ty là sản xuất sản phẩm chất lượng cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy công ty đã không ngừng thay đổi và nhập ngoại máy móc thiết bị hiện đại của nước ngoài . Đây là những dây chuyền công nghệ rất hiện đại và đông bộ, có khả năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về chất lượng cũng như số lượng ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên việc khai thác hết khả năng của máy móc hiện nay của công ty còn hạn chế rất nhiều chỉ đạt khoảng 67% công suất thiết kế.
3.4. Đặc điểm của đội ngũ lao động:
Lực lượng lao động của công ty là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định quá trình sản xuất và kinh doanh. Khi còn trong thời kỳ kinh tế bao cấp, Các công ty đều có bộ máy cồng kềnh, hoạt động kếm hiệu quả. Bởi vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng của công ty là cố gắng sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lực lượng lao động sao cho phù hợp với thiết bị công nghệ mới và cơ chế làm việc mới sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất, giảm chi phí tới mức thấp nhất về lao động trong giá thành sản phẩm, góp phần đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để có thể cạnh tranh được trong cơ chế thị trường như hiện nay.
Công ty đã có những biện pháp đổi mới về kỹ thuật công nghệ, tổ chức lại lao động, đào tạo và đào tạo lại tay nghề cho cán bộ công nhân viên, có kế hoạch cải tiến
phương pháp lao động để người lao động làm việc có hiệu quả hơn. Mặt khác công ty cũng rất chú ý đến việc sắp xếp kiện toàn bộ máy sản xuất, các bộ phận công việc trong các bộ phận.
Từ bảng tổng hợp trên ta thấy do đặc điểm của công ty là sản suất, công việc đòi hỏi người lao động bắt buộc phải có sức khoẻ, do đó người lao động trong công ty chủ yếu la nam giới. Trong đó chất lượng lao động của công ty là tương đối thấp, đội ngũ lao động tại công ty có trình độ ĐH, CĐ còn rất ít so với tổng số lao động trong toàn công ty, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như năng suất công việc, từ đó làm ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động tại công ty do việc kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như việc theo dõi người lao động trong quá trình làm việc tại công ty, dễ xảy ra tình trạng không theo dõi được toàn bộ người lao động, làm cho họ rơi vào tình trạng làm việc thiếu tự giác chạy theo số lượng sản phẩm mà không quan tâm nhiều đến chất lượng hoặc làm lãng phí nguyên vật liệu.
II) PHÂN TÍCH THỰC TRẠNH HèNH THỨC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THIỆU YÊN :
1. Qui mô trả lương theo sản phẩm tại công ty:
Do đặc điểm của công ty là sản xuất và kinh doanh sản phẩm có tính chất dễ kiểm tra về số lượng, do đó người lao động hưởng lương theo sản phẩm là rất lớn, chủ yếu người lao động của công ty đều hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và hưởng lương theo sản phẩm tập thể, về thời gian làm việc của các tổ trong công ty thì tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng tổ và từng thời vụ mà thời gian làm việc là khác nhau.
2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm tại công ty :
2.1. Định mức lao động tại công ty:
Việc định mức lao động hiện nay của công ty đang áp dụng cả hai phương pháp là phương pháp tổng hợp và phương pháp phân tích. Tuy nhiên việc định mức tại công ty hiện nay được làm chưa tốt, cán bộ định mức lao động hiện tại của công ty do chưa được đào tạo qua lớp định mức, chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm tích luỹ được và các số liệu thu thập được từ các năm trước và bảng kế hoạch thực hiện trong năm nay của công ty để tiến hành định mức cho các công việc điển hình, chính vì vậy mà mức hiện nay của công ty là chưa phù hợp:
Qua việc tiến hành phỏng vấn qua 15 người tại công ty thu được ý kiến của người lao động như sau về tình hình mức lao động tại công ty:
Số người đánh giá mức cao:11 người Số người đánh giá mức trung bình: 4 người Số người đánh giá mức thấp: 0
Đơn giá tiền lương được sử như sau:
60% đơn giá tiền lương trả cho công nhân sản xuất và bán hàng 10% trả cho công nhân phục vụ
30% trả cho cán bộ quản lý
Qua quá trình định mức tại công ty ta thấy công ty đã có áp dụng phương pháp phân tích vào công tác định mức, có sự kết hợp giữa phương pháp so sánh điển hình và phương pháp phân tích khảo sát, tuy nhiên trong công tác định mức tại công ty còn tồn tại một số nhược điểm, làm ảnh hưởng đến không phù hợp đối với người lao dộng là:
- Do việc tiến hành khảo sát bấm giờ các bước công việc chưa được tiến hành . - Do tiến hành khảo sát dựa trên kinh nghiệm, không chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng tới công tác định mức như nhân tố về tâm sinh lý người lao động, yếu tố kinh tế, xã hội.
- Trước khi tiến hành định mức không có sự sắp xếp lại quá trình sản xuất kinh doanh cho phù hợp để hạn chế loại bỏ các thao tác không cần thiết, giảm thời gian lãng phí trong quá trình làm việc ở thời kỳ trước.
- Việc phân chia các bước công việc điển hình chưa chính xác.
- Trong quá trình tiến hành định mức không có sự thảo luận với người lao động về mức qui định, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của mìnhvà công suất thiết kế của máy móc thiết bị hiện đại.
Chính từ các nguyên nhân trên đẫn đến tại công ty mức hiện nay là cao hơn so với khả năng thực hiện, khiến người lao động phải làm thêm giờ để hoàn thành mức của mình.
2.2. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc:
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng đồng thời diễn ra trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm.
Do đặc điểm của công ty là sản xuất theo dây chuyền công nghệ nên công ty không chú ý nhiều đến việc tổ chức nơi làm việc, chủ yếu tổ chức nơi làm việc do người lao động tự sắp xếp cho hợp lý, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng và qui định về số lượng lao động trong tổ đó . Điều này cũng có ưu điểm là kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, tuy nhiên như vậy cũng có nhược điểm là nếu việc bố trí của