Công tác xúc tiến, vận động đầu tư

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 59 - 61)

II/ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KCN

4/ Công tác xúc tiến, vận động đầu tư

Trong thời gian qua, cùng với việc xây dựng Danh mục dự án gọi vốn đầu tư làm cơ sở để vận động, xúc tiến đầu tư trên địa bàn lãnh thổ, các Ban quản lí KCN các địa phương đã xây dựng được mô hình xúc tiến đầu tư có hiệu quả thông qua việc thành lập Trung tâm xúc tiến đầu tư với chức năng như một cơ quan “một cửa, tại chỗ” nhằm hỗ trợ nhà đâu tư toàn bộ các khâu từ hình thành đến triển khai, đồng thời chủ động tổ chức các chương trình vận động đầu tư ở trong nước và ngoài nước. Song trên thực tế, công tác này chưa được quan tâm một cách đúng mức, thiếu hệ thống tổ chức chung của Nhà nước đồng thời chưa có chính sách thoả đáng đối với hoạt động này. Trách nhiệm này trước hết thuộc về Ban quản lí KCN. Do thiếu đầu mối quản lí chung , nên ngoài một số cuộc hội thảo về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có lồng ghép nội dụng giới thiệu và vạn động đầu tư vào các KCN đã được thành lập do một số bộ, ngành tổ chức ở trong và ngoài nước, thời gian qua công tác này được tiến hành gần như tự phát ở từng KCN, dựa chủ yếu vào sáng kiến chủ động và kinh phí của các công ty xây dựng hạ tầng KCN, trước hết là của các chủ đầu tư nước ngoài trong các liên doanh xây dựng hạ tầng KCN.

Công tác xây dựng quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài đã bước đầu được quan tâm, nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm, chất lượng chưa cao. Một số quy hoạch và dự án trong Danh mục chưa tính đến nhu cầu và điều kiện cụ thể của Nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời không dự báo hết diễn biến tình hình nên chưa thực sự trở thành công cụ định hướng vận động đầu tư có hiệu quả.

Nội dung cũng như phương pháp tổ chức vận động còn quá đơn giản, nặng về tuyên truyền pháp luật, chính sách chưa tập trung vào chương trình vận động theo đối tác, lĩnh vực hoặc dự án cụ thể nên hiệu quả chưa cao. Hoạt động vận động đầu tư tại một số nước, khu vực thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việ Nam ở nước ngoài còn hết sức hạn chế do không có cán bộ chuyên trách và kinh phí tổ chức. Thiếu sự kết hợp giữa hoạt động ngoại giao, xúc tiến thương mại với vận động đầu tư. Các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước chưa được sử dụng có hiệu quả nhằm nhằm phục vụ cho hoạt động vận động đầu tư. Tài liệu tuyên truyền đầu tư chưa đầy đủ và không được biện soạn, phổ biến bằng phương tiện hiện đại nên không thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

Hệ thống thông tin về kinh tế, luật pháp, chính sách đặc biệt là thông tin về cơ hội và đối tác đầu tư chưa đầy đủ và trong một số trường hợp còn thiếu chính xác, độ tin cậy thấp. Điều này không chỉ làm hạn chế hiệu quả hoạt động tuyên truyền, vận động đầu tư mà còn gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư trong việc tìm hiểu thị trường, xác định cơ hội và đối tác đầu tư.

Một trong những biện pháp xúc tiến đầu tư có hiệu quả đó là việc giải quyết các vấn đề mà các chủ đầu tư gặp khó khăn trước và sau khi bắt đầu vào hoạt động kinh doanh thì Việt Nam lại xử lí không tốt. Vừa qua, việc xử lí đối với một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN tiến hành chưa được tốt, đặc biệt cuối năm 2005 đã xảy ra các cuộc bãi công tự phát ở một số KCN thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng đã gây hoài nghi cho các nhà đầu tư nước ngoài về sự thiện chí của Việt Nam, tác động không tốt đến việc vận động, thu hút vốn đầu tư trong bối cảnh hiện nay.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 59 - 61)

w