Tình hình kinh doanh chung của Công ty

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên ppt (Trang 50 - 54)

III. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty lương thực

1. Tình hình kinh doanh chung của Công ty

Trong những năm qua tình hình kinh doanh trong nước cũng như ngoài khu vực có nhiều biến động. Nguyên nhân chủ yếu là từ các sự kiện kinh tế như việc quyết định gián tem một số mặt hàng nhập khẩu, tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước,... Đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính khu

vực Đông Nam Á. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của tất

cả các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Hà nội nói

riêng. Công ty lương thực cấp I Lương Yên cũng thuộc địa bàn trên do vậy

hoạt động kinh doanh bị xáo chộn là điều không tránh khỏi. Nhưng nhìn chung

Công ty đã tự khắc phục những khó khăn bất cập và cố gắng vươn lên từ những

khó khăn đó. Do đó tình hình kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương

những nhiệm vụ được Tổng công ty lương thực Miền Bắc giao phó cũng như hoàn thành xuất sắc các kế hoạt kinh doanh được đặt ra trong mỗi năm. Điều này có thể thấy rõ trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng tình hình

thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty qua 3 năm (19992001)

Năm 1999 Công ty đã phát huy nội lực, đưa kinh doanh nội địa lên cao

nhất từ trước tới thời điểm đó, lên cao bằng với doanh số xuất khẩu.

Khai thác được cung ứng cho dự trữ quốc gia và cung ứng xuất khẩu cho các đơn vị bạn.

Tuy nhiên năm 1999 giá bán lương thực của cả nội địa và xuất khẩu

giảm đáng kể dẫn đến tổng doanh thu giảm.

Năm 2000, với sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường, công ty đã phát huy nội lực tranh thủ sự chỉ đạo và quan tâm giúp đỡ củaTổng công ty lương

thực Miền Bắc và các ngành hữu quan. Mở thêm dịch vụ, phát triển kinh doanh

nội địa.

Chỉ tiêu xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu do Tổng công ty giao cho công ty đem lại hiệu quả chủ yếu.

Tiếp tục cung ứng gạo nội địa cho một vài đơn vị trạm, trường, đơn vị

bộ đội cung ứng cho các chi cục dự trữ quốc gia Hà Bắc, Thái Bình, Vĩnh Phú,...

Duy trì việc bán lẻ gạo nên năm 2000 đạt gần 200 tấn.

An toàn tiền hàng, huy động nguồn vốn. tăng vòng quay của vốn.

Doanh thu từ dịchvụ bảo quản và trông giữ hàng hoá cũng đóng góp doanh sô và lợi nhuận đáng kể.

Để củng cố cơ sở sản xuất mì Nhân Chính, và các hạng mục công trình

phục vụ cho việc mở rộng, đa dạng hoá ngành nghề- công ty đã đầu tư trên 700 triệu đồng.

Năm 2001, quán triệt sâu sắc chỉ đạo của Tổng công ty về phát huy nội

lực, tự lực cánh sinh của các đơn vị thành viên công ty lương thực cấp I Lương

giữa năm sáp nhập với 3 đơn vị của Lương thực Hà nội nên năm 2001 là năm sáp nhập và củng cố; với số lao động là 728 người, sắp xếp tổ chức, lo công ăn

việc làm và đời sống người lao động là vấn đề lớn đạt ra cho Công ty.

Để tăng cường trong sản xuất kinh doanh, Công ty đã áp dụng những

biện pháp sau:

- Tăng kinh doanh nội địa: Mức lương thực quy gạo thực hiện là:

38.600tấn/34.500tấn KH.

- Phát triển tiềm lực hiện có, củng cố, đầu tư để mặt hàng mì ăn liền Nhân Chính cung cấp ra thị trường là 1.429 tấn/ KH Tổng công ty giao:700 tấn. chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận, giá đã giảm lỗ từ 1.000đ/kg xuống còn 200đ/kg ( chủ yếu là do cơ chế thuế, sản xuất lấy thu bù đủ chi và có lời).

