GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN THĂNG
3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Uỷ ban chứng khoán cần có những tác động tích cực, nhanh chóng hoàn thiện khung pháp lý về thị trường chứng khoán nói chung cũng như về thị trường tư vấn nói riêng, xây dựng nguồn nhân lực cho thị trường, thanh tra giám sát hoạt động của các công ty tư vấn. Nghiên cứu, tìm hiểu xây
dựng quy trình để các Công ty chứng khoán đủ điều kiện thực hiện các nghiệp vụ mới đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Để làm tốt nhiệm vụ xây dựng hệ thống nhân viên tư vấn có năng lực, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cần có một số tác động tích cực như:
- Vạch ra những đường lối chính sách và chương trình đào tạo các nhân viên tư vấn theo sát đúng với thực tế Việt Nam.
- Cần xây dựng chuyên sâu cho từng nhân viên tư vấn nói riêng và từng nghiệp vụ nói chung. Uỷ ban cần tăng cường hợp tác đào tạo với nước ngoài dưới nhiều hình thức.
- Quan tâm đến chất lượng của nhân viên tư vấn, chỉ những nhân viên tư vấn có trình độ giỏi thực sự mới có thể hoạt động trong ngành tư vấn.
Mặt khác Uỷ ban cũng cần phải nâng cao công tác quản lý giám sát các Công ty chứng khoán, tránh những mâu thuẫn về quyền lợi xảy ra giữa các bên.
Uỷ ban cần khuyến khích các công ty chứng khoán thực hiện hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp vì lợi ích của chính công ty cũng như của toàn thị trường. Tạo điều kiện tốt nhất cho các Công ty chứng khoán hoạt động, cũng như tăng cường cơ sở vật chất, thông tin cho Công ty chứng khoán.
3.4.3. Đối với Hiệp hội kinh doanh chứng khoán
Thường xuyên thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát thị trường Thực tế cho thấy việc nghiên cứu và thiết lập môi trường kinh doanh, ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới, cung cấp thông tin nghiệp vụ và xác định chiến lược kinh doanh… là những vấn đề rấ cần thiết cho từng công ty chứng khoán nhưng các hoạt động này thường vượt quá xa khả năng tài chính năng lực nghiên cứu. Lý do là những công việc này phải nghiên cứu
trên phạm vi lớn, trong một thời gian lâu dài, chi phí rất lớn và cần rất nhiều nhân lực.
Mặt khác, nếu từng hội viên của Hiệp hội tiến hành nghiên cứu một cách đơn lẻ sẽ dẫn đến sự lãng phí về thời gian, nhân lực và chi phí. Hơn nữa, các kết quả do việc nghiên cứu đơn lẻ đem lại sẽ phân tán, hoặc dễ bị đánh cắp và gặp khó khăn trong việc triển khai đồng bộ. Sản phẩm của các công ty chứng khoán là những sản phẩm tài chính đòi hỏi phải thường xuyên cải tiến, đổi mới nhưng lại không có bản quyền nên thường bị đánh cắp. Điều này đã làm cho các thành viên của Hiệp hội dần dần mất đi động lực nghiên cứu các sản phẩm, dịch vụ mới. Các nhược điểm này có thể khắc phục được khi có một sự hợp tác chung thống nhất giữa các hội viên. Với những lý do như vậy, Hiệp hội chứng khoán cần phải thực hiện vai trò đầu mối vận động, phối hợp hoạt động và phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể của các hội viên. Làm được điều này sẽ giúp cho các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường phong phú, đa dạng và có chất lượng cao hơn.
3.4.4. Đối với Sở giao dịch chứng khoán Tp. HCM và Ttrung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
Cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đặc biệt trong hoạt động bán đấu giá cổ phần, để hoạt động này phát triển, thu hút được đông đảo công chúng tham gia, hai trung tâm nay cần phối hợp với nhau để thực hiện đấu giá trực tuyến.
Các trung tâm nên trang bị khoa học công nghệ hiện đại đảm bảo cho hoạt động bán đấu giá và hoạt động niêm yết đăng ký giao dịch chứng khoán diễn ra thuận lợi.
Đồng thời các trung tâm nên phối hợp chặt chẽ với các Công ty chứng khoán, các tổ chức tư vấn để các hoạt động nhanh chóng được thực hiện, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Kết luận chương 3
Tóm lại, trong chương 3, chuyên đề đã đưa ra các giải pháp cho Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long nói riêng và các kiến nghị đối với các bộ, ngành, cơ quan chức năng nói chung, nhằm phát triển hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các ý kiến của chuyên đề căn cứ diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam, và thực trạng hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp tại TSC, đã chỉ ra phương hướng khắc phục những hạn chế của TSC. Qua đó, chuyên đề hy vọng đóng góp được một phần nhỏ vào sự phát triển bền vững trong hoạt động chung cũng như hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.
KẾT LUẬN
Thị trường chứng khoán thế giới đã có hàng trăm năm lịch sử hình thành và phát triển. Đi cùng với nó là sự phát triển không ngừng của hoạt động tư vấn nói chung và tư vấn tài chính doanh nghiệp nói riêng tại các Công ty chứng khoán.
Hoạt động tư vấn Tài chính doanh nghiệp hiện nay là hoạt động được các công ty chứng khoán trong đó có Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long rất quan tâm phát triển. Đây là nghiệp vụ không liên quan nhiều đến các loại chứng khoán có trên thị trường nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn hàng mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam và việc bình ổn thị trường. Hơn thế, hoạt động này sẽ mang lại doanh thu cho công ty chứng khoán, tạo hình ảnh cho công ty và tạo tiền đề cho các hoạt động khác của Công ty chứng khoán phát triển. TSC đang rất nỗ lực đưa hoạt động này đến khách hàng một cách tốt nhất.
TSC hiện đang trở thành một trong số những Công ty chứng khoán thu hút sự quan tâm của nhiều công chúng. Với lợi thế đó, TSC có được những điều kiện thuận lợi trong việc triển khai những nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán như: Tư vấn, Môi giới, Tự doanh... Nhưng trên thực tế, cũng phải công nhận rằng TSC chưa tham gia một cách tích cực, doanh thu đóng góp vào thị trường chưa cao. Có nhiều nguyên nhân chi phối nhưng quan trọng nhất vẫn là quy mô của công ty còn nhỏ và thiếu nguồn nhân lực có trình độ cao. Cuối cùng, dựa trên những điều kiện hiện tại của TSC và những điều kiện pháp lý hiện hành, đề tài cũng nêu ra một vài giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động của TSC trên thị trường chứng khoán.
Tóm lại, chuyên đề nghiên cứu, phân tích về tất cả những điều kiện chủ quan, khách quan, những mặt đạt được và hạn chế của TSC. Đây chỉ là những ý kiến dưới cái nhìn chủ quan của em, đặc biệt là đối với một vấn đề rất phức tạp, chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, nhưng hy vọng sẽ đóng góp được một phần nào đó trong chiến lược phát triển của TSC
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy giáo, PGS.TS Trần Đăng Khâm. Em xin cảm ơn các cán bộ, nhân viên tại công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long đã tạo điều kiện để em được hoàn thành chương trình thực tập tại quý công ty và cung cấp cho em những tài liệu về công ty để em có thể hoàn thành chuyên đề.
Với trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế và thời gian thực tập có hạn, chắc chắn đề tài sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ bảo của thầy cô, cán bộ Công ty và những người quan tâm để em có thể nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này.