7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.3.1 Hiệu quả kinh tế
2.3.1.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
2.3.1.1.1 Khả năng thanh toán hiện thời
Bảng 2.3.1.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời
Khoản mục 2008 2009 2010
TSLĐ&ĐTNH(VNĐ) 166.233.139.940 155.112.861.211 281.517.675.029
Nợ ngắn hạn (VNĐ) 126.664.187.206 109.387.851.042 103.879.306.434
Tỷ số thanh toán hiện thời (lần)
1.31 1.42 2.71
Qua bảng phân tích cho ta thấy được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty Lafooco từ năm 2008 – 2010 tăng khá mạnh
Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời có xu hướng tăng qua các năm cụ thể năm 2008 là 1.31 lần, 2009 là 1.42 lần và năm 2010 là 2.71. Trong năm 2009 TSLĐ&ĐTNH giảm 6,69% so với năm 2008, tuy nhiên mức giảm này vẫn nhỏ hơn so với mức giảm của nợ ngắn hạn là 13,64%. Đó là lý do làm cho tỷ số thanh toán
Trang 68
hiện thời của năm 2009 tăng so với năm 2008. Sang năm 2010, tỷ số này tăng lên khá mạnh tăng 2,71%, nguyên nhân là do TSLĐ tăng lên khá mạnh 126.404.813.800 VNĐ tương ứng tăng 81,49%. Hoạt động kinh doanh của công ty được đánh giá là có hiệu quả trong năm do đó đã làm cho lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh là 116.888.092.600 VNĐ so với năm 2009. Đã góp phần làm cho tỷ số thanh toán hiện thời của công ty tăng mạnh vào năm 2010. Nhìn chung, tỷ số thanh toán hiện tại của công ty điều lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ tài sản lưu động của công ty đảm bảo đủ trả nợ ngắn hạn. Vì vậy công ty có đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ đến hạn sắp đáo hạn.
2.3.1.1.2 Khả năng thanh toán nhanh
Bảng 2.3.1.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh
Khoản mục 2008 2009 2010
TSLĐ (VNĐ) 166.233.139.940 155.112.861.211 281.517.675.029
Nợ ngắn hạn (VNĐ) 126.664.187.206 109.387.851.042 103.879.306.434
Tồn kho (VNĐ) 94.340.622.885 102.356.893.693 106.093.384384
Tỷ số thanh toán nhanh
(lần)
0.57 0.48 1.69
Qua bảng phân tích ta thấy tỷ số thanh toán nhanh của công ty biến động không ổn định từ năm 2008 – 2010.
Giảm trong năm 2009 nhưng lại tăng lên trong năm 2010. Năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh là 0.48 tương ứng giảm 0,09 lần so với năm 2009. Trong năm 2008 và năm 2009 tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty gặp khó khăn về khả năng thanh toán ngay lập tức các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2009 tỷ số này là 0,48 lần giảm so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng tồn kho trong năm của công ty tăng cao 8.016.270.720 VNĐ tương ứng tăng 8,5%, trong
Trang 69
giai đoạn này do công ty mua nhiều hàng hóa để dự trữ làm giá trị hàng tồn kho của công ty tăng lên làm khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm.
Năm 2010 tỷ số thanh toán nhanh đạt 1,69 tương ứng tăng 1,21 lần so với năm 2009, giá trị hàng tồn kho có tăng lên nhưng không cao cụ thể tăng 3.736.496.700 VNĐ tương ứng tăng 3,65% so với năm 2009. Tuy tồn kho có tăng nhưng không đáng kể so với sự tăng lên khá cao của TSLĐ cụ thể tăng 126.404.813.800 VNĐ tương ứng tăng 81,49% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu vẫn do hoạt hoạt động kinh doanh có hiệu quả làm cho tiền và các khoản tương đương tăng lên trong năm. Điều này đã làm cho tỷ số thanh toán nhanh của công ty tăng cao năm 2010 đạt 1,69 lần công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần thanh lý hàng tồn kho.
