Thực hiện các cơ chế, chính sách quản lí

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 61 - 63)

II/ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KCN

5/ Thực hiện các cơ chế, chính sách quản lí

Đến nay, bằng việc thực hiện cơ chế quản lí theo hướng “một cửa, tại chỗ”, Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các KCN hoạt động. Cơ chế quản lí “một cửa, tại chỗ” đã giúp cho việc thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn hơn tránh mất thời gian cho các nhà đầu tư, các thủ tục hải quan được đặt ngay tại các Ban quản lí KCN ở địa phương do đó đã bớt thời gian đáng kể cho các doanh nghiệp hoạt động trong KCN.

Ban quản lí KCN là cơ quan đầu mối trực tiếp làm việc với các nhà đầu tư trong khu, việc gì thuộc thẩm quyền của mình thì Ban quản lí quyết định, việc gì không thuộc thẩm quyền thì Ban quản lí phối hợp với các cơ quan quản lí Nhà nước hữu quan để xử lí, tránh cho các nhà đầu tư phải tiếp xúc, giao dịch với nhiều cơ quan Nhà nước, gây phức tạp, phiền hà trong việc giải quyết các thủ tục quản lí. Tuy nhiên, không nên ngộ nhận rằng “một cửa” có nghĩa là một mình quyết định mọi vấn đề, bất chấp các cơ quan Nhà nước khác, mà cần phải hiểu quản lí theo chế độ một cửa đối với KCN trên thực tế là trao cho Ban quản lí có thẩm quyền giải quyết hoặc làm đầu mối giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của KCN, sao cho hàng hoá, kĩ thuật công nghệ, tiền vốn của các nhà đầu tư lưu thông thông suốt, nhanh chóng và thuận lợi. Theo quy định hiện hành, các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh uỷ quyền cho Ban quản lí KCN cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ như sau: Bộ Kế hoạch và Đầu tư uỷ quyền việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư đến 40 triệu USD; Bộ Thương mại đã uỷ quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lí hoạt động thương mại; Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội uỷ quyền cấp phép cho người lao động nước ngoài; Bộ Xây dựng uỷ quyền thẩm định thiết kế kỹ thuật; Bộ Tài chính uỷ quyền chấp thuận chế độ kế toán; Phòng Thương mại và Công nghiệp uỷ quyền cấp chứng chỉ xuất xứ

hàng hoá (C/O); Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án trong nước đầu tư vào KCN…

Bằng cơ chế uỷ quyền , Ban quản lí KCN cấp tỉnh đã được trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lí Nhà nước, góp phần giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính, bớt quan liêu, giảm bớt sự đi lại , chi phí cho các thủ tục hành chính kinh tế cho các nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy các KCN từ chỗ là các nhân tố mới trở thành lực lượng công nghiệp mạnh trong những năm gần đây.

Có thể khẳng định rằng việc hình thành cơ chế quản lí “một cửa tại chỗ” và sự ra đời của các Ban quản lí KCN cấp tỉnh đã góp phần tích cực vào tiến trình cải cách hành chính, bước đầu đã đáp ứng được các đòi hỏi của các nhà đầu tư và đã được các nhà đầu tư ghi nhận. Tuy nhiên trong thực tế vẫn còn quá nhiều thủ tục và bản thân các thủ tục thì rườm rà, phức tạp, bất hợp lí gây phiền hà cho nhà đầu tư. Thủ tục cấp phép các dự án lớn vẫn phải xin ý kiến của cơ quan TW, việc thẩm định thiết kế đầu tư nước ngoài vẫn phải do Sở xây dựng thực hiện; hồ sơ xin đăng kí chế độ kế toán nước ngoài của doanh nghiệp KCN phải do Bộ tài chính để giải quyết, muốn vay vốn nước ngoài phải xin phép Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Như vậy ở đây có sự không đồng trong các văn bản pháp luật quy định về các thủ tục hành chính,sự phân cấp trách nhiệm chưa được triển để có sự chồng chéo. Những tồn tại trong thủ tục hành chính hiện nay còn do phía các cán bộ, các cơ quan chuyên ngành với tâm lí sợ trách nhiệm, thiếu năng động và nhiệt tình trong công tác do sự phân công trách nhiệm chưa có sự rõ ràng trong các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh việc thực hiện cơ chế quản lí “một cửa, tại chỗ”, Nhà nước còn thực hiện một số cơ chế khác chẳng hạn như cơ chế tài chính cho thuê đất. Hiện nay cơ chế này đang tồn tại một số điểm bất cập. Trong Quy chế

KCN, KCX, KCNC tại Điều 14, Khoản 1đ có quy định các Công ty phát triển hạ tầng KCN có quyền ấn định giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và phí dịch vụ với sự thoả thuận của Ban quản lí KCN cấp Tỉnh. Với điều khoản quy định như vậy, các Công ty phát triển hạ tầng KCN sẽ vì mục đích lợi nhuận mà đưa ra giá thuê đất cao, khiến cho các chủ đầu tư kinh doanh gặp khó khăn khi đầu tư vào KCN. Trong khi đó, khi tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, các Công ty này đã nhận được sự ưu chung của Nhà nước. Do đó, trong khi mục đích chính của Nhà nước là thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN, việc ưu đãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng là một tình huống bắt buộc nhằm tranh thủ nguồn vốn của các thành phần khác, vấn đề này cần phải có sự tháo gỡ kịp thời đảm bảo cho sự phát triển hiệu quả các KCN trên cả nước.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 61 - 63)

w