Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi về kinh tế

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 52 - 56)

II/ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KCN

2/ Ban hành và thực hiện các chính sách ưu đãi về kinh tế

Hiện nay, chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào KCN thể hiện cụ thể trong các văn bản pháp quy về công tác quản lí KCN như: Nghị định số 36/CP-1997, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 9/6/2000 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật đầu tư tại Việt Nam: Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000; Nghị định số 27/2003/NĐ- CP ngày 19/3/2003 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP; Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998; Nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 03/1998/QH 10… Thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 Chính phủ đã ban hành 2 Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2003 và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP ngày 6/8/2004. Trong các chính sách ưu đãi nói trên có những chính sách áp dụng chung cho các đối tượng không phân biệt đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, không phân biệt địa bàn đầu tư, ngành nghề đầu tư như ưu đãi về mức thuế nhập khẩu đối với việc hình thành tài sản cố định. Bên cạnh đó có những chính sách ưu đãi có phân biệt đối tượng áp dụng, ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế giá trị gia tăng (VAT), tiền thuê đất. Riêng thuế TNDN, khi Nghị định số 164/2003/NĐ-CP, Nghị định

số 152/2004/NĐ-CP ban hành đã áp dụng chung, không phân biệt đầu tư trong nước và nước ngoài.

Thành công đáng kể nhất của Nhà nước trong việc ban hành và thực thi các chính sách thu hút đầu tư hiện nay đó là chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ngay từ đầu Nhà nước đã có ưu đãi đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCX (xuất khẩu 100% ra nước ngoài). Đến năm 1994, Nghị định 192/CP ban hành kèm theo Quy chế KCN đã mở rộng đối tượng ưu đãi thuế đến các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hoạt động trong các KCN nếu có mức xuất khẩu cao, với các ưu đãi là: 10%; 18%; và 22% và được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 1-2 năm. Sau khi có Nghị định này Việt Nam đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào các KCN đầu tư (từ vài chục dự án ĐTNN năm 1994 lên 155 dự án vào năm 1995).

Đến năm 1997, Nghị định 36/CP ra đời thay thế Nghị định 192/CP. Theo đó mức ưu đãi đối với thuế thu nhập doanh nghiệp được nâng lên đáng kể: 10%; 15%; 20%. Trong Nghị định này thời gian miễn giảm thuế được kéo dài hơn với mức miễn giảm thấp nhất là 2 năm kể từ khi có lãi và cao nhất là 8 năm (đối với doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và doanh nghiệp dịch vụ kỹ thuật cao). Tuy nhiên, trong Nghị định này các ưu đãi được đưa ra không áp dụng đối với các doanh nghiệp trong nước, trong lúc này các doanh nghiệp trong nước vẫn phải chịu mức thuế suất 32%, do đó trong giai đoạn này số dự án mà các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN còn khá khiêm tốn so với các dự án ĐTNN (năm 1998 số dự án của các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào KCN chỉ là 132 dự án so với 465 dự án ĐTNN).

Trước tình hình trên, để tăng cường đầu tư trong nước vào KCN. Từ ngày 01/01/2004 theo Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 các ưu

đãi về thuế đối với các doanh nghiệp hoạt động trong KCN được áp dụng thống nhất như nhau đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ĐTTN . Điều này có tác động rất lớn đối với ĐTTN vào các KCN (năm 2004 số dự án ĐTTN đã vượt so với các dự án ĐTNN: 1893 dự án ĐTTN so với 1738 dự án ĐTNN).

Với các kết quả khả quan đã đạt được đối với việc thu hút vốn đầu tư trong nước vào KCN. Ngày 06/8/2004 Nghị định 152/2004/NĐ-CP được ban hành thay thế Nghị định 164/2003/NĐ-CP và bổ sung những quy định về ưu đãi thuế cho dự án đầu tư vào KCN. Theo Nghị định mới, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp được thực hiện như sau:

Đối với doanh nghiệp KCN, KCX

- Nhóm thuế suất 20%: áp dụng cho các cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện thực hiện trong KCN, thuế suất này được áp dụng trong 10 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 6 năm tiếp theo.

- Nhóm thuế suất 15%: áp dụng cho các cơ sở dịch vụ mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCX, và cơ sở sản xuất mới thành lập từ dự án đầu tư thực hiện trong KCN, được áp dụng trong 12 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.

- Nhóm thuế 10%: áp dụng cho các doanh nghiệp chế xuất mới thành lập trong lĩnh vực sản xuất không phân biệt trong hay ngoài KCX, được áp dụng trong 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, được miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo.

Việc áp dụng các nhóm thuế suất như trên chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp KCN và doanh nghiệp KCX. Còn đối với các doanh nghiệp trong hoạt động trong KCNC, ngày 28/8/2003 Quy chế Khu công nghệ cao đã được ra đời (Ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP) nhằm điều chỉnh riêng đối với các doanh nghiệp trong KCNC. Ngày 5/4/2004 Chính phủ đã ban hành Quyết định 53/2004/QĐ-TTg theo đó các doanh nghiệp KCNC (gồm: doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao, doanh nghiệp phục vụ dân sinh) đều được hưởng thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 10% suốt thời gian thực hiện dự án, miễn thuế 4 năm kể từ khi có lãi, giảm 50% cho 9 năm tiếp theo.

Bên cạnh một số kết quả đã đạt được việc thực hiện các chính sách ưu đãi cũng bộc lộ những hạn chế. Hiện nay ở các địa phương trên cả nước có tình trạng ưu đãi quá mức, vượt ra ngoài quy định của luật pháp được gọi là hiện tượng “xé rào” nhằm cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư vào KCN. Các ưu đãi quá mức chủ yếu tập trung ở các ưu đãi về thuế. Chẳng hạn, trong khi Nhà nước quy định miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và giảm thu 50% thu nhập 2 năm tiếp theo, thì ở một số tỉnh với mục đích lập KCN để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động (Quảng Ngãi) đã đưa ra ưu đãi quá mức: miễn thuế VAT, trong 4 năm đầu không thu thuế thu nhập…(thường được áp dụng đối với những KCN do địa phương làm chủ đầu tư). Những chính sách ưu đãi này nếu xét theo góc độ địa phương, cục bộ thì nó có tác dụng tích cực là tăng khả năng thu hút đầu tư vào KCN của địa phương đó trong giai đoạn ngắn. Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh tổng thể và lâu dài thì nó sẽ tạo nên sự cạnh trạnh không tích cực, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của cả nước.

Việc các địa phương cố ý đưa ra các ưu đãi đầu tư vượt Luật là một việc làm sai trái. Gần đây, đầu năm 2005 Bộ tài chính đã chấn chỉnh mạnh

việc ưu đãi này nhằm đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các địa phương. Tuy nhiên, qua đó có thể thấy công tác kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với việc thành lập các KCN ở địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trách nhiệm này hiện nay vẫn chưa có một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phụ trách và vẫn chưa có những biện pháp thực sự hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng này. Đây là vấn đề mà Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w