Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn xét theo kỳ hạn giai đoạn 2007 - 2009 tại BIDV Hải Dương
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2007 2008 2009
Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ%
VHĐ ngắn hạn 839 52,5 1210 58,5 1414 61
VHĐ trung, dài
hạn 760 47,5 859 41,5 904 39
Tổng VHĐ 1599 100 2069 100 2.318 100
(Nguồn: mục 8-Danh mục tài liệu tham khảo)
Nhìn vào bảng 2.1 và biểu 2.1 thấy hoạt động huy động vốn trong các năm tăng ở mức rất cao, năm 2007 huy động vốn chỉ là 1599 tỷ đồng đến năm 2008 huy động vốn đạt 2069 tỷ đồng tăng về số tuyệt đối là 470 tỷ đồng so với năm 2007 và về số tương đối tăng 29,4%. Nguồn vốn huy động tiếp tục tăng trưởng trong năm 2009 nhưng với tốc độ nhỏ hơn đạt 2318 tỷ đồng tăng 249 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2008 và về số tương đối là 12%. Nguồn vốn huy động trong các năm đều tăng mạnh là do Chi nhánh đã có chính sách huy động vốn phù hợp. Nhiều chính sách khuyến mại về lãi suất, dự thưởng đối với khách hàng gửi tiền tại Chi nhánh được quan tâm và đặt ra đúng thời điểm. Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế năm 2009 nên lượng VHĐ tăng trưởng với tốc độ nhỏ hơn thời điểm năm 2008. Tuy có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, nhưng nhờ có chính sách huy động hợp lý, hấp dẫn, thu hút được nhiều khách hàng nên thị phần huy
động vốn của Chi nhánh có sự tăng trưởng nhẹ, nếu như năm 2007 là 12% thì bước sang năm 2008, 2009 đã tăng lên là 14%, chỉ đứng sau NHNNo.
Biểu 2.1. Tình hình huy động vốn xét theo kỳ hạn giai đoạn 2007-2009 tại BIDV Hải Dương
VHĐ ngắn hạn tăng trưởng rất mạnh trong giai đoạn 2007 - 2009. Nếu như năm 2007 huy động vốn ngắn hạn chỉ đạt 839 tỷ đồng thì sang năm 2008 đã tăng thêm 371 tỷ đồng đạt 1210 tỷ đồng, trong năm 2009 nguồn vốn này đã tăng thêm 204 tỷ đồng đạt 1414 tỷ đồng. Xét về số tương đối thì tỷ trọng nguồn vốn này cũng tăng lên rất cao lần lượt chiếm 52,5%; 58,5%; 61% trong các năm 2007, 2008, 2009; trong đó năm 2008 tăng 44,2% so với năm 2007 và năm 2009 tăng 16,9% so với năm 2008. Nguyên nhân vốn ngắn hạn tăng trưởng cao trong giai đoạn này đặc biệt về số tuyệt đối là do những biến động của nền kinh tế bắt đầu từ cuối năm 2007. Thực trạng tăng trưởng kinh tế nóng và lạm phát ở mức cao, đồng thời khó khăn trong thanh khoản xảy ra ở hầu hết các ngân hàng và BIDV cũng không phải là một ngoại lệ khiến cho các chi nhánh trong hệ thống BIDV phải áp dụng lãi suất ngắn hạn ở mức cao. Lãi suất ngắn hạn ở mức cao cùng với tâm lý chờ đợi lãi suất thay đổi để tiến
hành gửi kỳ hạn mới đã làm cho nguồn vốn này tăng trưởng mạnh. Điều này làm cho việc sử dụng vốn của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn và rủi ro cao hơn do nguồn vốn ngắn hạn có mức độ ổn định thấp hơn.
VHĐ trung, dài hạn của Chi nhánh xét về tốc độ tăng trưởng tuyệt đối và tương đối vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn vốn ngắn hạn nhưng cũng đạt được những kết quả nhất định. Năm 2007 nguồn vốn này là 760 tỷ đồng, năm 2008 tăng thêm 99 tỷ đồng đạt 859 tỷ đồng với tốc độ tăng tương đối là 13% và tiếp tục tăng thêm 45 tỷ đồng (tương ứng 5,2%) đạt 904 tỷ đồng trong năm 2009. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn huy động có chiều hướng giảm từ 47,5% năm 2007 xuống còn 41,5% năm 2008 và còn 39% năm 2009. Có hai nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng nguồn vốn trung dài hạn trong ba năm từ 2007 đến 2009. Thứ nhất là sự ổn định của loại hình tiền gửi này cao hơn so với tiền gửi ngắn hạn. Trong điều kiện lãi suất có chiều hướng biến động lớn thì cơ hội để thay đổi thu nhập từ nguồn tiền gửi này sẽ ít hơn. Thứ hai là lãi suất đối với loại hình tiền gửi này trong thời điểm năm 2008 thường thấp hơn so với lãi suất của loại hình VHĐ ngắn hạn.