7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2.2.2 Về tài chính
Công ty luôn được sự hỗ trợ về vốn từ các ngân hàng như Ngân hàng Vietinbank sở giao dịch II TP HCM, Ngân hàng phát triển Việt Nam tại Long An.
Tháng 7/2010 công ty đã phát hành cổ phiếu thành công trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán khó khăn. Công ty đã có những giải pháp đúng đắn về tạo vốn, sử dụng vốn hiệu quả nhất.
Trang 64
Nguồn vốn lưu động chiếm 79,44% trong tổng vốn của công ty nó đủ lớn để phục vụ cho công tác thu mua nguyên liệu dự trữ sản xuất cả năm.
Nguồn vốn của công ty được bảo tồn và phát triển qua các năm như sau:
Bảng 2.2.2.2. Giá trị nguồn vốn qua các năm
(Đơn vị tính tỷ đồng)
Năm Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu
01/07/1995 3,5 3,5
31/12/2009 81,18 105,5
31/12/2010 133,39 249,94
(Nguồn báo cáo thường niên năm 2010) 2.2.2.3 Về đầu tư trang thiết bị kỹ thuật
Công ty không ngừng nâng cấp, đổi mới công nghệ sản xuất để nhân điều xuất khẩu ngày càng được phát huy cả về số lượng lẫn chất lượng. Các phân xưởng sản xuất của công ty như: phân xưởng chế biến điều thô, phân xưởng sấy, bóc vỏ lụa, phân xưởng thành phẩm xuất khẩu đều được trang bị các thiết bị máy móc sản xuất hiện đại và đồng bộ.
Năm 2007 công ty chuyển đổi công nghệ xử lý nhiệt sang hấp tại chi nhánh nhà máy điều Long An giúp tăng năng suất lao động và hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường, công suất chế biến từ 74 tấn nguyên liệu/ngày đã tăng lên 77,88 tấn nguyên liệu/ngày .
Năm 2008 công ty đầu tư máy bóc vỏ lụa tự động, cải tiến máy tách nhân làm tăng năng suất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm. Công ty còn trang bị thêm máy dò kim loại, máy phân loại, máy bắn màu và các máy móc hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.2.2.4 Về công tác thu mua
Trước tình hình nguồn nguyên liệu trong nước đang bị thiếu hụt. Công ty đã linh hoạt, năng động trong việc tìm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào bằng cách mua hàng tươi, hàng khô thông qua các đại lý, duy trì các nhà cung ứng hiện tại của
Trang 65
công ty, mua hàng trong nước và nhập khẩu dựa trên cơ sở lựa chọn phương án, ưu tiên cho nguồn hàng hiệu quả hơn và đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất trọn năm.
Công ty có những mối quan hệ lâu năm và nguồn tiền dồi dào có thể thanh toán ngay cho các đại lý nên việc thu mua trong nước của Lafooco không gặp nhiều khó khăn. Còn đối với việc nhập khẩu, công ty đã tổ chức một đội ngũ cán bộ thu mua trực tiếp đặt tại Châu Phi để luôn có thể tiếp cận nguồn hàng nhanh chóng nhất. Xây dựng được các nhà cung ứng nguyên liệu hạt điều thô nhập khẩu ở các nước Châu Phi (Ivory Coast, Nigeria, Benin …) và Châu Á (Indonesia, Campuchia, …) đảm bảo nguyên liệu phục vụ sản xuất giáp vụ và hiệu quả. Đảm bảo việc làm cho người lao động và bán hạt điều nguyên liệu trong khi hầu hết các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu.
2.2.2.5 Về nhân lực
Để thực hiện tuyên bố sứ mệnh “hội tụ khát vọng và tài năng để tìm kiếm sự đột phá nhằm nâng cao lợi ích và dịch vụ khách hàng”, Lafooco luôn tìm cách thu hút, đào tạo những nhân sự mạnh nhất về chuyên môn với tinh thần chiến thắng và khát vọng thành công.
Lafooco chú trọng bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao để ngày càng phát triển bộ máy nhân sự đáp ứng kịp thời đòi hỏi của quá trình cạnh tranh và phát triển.