- Tăng mặt hàng mới: Mở cửa hàng xăng dầu, qua 6 tháng doanh số đã

thu được 16.429 triệu đồng, hiện nay mỗi ngày doanh thu trên 100 triệuđồng.

Tuy nhiên, do được hỗ trợ lãi xuất khẩu của Tổng công ty nên việc thích

ứng tự lo của các bộ phận, Phòng, ban trong Công ty chưa chuyển đổi kịp thời.

Việc sáp nhập 2 lần, 4 đơn vị về Công ty cũng đòi hỏi đầu tư thời gian, con người, việc chi lương, các chi phí hành chính của Công ty lớn ảnh hưởng tới

hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm

Cụ thể, từ bảng kết quả kinh doanh ta thấy: Tổng doanh thu không

ngừng gia tăng qua các năm, năm 2000 tăng 2,72% so với năm 1999, năm

2001 tăng 78% so với năm 2000. Tốc độ tăng rất nhanh, chỉ số tăng của các năm cũng tăng cao.Trong khi tổng doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán cũng tăng và tăng với tốc độ cao hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Cụ thể, năm 2000 tăng 3,31%so với năm 1999, năm 2001 tăng 84, 28% so với năm 2000. Chi phí bán hàng cũng tăng một cách mạnh mẽ. Năm 2000 tăng27,14% so với

năm 1999, năm 2001 tăng 101,96 % đây là điều mà không một doanh nghiệp

nào mong muốn.Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty có xu hướng giảm dần. Đây là một dấu hiệu tích cực trong hệ thống quản lý của Công ty. Tuy nhiên sự giảm chi phí quản lý doanh nghiệp không đáng kể so với sự tăng lên

của các loại chi phí trên. Nên hoạt động kinh doanh thuần của Công ty năm nào

cũng thua lỗ. Năm 1999 lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh là 1.699.105.610

(đồng), năm 2000 số lỗ đó đã lên tới 2.173.997.965(đồng) bằng 130,49% so

với năm 1999. Hiện tượng lỗ đó vẫn tiếp tục kéo dài đến năm 2001 và xu hướng của nó tiếp tục tăng, cụ thể năm 2001 hoạt động sản xuất kinh doanh

thuần bị thua lỗ một khoản là 3.912.744.924 và tăng 79,98% so với năm 2000.

Mặc dù vậy nhưng hoạt động tài chính và hoạt động bất thường của

Công ty đã làm ăn có lãi. Năm 1999 hoạt động tài chính đã đóng góp cho thu

nhập của Công ty một khoản là 2.829.550.659 (đồng), năm 2000

là2.699.018.015 (đồng ), năm 2001 là 1.816.259.399 (đồng). Ta nhận thấy ngay một điều là các khoản đóng góp từ hoạt đồng tài chính này cũng có xu hướng giảm dần. Năm2000 giảm 4,61% so với năm 1999, năm 2001 giảm 40,54% so với năm 2000.

Hoạt động bất thường tăng rất nhanh qua các năm và đóng góp một phần

đáng kể vào thu nhập tuy nhiên đó chỉ là hoạt động bất thường và Công ty không thể kiểm soát được, cũng như không thể cứ tăng mãi thu nhập từ hoạt động bất thường được.

tăng của doanh thu. Tốc độ tăng quá cao này đã làm cho Công ty làm ăn ngày một kém hiệu quả hơn. Và hậu quả không thể tránh khỏi là tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty giảm nhanh qua các năm. Năm 1999 tổng lợi nhuận

trước thuế của Công ty là 1.160.768.242 (đồng), năm 200 chỉ còn

là1.251.366.265 ( đồng), và tệ hại hơn nữa là năm 2001 Công ty lại thu lỗ một

khoản 521.760.934 (đồng).

Qua việc đáng giá chung tình hình sản xuất kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên trong những năm qua, ta thấy kết quả đạt được

của Công ty không mấy khả quan tuy công ty đã không ngừng đổi mới cơ chế

kinh doanh, mở rộng ngành nghề nhưng vẫn chưa tìm được hướng đi đúng cho mình.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty lương thực cấp I Lương Yên ppt (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)