Đối với hệ thống chính sách và pháp luật của nhà nớc:

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng ninh (Trang 90 - 94)

D nợ thế chấp

1/ Đối với hệ thống chính sách và pháp luật của nhà nớc:

1.1.Nhà nớc cần sớm hoàn thiện các chính sách và cơ chế vĩ mô của mình:

- Trong thời gian qua nhà nớc đã có những chủ chơng chính sách nhằm phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nớc thông qua việc khuyến khích phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ chế chính sách thay đổi thờng xuyên ( chính sách xuất nhập khẩu, chính sách đất đai ...) làm cho môi trờng kinh tế không ổn định, ảnh hởng rất lớn đến chiến lợc kinh doanh của các doanh nghiệp, làm đảo lộn chính sách tín dụng của từng ngân hàng, là nguyên nhân tác động mạnh mẽ đến sự bất ổn mà hiện nay các Ngân hàng thơng mại còn đang phải khắc phục. Vì vậy nhà nớc cần ban hành các chính sách vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng nh của Ngân hàng, chẳng hạn nh : Sớm ban hành các chính sách cụ thể liên quan đến việc cho thuê đất hoặc có thể giao đất trong thời gian dài, ổn định đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh để các doanh nghiệp này yên tâm đầu t vào sản xuất kinh doanh , tạo môi tr- ờng hoạt động tín dụng lành mạnh, giúp ngân hàng yên tâm đầu t vốn hỗ trợ

kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Bên cạnh đó nhà nớc cũng cần có chính sách hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, t vấn về cơ cấu ngành nghề... cho những doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực ít sinh lời nhng giải quyết đợc công ăn việc làm cho ngời lao động.

- Tạo lập pháp chế bảo hiểm tín dụng cho các ngân hàng thơng mại thành lập công ty chuyên trách về bảo hiểm tín dụng để kịp thời bù đắp những rủi ro tổn thất không thu đợc nợ do các nguyên nhân khách quan nh bị thiên tai, hoả hoạn, mất mùa... và các nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách về quản lý kinh tế. Trớc mắt, trong khi cha có cơ quan bảo hiểm tín dụng thì việc trích lập quỹ đề phòng rủi ro tín dụng nên lấy căn cứ vào mức d nợ tín dụng. D nợ tín dụng đợc phân loại trên cơ sở đó xây dựng tỷ lệ trích cho phù hợp để phản ánh đúng tính chất của phòng ngừa rủi ro. Việc trích quỹ nên tiến hành vào cuối các quý trên cơ sở d nợ tín dụng phát sinh trong các quý, và vào sự đánh giá thực trạng d nợ tín dụng. Số trích quỹ tuyệt đối phải tính cả tới phần chênh lệch ( thừa hoặc thiếu) của các khoản trích quý trớc.

- Để các ngân hàng thơng mại đẩy mạnh cho vay đối với kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Các cơ quan bảo vệ pháp luật không nên hình sự hoá hoạt động Ngân hàng, những cá nhân cán bộ Ngân hàng tiêu cực tham nhũng cần phải đợc sử lí thích đáng, nghiêm minh kể cả bằng pháp luật. Nhng đối với những rủi ro trong kinh doanh thì các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng thu hồi nợ, tranh chấp thì xử lý theo luật dân sự.

1.2/ Tăng cờng các biện pháp quản lý nhà nớc đối với các doanh nghiệp là kinh tế ngoài quốc doanh: kinh tế ngoài quốc doanh:

- Cần gắn trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép thành lập , giấy phép đăng ký kinh doanh với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nh vậy mới có đợc sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả từ phía các cơ quan hữu quan tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và có cơ sở pháp lý cho Ngân hàng có các biện pháp phối hợp khi cần thiết.

Qui mô nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đợc xác định trong giấy phép phải phù hợp với qui mô nguồn vốn và năng lực sản xuất kinh doanh cũng nh trình độ quản lí của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động một cách hữu hiệu

nhất nhằm bảo đảm tính an toàn và hiệu quả kinh tế cho không chỉ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp mà cả nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó đối với các hành vi vi phạm pháp luật nh: Buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, lừa đảo... cần thẳng thắn nghiêm trị, thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn giấy phép kinh doanh, giấy phép thành lập để kiên quyết loại ra khỏi thị trờng những phần tử kinh doanh không lành mạnh, gây lũng đoạn cho nền kinh tế, đó cũng là một trong những biện pháp ngăn chặn rủi ro cho tín dụng Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng có điều kiện mạnh dạn mở rộng hoạt động tín dụng.