Lafooco luôn coi trọng con người tài sản quý giá của công ty và để phát huy hiệu quả quý giá này, Lafooco kết hợp chặt chẽ đến vấn đề đào tạo, phát triển nhân lực, đội ngũ công nhân được đào tạo cơ bản, hầu hết có tay nghề vững vàng có thể đáp ứng những đơn hàng lớn với cường độ làm việc cao. Mỗi người có thể làm từ hai đến ba công việc và có thể chuyển đổi công việc cho nhau.
Trang 66
Công ty có đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhiều kinh nghiệm và lớp cán bộ kế thừa có kiến thức chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có lực lượng công nhân lành nghề gắn bó với công ty nhiều năm.
Cơ cấu nhân sự:
Lao động bình quân của công ty: 1,537 người Trong đó gồm:
Cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ: 93 người - Văn phòng công ty: 63 người
- Nhà máy điều Long An: 15 người - Chi nhánh Bình Phước: 9 người - Chi nhánh Bà rịa - Vũng tàu: 4 người - Cty thành viên Cafish Việt Nam: 2 người
Công nhân trực tiếp sản xuất: 1,444 người - Nhà máy điều Long An: 1,114 người
- Chi nhánh Bình Phước: 162 người - Chi nhánh Bà rịa - Vũng tàu: 135 người
- Xưởng phân loại phòng kinh doanh: 33 người
2.2.2.6 Hoạt động liên kết mở rộng
Công ty phát triển 3 chi nhánh thu mua, sản xuất hạt điều tại tỉnh Long An, Bình Phước và Bà Rịa Vũng Tàu với tổng diện tích 15ha. Từ tháng 3/2008 công ty liên doanh với công ty Caseamex thành lập công ty TNHH XNK Thủy sản Cần Thơ.
Trang 67
Công ty đã tiến hành thu mua 4 ha tại khu công nghiệp Lainco – Lơi Bình Nhơn – Long An để xây dựng nhà máy chế biến điều. Do nhà máy hiện tại ở Long An của công ty nằm trong khu dân cư do đó việc đầu tư thêm nhà máy là một trong những bước chuẩn bị đầu tiên của Lafooco để di dời nhà máy. Và trên cơ sở diện tích đất trống sau khi di dời nhà máy, công ty có thể triển khai dự án bất động sản tại đây.
Công ty hiện đang khảo sát mua đất tại Campuchia và Lào để tổ chức triển khai trực tiếp thu mua nguyên liệu nông sản, kể từ năm 2012 trở đi sẽ tiến hành xây dựng nhà máy chế biến.
2.3 Phân tích hiệu quả xuất khẩu nhân điều của công ty:
2.3.1 Hiệu quả kinh tế
2.3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
2.3.1.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời
Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời
Khoản mục 2008 2009 2010
TSLĐ&ĐTNH(VNĐ) 166.233.139.940 155.112.861.211 281.517.675.029
Nợ ngắn hạn (VNĐ) 126.664.187.206 109.387.851.042 103.879.306.434
Tỷ số thanh toán hiện thời (lần)
1.31 1.42 2.71
Qua bảng phân tích cho ta thấy được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty Lafooco từ năm 2008 – 2010 tăng khá mạnh
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2008 là 1.31 lần, 2009 là 1.42 lần và năm 2010 là 2.71. Trong năm 2009 TSLĐ&ĐTNH giảm 6,69% so với năm 2008, tuy nhiên mức giảm này vẫn nhỏ hơn so với mức giảm của nợ ngắn hạn là 13,64%. Đó là lý do làm cho tỷ số thanh toán
Trang 68
hiện thời của năm 2009 tăng so với năm 2008. Sang năm 2010, tỷ số này tăng lên khá mạnh tăng 2,71%, nguyên nhân là do TSLĐ tăng lên khá mạnh 126.404.813.800 VNĐ tương ứng tăng 81,49%. Hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là có hiệu quả trong năm do đó đã làm cho lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh là 116.888.092.600 VNĐ so với năm 2009. Đã góp phần làm cho tỷ số thanh toán hiện thời của công ty tăng mạnh vào năm 2010. Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện tại của công ty điều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ tài sản lưu động của công ty đảm bảo đủ trả nợ ngắn hạn. Vì vậy công ty có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ đến hạn sắp đáo hạn.
