Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải dương (Trang 37 - 39)

Năm 2009, nền kinh tế và ngành tài chính thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng vật lộn trong quá trình tái cơ cấu và đã đạt được những chuyển biến đáng khích lệ.

Tình hình trên địa bàn

Năm 2009 có nhiều yếu tố không thuận lợi, khó lường tác động tới phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Việt Nam là thành viên của WTO, nên chịu sự tác động tiêu cực của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặt khác, trong nước tình hình thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên kinh tế của tỉnh vẫn duy trì mức tăng

trưởng khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 7,5% so với năm 2008. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ chuyển từ 25,5% - 44% - 30,5% (năm 2008) sang 25,8% - 43,7% - 30,5%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 4.105 tỷ đồng, bằng 100,1% kế hoạch, tăng 3,5% so với năm 2008. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 18.099,5 tỷ đồng, bằng 99% kế hoạch, tăng 14,8% so với năm 2008. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 5.023 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2008. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 8.645 tỷ đồng, tăng 24,1% so với năm trước. Hoạt động xuất khẩu có sự chuyển biến tốt cả về cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 606 triệu USD, tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu đạt 643 triệu USD.

Môi trường tài chính - tiền tệ

Đứng trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, NHNN đã có những quyết định quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về chủ động khắc phục những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bền vững. Lãi suất cơ bản điều chỉnh tăng lên 8%/năm. Lãi suất cho vay cũng tăng cao, gây áp lực lớn với doanh nghiệp khi tiếp cận vốn ngân hàng, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối năm khi nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh tăng cao, nguồn vốn ngân hàng không đáp ứng đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp.

Trên địa bàn Hải Dương hiện có trên 20 NHTM đang hoạt động, ngoài ra còn có Bưu điện và 67 quỹ tín dụng nhân dân cũng tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng. Các TCTD bám sát định hướng hoạt động của ngành, triển khai và thực hiện có hiệu quả chủ trương điều hành chính sách tiền tệ của Chính phủ và NHNN, sử dụng công cụ lãi suất đúng hướng và linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường, góp phần bình ổn giá cả và kiểm soát lạm phát đã

thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển vững chắc. Tuy nhiên, hoạt động tiền tệ tín dụng trên địa bàn tăng trưởng với tốc độ chậm, nhiều TCTD hoạt động trên địa bàn nên cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Trên địa bàn tỉnh, thị phần huy động vốn của Chi nhánh chiếm 14%, đứng thứ 2 sau NHNNo; Thị phần dư nợ chiếm 13%, đứng thứ 2 sau NHNNo; Thị phần thu dịch vụ chiếm >20 %, đứng thứ nhất.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển hải dương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w