IV. Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh
1. Tăng cường chiến lược quản trị kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Quản trị kinh doanh hiện đại cho rằng không thể chống đỡ được với
những thay đổi của thị trường nếu như doanh nghiệp không có một chiến lược
kinh doanh và phát triển thể hiện tính chất động và tấn công. Chỉ có trên cơ sở đó doanh nghiệp mới nắm bắt được những thời cơ cần tận dụng hoặc có những chính sách thích hợp phòng tránh những de doạ có thể xảy ra. Nếu một doanh nghiệp thiếu một chiến lược kinh doanh đúng đắn thể hiện tính chất động và tấn công, thiếu sự chăm lo xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh thì không thể thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường có hiệu quả thậm chí trong nhiều trường hợp còn có thể dẫn đến phá sản hoặc đóng cửa doanh nghiệp.
Một vấn đề quan trọng nữa là nếu doanh nghiệp chỉ xây dựng chiến lược
thôi thì chưa đủ. Vì dù cho chiến lược xây dựng có hoàn hảo đến đâu nếu không triển khai tốt, không biến thành các chương trình, chính sách kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng thành vô ích, hoàn toàn không có giá trị làm tăng hiệu quả kinh doanh trên thị trường và vẫn phải chịu chi phí kinh doanh cho công tác này.
2. Nghiên cứu kiểm soát nắm bắt nhu cầu của thị trường để đề ra những phương án kinh doanh cụ thể.
Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ của việc kinh doanh là phải bán
được hàng của mình đồng thời phải đáp ứng đúng và đủ nhu cầu của thị
không trở thành điều kiện sống còn của doanh nghiệp.
Gắn với nền kinh tế hàng hoá và nền kinh tế thị trường là sự tồn tại một
cách khách quan của quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường, là điều kiện tiền đề để phát triển nền kinh tế thị trường. Do đó việc nắm bắt nhu cầu của thị trường là một việc hết sức khó khăn. Khối lượng mà thị trường đem lại là rất lớn và trên nhiều lĩnh vực, doanh nghiệp phải có biện pháp xử lý thông tin phù hợp nhất để có những thông tin chính xác đáp ứng
đầy đủ nhu cầu, tìm ra những nhu cầu mà doanh nghiệp có khả năng đáp ứng.
Kết quả của việc nghiên cứu thị trường phải trả lời các câu hỏi sau:
- Những mặt hàng nào có khả năng tiêu thụ.
- Giá cả bình quân từng loại.
- Những yêu cầu về thị trường của từng loại.
- Dự kiến cho việc tiêu thụ.