2.3.1.1.2 Khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh
Khoản mục 2008 2009 2010
TSLĐ (VNĐ) 166.233.139.940 155.112.861.211 281.517.675.029
Nợ ngắn hạn (VNĐ) 126.664.187.206 109.387.851.042 103.879.306.434
Tồn kho (VNĐ) 94.340.622.885 102.356.893.693 106.093.384384
Tỷ số thanh toán nhanh
(lần)
0.57 0.48 1.69
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty biến động không ổn định từ năm 2008 – 2010.
Giảm trong năm 2009 nhưng lại tăng lên trong năm 2010. Năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh là 0.48 tương ứng giảm 0,09 lần so với năm 2009. Trong năm 2008 và năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty gặp khó khăn về khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2009 tỷ số này là 0,48 lần giảm so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng tồn kho trong năm của công ty tăng cao 8.016.270.720 VNĐ tương ứng tăng 8,5%, trong
Trang 69
giai đoạn này do công ty mua nhiều hàng hóa để dự trữ làm giá trị hàng tồn kho của công ty tăng lên làm khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm.
Năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh đạt 1,69 tương ứng tăng 1,21 lần so với năm 2009, giá trị hàng tồn kho có tăng lên nhưng không cao cụ thể tăng 3.736.496.700 VNĐ tương ứng tăng 3,65% so với năm 2009. Tuy tồn kho có tăng nhưng không đáng kể so với sự tăng lên khá cao của TSLĐ cụ thể tăng 126.404.813.800 VNĐ tương ứng tăng 81,49% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt hoạt động kinh doanh có hiệu quả làm cho tiền và các khoản tương đương tăng lên trong năm. Điều này đã làm cho tỷ số thanh toán nhanh của công ty tăng cao năm 2010 đạt 1,69 lần công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho.
Ta thấy được công ty đã có sự cải thiện trong khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời tỷ số này còn thể hiện được tính thanh khoản tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2009 mức thanh khoản không cao do lượng hàng tồn kho tăng mạnh nhưng đến năm 2010 đã tăng lên rõ rệt công ty tăng lượng tiền dự trữ và gia tăng các khoản phải thu.
2.3.1.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính
2.3.1.2.1 Tỷ số nợBảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ Bảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ Khoản mục 2008 2009 2010 Tổng nợ( VNĐ) 127.007.903.549 109.851.345.342 104.430.095.976 Tổng tài sản (VNĐ) 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127 Tỷ số nợ (lần) 0.58 0.51 0.29
Trang 70
Qua bảng phân tích cho ta thấy tỷ số nợ đang có xu hướng giảm qua các năm 2008 – 2010. Đây là một xu hướng tốt nó thể hiện được mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu. Cụ thể:
Năm 2009 tổng tài sản có giảm nhưng không đáng kể so với tỷ lệ giảm của tổng nợ, tổng nợ giảm 17.156.558.200VNĐ tương ứng giảm 13,51% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm công ty nhập khẩu điều nguyên liệu, nhập để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời gian được ân hạn thuế 275 ngày chưa thực sự xuất khẩu hạt điều trong thời gian được ân hạn thuế thì không phải nộp thuế là 352.242.200VNĐ. Đã góp phần làm cho tỷ số nợ của công ty giảm xuống trong năm 2009.
Sang năm 2010, tổng tài sản tăng khá mạnh tăng 139.009.635.100VNĐ tương ứng tăng 64,55% so với năm 2009 và tổng nợ cũng giảm nhưng không đáng kể, đã làm cho tỷ số nợ trong năm 2010 giảm mạnh còn 0,29 lần. Nguyên nhân chính công ty đang mở rộng xây dựng nhà xưởng và tăng cường liên kết mở rộng, đầu tư kinh doanh đã làm cho tài sản công ty tăng lên góp phần làm tỷ số nợ năm 2010 giảm còn 0,29 lần.