Nhà nớc cần quản lý chặt chẽ việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:

- Một thực trạng rất phổ biến trong những năm qua là tình trạng không tuân thủ một cách nghiêm túc pháp lệnh kế toán thống kê của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Những doanh nghiệp này thờng có từ hai đến ba quyển sổ ghi số liệu tình hình sản xuất kinh doanh rất trái ngợc nhau. Đối với cơ quan thuế thì họ đa ra những số liệu chứng minh rằng doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ, để tránh phải nộp thuế cho nhà nớc, còn khi vay vốn Ngân hàng thì hoàn toàn ngợc lại, những số liệu của họ chỉ ra rằng doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và họ tìm đủ mọi cách để vay đợc vốn của Ngân hàng. Từ đó cho thấy Ngân hàng khó có thể đánh giá một cách chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nếu nh không có sự hỗ trợ từ phía nhà nớc. ở nớc ta hiện nay có một số công ty kiểm toán đang hoạt động nhng mới chỉ dừng lại ở một số thành phố lớn nh thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí minh và mới chỉ kiểm toán đợc một số doanh nghiệp nhà nớc lớn chứ cha đáp ứng đợc với tình hình thực tế hiện nay. Do vậy, Ngân hàng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thẩm định khả năng tài chính của khách hàng. Vì vậy trong thời gian tới nhà nớc cần có các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục buộc doanh nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ về kế toán và thống kê do Bộ tài chính qui định. Chuẩn bị các điều kiện và sớm có các qui định thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cần có các qui định chính thức, chẳng hạn nh doanh nghiệp và tổ chức nào không tuân thủ theo chế độ

kế toán qui định sẽ bị thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh, đình chỉ sản xuất kinh doanh... Nhằm từng bớc đa các doanh nghiệp đi vào qũy đạo hoạt động chung của một nền kinh tế có tổ chức và có pháp luật.

1.3/ Chấn chỉnh hoạt động công chứng:

Thủ tục công chứng hiện nay đang là một nhân tố chính kìm hãm việc vay vốn Ngân hàng của các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Tình trạng quá tải và chỉ có ở trung tâm thành phố, thị xã của các cơ quan công chứng nhà nớc, việc thu lệ phí công chứng (0,2% trên tổng số tiền vay) quá lớn, đây là những nguyên nhân gây phiền hà, mất thời gian và tiền của của khách hàng. Vì vậy, để giải quyết đợc thực trạng trên trong thời gian tới nhà nớc phải có chính sách cơ cấu lại bộ máy tổ chức của cơ quan công chứng nhà nớc sao cho vừa tiết giảm đợc chi phí quản lý, đồng thời vừa tiến hành đợc nhanh gọn và đạt hiệu quả cao các hoạt động của mình và giảm lệ phí công chứng chỉ nên ở mức 0,05% trên tổng số tiền vay là hợp lí nhằm giúp cho ngời vay không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh và giảm đợc chi phí trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trởng kinh tế. Đồng thời nhà nớc cũng cần qui định rõ trách nhiệm cụ thể của công chứng viên nhà nớc trong hoạt động công chứng. Điều này đặc biệt quan trọng trong tr- ờng hợp xảy ra tranh chấp, kiện tụng, đồng thời cũng thông qua đó các công chứng viên nhà nớc sẽ phải có trách nhiệm hơn trong công việc của mình.

1.4/ Cần chấn chỉnh việc cấp giấy phép kinh doanh:

Hiện nay việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp t nhân vẫn diễn ra tự phát cha có đợc t vấn và hỗ trợ từ các cơ quan có chuyên môn và thẩm quyền. Việc điều tra thị trờng, xác định mục tiêu kinh doanh rất hạn chế dẫn đến các doanh nghiệp ra đời tính khả thi không cao. Bớc vào hoạt động nhiều doanh nghiệp đã vấp phải không ít khó khăn trở ngại dẫn đến thua lỗ, phá sản. Do đó, trớc khi thành lập doanh nghiệp nhà nớc cần có các tổ chức t vấn về cơ cấu ngành nghề, mô hình doanh nghiệp để chủ doanh nghiệp chọn loại hình doanh nghiệp và cơ cấu ngành nghề cho phù hợp. Đồng thời nhà nớc sớm ban hành những văn bản hớng dẫn, chỉ đạo việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh phù hợp với khả năng đầu t của chủ đầu t. Việc cấp giấy phép một cách ồ ạt đã dẫn đến tình trạng nhà nớc không quản lí đợc các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rất

nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực không có trong giấy phép kinh doanh nhng vẫn không bị ngăn chặn kịp thời, chỉ tới khi doanh nghiệp làm ăn đổ bể rồi thì mới bị các cơ quan nhà nớc phát giác nhng lúc đó thì đã quá muộn. Những ngòi chịu thiệt hại ở đây không ai khác là Nhà nớc, các Ngân hàng và ngời dân. Vì vậy việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp phải đợc kiểm soát một cách chặt chẽ và phải căn cứ vào khả năng tài chính của chủ đầu t cũng nh nhng kiến thức tối thiểu cần phải có trong lĩnh vực kinh doanh đợc chọn.

Một phần của tài liệu giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với kinh tế ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng ngoại thương quảng ninh (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w