Ta thấy được công ty đã có sự cải thiện trong khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời tỷ số này còn thể hiện được tính thanh khoản tài sản ngắn hạn của công ty. Năm 2009 mức thanh khoản không cao do lượng hàng tồn kho tăng mạnh nhưng đến năm 2010 đã tăng lên rõ rệt công ty tăng lượng tiền dự trữ và gia tăng các khoản phải thu.
2.3.1.2 Các tỷ số về cơ cấu tài chính
2.3.1.2.1 Tỷ số nợBảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ Bảng 2.3.1.2.1 Tỷ số nợ Khoản mục 2008 2009 2010 Tổng nợ( VNĐ) 127.007.903.549 109.851.345.342 104.430.095.976 Tổng tài sản (VNĐ) 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127 Tỷ số nợ (lần) 0.58 0.51 0.29
Trang 70
Qua bảng phân tích cho ta thấy tỷ số nợ đang có xu hướng giảm qua các năm 2008 – 2010. Đây là một xu hướng tốt nó thể hiện được mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu. Cụ thể:
Năm 2009 tổng tài sản có giảm nhưng không đáng kể so với tỷ lệ giảm của tổng nợ, tổng nợ giảm 17.156.558.200VNĐ tương ứng giảm 13,51% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm công ty nhập khẩu điều nguyên liệu, nhập để sản xuất hàng xuất khẩu trong thời gian được ân hạn thuế 275 ngày chưa thực sự xuất khẩu hạt điều trong thời gian được ân hạn thuế thì không phải nộp thuế là 352.242.200VNĐ. Đã góp phần làm cho tỷ số nợ của công ty giảm xuống trong năm 2009.
Sang năm 2010, tổng tài sản tăng khá mạnh tăng 139.009.635.100VNĐ tương ứng tăng 64,55% so với năm 2009 và tổng nợ cũng giảm nhưng không đáng kể, đã làm cho tỷ số nợ trong năm 2010 giảm mạnh còn 0,29 lần. Nguyên nhân chính công ty đang mở rộng xây dựng nhà xưởng và tăng cường liên kết mở rộng, đầu tư kinh doanh đã làm cho tài sản công ty tăng lên góp phần làm tỷ số nợ năm 2010 giảm còn 0,29 lần.
2.3.1.2.2 Khả năng thanh toán lãi vay
Bảng 2.3.1.2.2 Tỷ số thanh toán lãi vay
Khoản mục 2008 2009 2010
Lợi tức trƣớc thuế và lãi (VNĐ)
4.945.473.169 27.311.888.033 110.124.432.070
Chi phí lãi vay (VNĐ) 11.802.201.470 6.111.191.515 14.444.818.582
Tỷ số thanh toán lãi vay(lần)
1.42 5.47 8.62
Bảng phân tích trên thể hiện sự biến động khá mạnh tỷ số thanh toán lãi vay của công ty qua các năm 2008 – 2010. Cụ thể:
Trang 71
Năm 2009 tỷ số thanh toán lãi vay tăng khá mạnh 5,47 lần so với năm 2008 là 1,42 lần. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi tức trước thuế và lãi tăng rất mạnh 22.366.414.860 VNĐ tương ứng tăng 452,26%. Do trong năm 2009 công ty đã giảm được chi phí đầu vào cho sản phẩm làm cho doanh thu trong năm tăng lên. Đồng thời lãi vay trong năm cũng đang giảm 5.691.009.955 VNĐ tương ứng giảm 48,22% so với năm 2008 do công ty được sự hỗ trợ lãi suất từ nhà nước, đây là nguyên nhân làm tăng tỷ số thanh toán ngắn hạn lên 5,47 lần trong năm 2009.
Năm 2010 công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, liên kết, đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao, bên cạnh đó công ty cần nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án của công ty, ngoài nguồn vốn sẵn có công ty còn tăng vốn bằng đi vay làm cho chi phí lãi vay tăng lên khá mạnh. Góp phần làm cho tỷ số thanh toán lãi vay tăng lên 8,62 lần so với năm 2009 là 5,47 lần. Lợi tức trước thuế tăng lên rất mạnh 82.812.543.970 VNĐ tương ứng tăng 303,21%. Lãi vay cũng tăng cao nhưng không đáng kể so với mức tăng lợi tức trước thuế cụ thể: tăng 8.333.627.005 VNĐ tương ứng tăng 136,37% đó là nguyên nhân làm cho tỷ số thanh toán lãi vay năm 2010 tăng lên 8,62 lần.