2.3.1.2.2 Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 2.3.1.2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay
Khoản mục 2008 2009 2010
Lợi tức trƣớc thuế và lãi (VNĐ)
4.945.473.169 27.311.888.033 110.124.432.070
Chi phí lãi vay (VNĐ) 11.802.201.470 6.111.191.515 14.444.818.582
Tỷ số thanh toán lãi vay(lần)
1.42 5.47 8.62
Bảng phân tích trên thể hiện sự biến động khá mạnh tỷ số thanh toán lãi vay của công ty qua các năm 2008 – 2010. Cụ thể:
Trang 71
Năm 2009 tỷ số thanh toán lãi vay tăng khá mạnh 5,47 lần so với năm 2008 là 1,42 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi tức trước thuế và lãi tăng rất mạnh 22.366.414.860 VNĐ tương ứng tăng 452,26%. Do trong năm 2009 công ty đã giảm được chi phí đầu vào cho sản phẩm làm cho doanh thu trong năm tăng lên. Đồng thời lãi vay trong năm cũng đang giảm 5.691.009.955 VNĐ tương ứng giảm 48,22% so với năm 2008 do công ty được sự hỗ trợ lãi suất từ nhà nước, đây là nguyên nhân làm tăng tỷ số thanh toán ngắn hạn lên 5,47 lần trong năm 2009.
Năm 2010 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, liên kết, đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó công ty cần nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án của công ty, ngoài nguồn vốn sẵn có công ty còn tăng vốn bằng đi vay làm cho chi phí lãi vay tăng lên khá mạnh. Góp phần làm cho tỷ số thanh toán lãi vay tăng lên 8,62 lần so với năm 2009 là 5,47 lần. Lợi tức trước thuế tăng lên rất mạnh 82.812.543.970 VNĐ tương ứng tăng 303,21%. Lãi vay cũng tăng cao nhưng không đáng kể so với mức tăng lợi tức trước thuế cụ thể: tăng 8.333.627.005 VNĐ tương ứng tăng 136,37% đó là nguyên nhân làm cho tỷ số thanh toán lãi vay năm 2010 tăng lên 8,62 lần.
Qua bảng phân tích ta thấy được khả năng sinh lợi từ vốn khá cao diều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của công ty khá cao. Tuy nhiên công ty cần có những chính sách duy trì và phát triển hơn nữa hiệu quả này.
Trang 72 2.3.1.3 Các tỷ số về hoạt động
2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Khoản mục 2008 2009 2010
Doanh thu thuần (vnđ) 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488
Tài sản cố định (vnđ) 28.514.125.304 29.507.562.466 31.879.635.080
Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định (lần) 19.8 17.91 28.63
Qua bảng phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định biến động qua các năm 2008 – 2010. Cụ thể:
Năm 2009 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 17,91 lần đã giảm so với năm 2008 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 19,8 lần. Tuy nhiên mức giảm này không lớn so với mức tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2010 là 28,63 lần. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
TSCĐ từ năm 2008 – 2010 tăng qua các năm nhưng mức tăng không đáng kể so với sự biến động của doanh thu thuần đây cũng là nguyên nhân chính thể hiện rõ hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế người dân trong và ngoài nước thắt chặt chi tiêu làm cho doanh thu thuần trong năm giảm xuống. Sang năm 2010 nền kinh tế đang dần phục hồi mức tiêu thụ nhân điều của công ty tăng cao hơn làm cho doanh thu trong năm tăng lên khá mạnh 384.320.482.100VNĐ tương ứng 72,73%. Góp phần làm hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng cao nhất đạt 28,63 lần.
Bảng phân tích cho ta thấy công ty đã sử dụng có hiêu quả TSCĐ, tuy năm 2009 có giảm nhưng không đáng lo ngại và công ty đã có các biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ biểu hiện hiệu quả rõ nhất là năm 2010 hiệu suất này đã tăng mạnh.
Trang 73
2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản
Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản
Khoản mục 2008 2009 2010
Doanh thu thuần 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488
Tổng tài sản 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127
Tỷ số vòng quay tài sản 2.6 2.45 2.58
Qua bảng phân tích vòng quay tài sản ta thấy được tỷ số vòng quay tài sản có sự biến động tăng giảm từ năm 2008 – 2010. Cụ thể:
Năm 2008 vòng quay tài sản là 2,6 lần đến năm 2009 đã giảm xuống còn 2,45 lần nhưng lại tăng lên trong năm 2010 là 2,58 lần. Nguyên nhân sự biến động chủ yếu là do biến động của doanh thu thuần qua các năm, tổng tài sản có biến động nhưng không lớn so với sự biến động của doanh thu. Doanh thu thuần của công ty chịu ảnh hưởng bởi bởi tình hình kinh tế sự biến động của nền kinh tế cũng làm cho doanh thu thuần của công ty biến động qua các năm.