Đối với các chính sách ưu đãi về kinh tế

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 73 - 75)

II/ Giải pháp tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc phát triển các KCN giai đoạn 2006-

2/Đối với các chính sách ưu đãi về kinh tế

Trước hết, Nhà nước cần phải tiếp tục hoàn thiện, thiết lập được một khuôn khổ nhất quán, mang tính chất lâu dài, đồng bộ các chính sách. Tiến hành rà soát lại các văn bản pháp quy đã được ban hành liên quan đến hoạt

động phát triển KCN. Xử lí những vấn đề còn bất cập, những mâu thuẫn phát sinh trong các văn bản, bổ xung những quy định mới phù hợp với thực tiễn, tạo một mặt bằng pháp lí ổn định cho môi trường đầu tư. Trước khi đưa ra các văn bản pháp lí cần tiến hành điều tra một cách có hệ thống, lấy ý kiến của nhiều thành phần có liên quan, qua đó tổng hợp và đưa ra các văn bản. Đồng thời cũng phải xem xét đến tính khả thi của văn bản, xem xét khi nó đi vào thực tiễn có đảm bảo được mục đích đề ra hay không. Những quy định trong văn bản cần phải đảm bảo đem lại những lợi ích thiết thực cho các nhà đầu tư, đồng thời tránh những tổn hại cho đất nước.

Cần tiếp tục chấn chỉnh hoạt động ưu đãi đầu tư quá mức ở các địa phương. Tốt nhất là nên ban hành một quy chế ưu đãi chung. Đồng thời đối với các Tỉnh, địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, Nhà nước cần phải có sự phân biệt giữa các địa phương. Những địa phương có điều kiện khó khăn có thể được đưa ra các ưu đãi riêng nhưng trong một khung pháp lí nhất định. Chẳng hạn, đối với các ưu đãi về thuế, các địa phương này có thể đưa ra các ưu đãi đặc biệt so với mặt bằng ưu đãi chung là bao nhiêu.

Có thể áp dụng những chính sách ưu đãi riêng theo sự phân các địa phương thành các vùng như trong quy hoạch. Từ sự phân cấp đó, quy định cụ thể các mức ưu đãi mà các địa phương có thể đưa ra. Đây là một công việc đòi hỏi tốn kém nhiều thời gian và nguồn lực tuy nhiên nếu có thể xây dựng lên một bản đề án phân cấp các chính sách ưu đãi tốt thì nó sẽ giúp cho việc phát triển KCN ở các địa phương thuận lợi và công bằng hơn. Vừa đảm bảo được môi trường cạnh tranh thu hút đầu tư một cách công bằng vừa có thể khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn phát huy được sức mạnh của các KCN.

Các địa phương trên cả nước nên ngồi lại với nhau, bàn bạc và thống nhất tư tưởng trong việc ban hành các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư cùng

sự tham gia của các cơ quan Nhà nước hữu quan để đưa ra các quan điểm, tư tưởng chung tránh sự canh tranh không lành mạnh trong thu hút đầu tư hiện nay.

Công tác kiểm tra hoạt động đầu tư, cấp phép xây dựng KCN ở các địa phương cần được theo dõi một cách thường xuyên, liên tục để kịp thời phát hiện những sai trái và chấn chỉnh những hoạt động sai trái đó. Nhà nước có thể sử dụng việc cấp phát Ngân sách hàng năm để điều tiết hoạt động này. Vì để có thể đưa ra các ưu đãi quá mức, chính quyền địa phương cần phải có nguồn Ngân sách đủ lớn để tài trợ cho các hoạt động này (xây dựng cơ sở hạ tầng, chi phí giải phóng mặt bằng. . . ). Đối với các địa phương có những biểu hiện sai trái không tuân thủ và thực hiện đối với mặt bằng ưu đãi chung, Nhà nước có thể thực hiện việc thắt chặt Ngân sách, buộc các địa phương phải tự tìm kiếm các nguồn tài trợ cho các chính sách ưu đãi đó. Kiên quyết không cung cấp Ngân sách cho các hoạt động đó và lãnh đạo các tỉnh phải tự chịu tránh nhiệm trước những quyết định của mình.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của nhà nước trong việc phát triển các kcn giai đoạn 2006-2010 (Trang 73 - 75)