Qua bảng phân tích ta thấy được khả năng sinh lợi từ vốn khá cao diều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng vốn của công ty khá cao. Tuy nhiên công ty cần có những chính sách duy trì và phát triển hơn nữa hiệu quả này.
Trang 72 2.3.1.3 Các tỷ số về hoạt động
2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.3.1.3.1 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Khoản mục 2008 2009 2010
Doanh thu thuần (vnđ) 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488
Tài sản cố định (vnđ) 28.514.125.304 29.507.562.466 31.879.635.080
Hiệu suất sử dụng tài
sản cố định (lần) 19.8 17.91 28.63
Qua bảng phân tích trên cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định biến động qua các năm 2008 – 2010. Cụ thể:
Năm 2009 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 17,91 lần đã giảm so với năm 2008 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 19,8 lần. Tuy nhiên mức giảm này không lớn so với mức tăng hiệu suất sử dụng TSCĐ của năm 2010 là 28,63 lần. Nguyên nhân của sự biến động này là do:
TSCĐ từ năm 2008 – 2010 tăng qua các năm nhưng mức tăng không đáng kể so với sự biến động của doanh thu thuần đây cũng là nguyên nhân chính thể hiện rõ hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty. Năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế người dân trong và ngoài nước thắt chặt chi tiêu làm cho doanh thu thuần trong năm giảm xuống. Sang năm 2010 nền kinh tế đang dần phục hồi mức tiêu thụ nhân điều của công ty tăng cao hơn làm cho doanh thu trong năm tăng lên khá mạnh 384.320.482.100VNĐ tương ứng 72,73%. Góp phần làm hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng cao nhất đạt 28,63 lần.
Bảng phân tích cho ta thấy công ty đã sử dụng có hiêu quả TSCĐ, tuy năm 2009 có giảm nhưng không đáng lo ngại và công ty đã có các biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ biểu hiện hiệu quả rõ nhất là năm 2010 hiệu suất này đã tăng mạnh.
Trang 73
2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản
Bảng 2.3.1.3.2 Vòng quay tài sản
Khoản mục 2008 2009 2010
Doanh thu thuần 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488
Tổng tài sản 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127
Tỷ số vòng quay tài sản 2.6 2.45 2.58
Qua bảng phân tích vòng quay tài sản ta thấy được tỷ số vòng quay tài sản có sự biến động tăng giảm từ năm 2008 – 2010. Cụ thể:
Năm 2008 vòng quay tài sản là 2,6 lần đến năm 2009 đã giảm xuống còn 2,45 lần nhưng lại tăng lên trong năm 2010 là 2,58 lần. Nguyên nhân sự biến động chủ yếu là do biến động của doanh thu thuần qua các năm, tổng tài sản có biến động nhưng không lớn so với sự biến động của doanh thu. Doanh thu thuần của công ty chịu ảnh hưởng bởi bởi tình hình kinh tế sự biến động của nền kinh tế cũng làm cho doanh thu thuần của công ty biến động qua các năm.
Qua kết quả phân tích trên ta thấy được hiệu suất sử dụng tài sản của công ty năm 2010 là 2,58 lần tuy có thấp hơn năm 2008 nhưng công ty cũng đã cải thiện được hiệu quả sử dụng tài sản so với năm 2009.
Trang 74 2.3.1.4 Các tỷ số về doanh lợi
2.3.1.4.1 Doanh lợi tiêu thụ
Bảng 2.3.1.4.1 Tỷ số doanh lợi tiêu thụ
Khoản mục 2008 2009 2010
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ)
4.001.531.939 21.464.631,447 83.919.688.980
Doanh thu thuần(VNĐ) 564.471.017.673 528.405.029.355 912.725.511.488
ROI(%) 0.71 4.06 9.19
Qua bảng phân tích ta thấy được sự thay đổi của tỷ số doanh lợi tiêu thụ qua các năm 2008 – 2009 như sau:
Năm 2008 ROI là 0,71 % nhưng đến năm 2009 đã giảm xuống còn 4,06% chỉ số doanh lợi tiêu thụ lại tăng lên khá mạnh trong năm 2010 ROI :9,19%. Nguyên nhân chủ yếu do:
Năm 2009 lợi nhuận sau thuế tăng 17.463.099.500 VNĐ tương ứng tăng 436,41% tăng khá cao so với năm 2008. Bên cạnh đó tỷ số doanh lợi tiêu thụ cũng chịu sự ảnh hưởng của lợi nhuận thuần. Trong năm 2009 doanh thu thuần giảm 36.065.988.300 VNĐ tương ứng giảm 6,39% so với năm 2008. Đã làm cho tỷ số doanh lợi tiêu thụ tăng, năm 2009 đạt 4,06%.
Lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng lên rất mạnh tăng 62.455.057.540 VNĐ tương ứng tăng 290,97%. Doanh thu thuần cũng tăng lên khá mạnh 384.320.482.100 VNĐ tương ứng tăng 72,73%. Doanh thu có tăng nhưng vẫn còn nhỏ so với tỷ lệ tăng lên của lợi nhuận sau thuế, chính vì vậy đã làm cho tỷ số doanh lợi tiêu thụ tiếp tục tăng lên trong năm 2010.
Tỷ số doanh lợi qua phân tích trên cho thấy công ty hoạt động khá hiệu quả. Lợi tức và doanh thu được tăng lên đáng kể qua các năm.
Trang 75
2.3.1.4.2 Doanh lợi tài sản
Bảng 2.3.1.4.2 Tỷ số doanh lợi tài sản
Khoản mục 2008 2009 2010
Lợi nhuận sau thuế 4.001.531.939 21.464.631,447 83.919.688.980
Tổng tài sản 217.118.745.587 215.258.341.000 354.367.976.127
ROA 1.84 9.97 23.68
Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số doanh lợi tài sản có xu hướng tăng lên từ năm 2008 – 2010. Cụ thể:
Năm 2009 doanh lợi tiêu thụ là 9,97% tăng lên đáng kể so với năm 2008 là 1.84%. Và tỷ số doanh lợi đã tăng khá mạnh trong năm 2010 đạt 23,68%.
Ta thấy được sự tăng lên qua các năm của tỷ số doanh lợi tiêu thụ là do công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản. Đồng thời nó cũng phản ánh được năng suất của tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty.
2.3.1.4.3 Doanh lợi vốn tự có
Bảng 2.3.1.4.3 Tỷ số doanh lợi vốn tự có
Khoản mục 2008 2009 2010
Vốn tự có 90.110.842.038 105.506.995.658 249.937.880.151
Lợi nhuận sau thuế
4.001.531.939 21.464.631,447 83.919.688.980
ROE 4.44 20.34 33.58
Qua bảng phân tích trên ta thấy được tỷ số doanh lợi vốn tự có đã tăng lên khá mạnh qua các năm từ 2008 – 2010. Cụ thể:
Năm 2009 tỷ số doanh lợi vốn tự có là 20,34% tăng khá mạnh so với năm 2008 là 4,44 %. Tỷ số này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2010 là 33,58%. Nguyên
Trang 76
nhân là do vốn tự có đã tăng lên qua các năm. Năm 2009 vốn tự có tăng 15.396.153.570 vnđ tương ứng tăng 17,09% so với năm 2008. Trong năm 2010 vốn tự có tiếp tục tăng lên 144.430.884.500 vnđ tương ứng tăng 136,89%, do công ty phát hành thêm cổ phiếu ra thị trường.
Tỷ số doanh lợi trên vốn tự có trong bảng phân tích trên chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và phát triển vượt bậc kể từ năm 2008 trở đi. Năm 2010 đã đánh dấu bước phát triển mạnh của công ty, giúp công ty trở thành công ty làm ăn có hiệu quả vốn cao.