Động cơ thúc đẩy thực hiện chuyển dịch công ty

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CÔNG TY (Trang 47 - 49)

Giảm gánh nặng về thuế của các công ty đa quốc gia

Xem xét hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng cho thấy các công ty ở Mỹ đang thực hiện (hoặc ít nhất là xem xét thực hiện) chuyển dịch với mục đích chủ yếu là tiết kiệm thuế. Điều “thu hút” đặc biệt của sự chuyển dịch đó là nó cho phép công ty tiết kiệm thuế đáng kể mà không cần thay đổi báo cáo hoạt động hay báo cáo tài chính. Các mục đích thuếđặc biệt của việc chuyển dịch là:

(1) Giảm thiểu trách nhiệm pháp lý của thuế đánh trên nguồn thu nhập nước ngoài. (2) Giảm nghĩa vụ thuếđánh trên nguồn thu nhập trong nước Mỹ.

9

Trong trường hợp thực hiện chuyển dịch vì hai mục đích trên, chỉ đơn thuần là các công ty muốn làm giảm chi phí, như bất kỳ một công ty lợi nhuận nào, và tự đặt mình vào một “sân chơi” bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh của họ. Theo nhận xét của Bộ Tài chính, “Các quy định thuế quốc tế của Mỹ tạo gánh nặng về thuế cho các công ty có trụ sở tại Mỹ so với các công ty ở nước ngoài. Những điều luật này góp phần tạo nên bất lợi cạnh tranh cho các công ty Mỹ khi hoạt động trong thị trường toàn cầu.” Các công ty đa quốc gia ở Mỹ có thể có đối thủ cạnh tranh từ các khu vực Châu Âu vì có hệ thống thuế thấp hơn ở Mỹ. Ví dụ, các đối thủ cạnh tranh có trụ sở tại Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ và Pháp, và gần đây nhất là ở Anh, có một số trường hợp là đầu tư vào công ty con ở nước ngoài, và chúng chỉ nộp thuế trong các quốc gia mà chúng đầu tư và không phải trả thuế (hoặc rất ít) trên các khoản thu nhập từ nước ngoài chuyển về nước.

Còn đối với các công ty đa quốc gia ở Mỹ thì bị đánh thuế trên thu nhập toàn cầu, nhưng không bị tính thuế hai lần thông qua khoản tín dụng thuế nước ngoài. Những khoản tín dụng thuế này được sử dụng để bù trừ vào nghĩa vụ thuế ở Mỹ - phần thuế bị Mỹ đánh trên nguồn thu từ nước ngoài. Do đó, có thể thấy rằng nếu thuế suất ở nước ngoài cao hơn Mỹ thì sẽ có lợi cho các công ty ở Mỹ về tính cạnh tranh, nhưng nếu thấp hơn, các công ty này phải gánh thêm một nghĩa vụ thuế trên phần thu nhập chuyển về nước. Theo thống kê hiện nay, Mỹ là nước có mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp cao so với hầu hết các quốc gia trên thế giới: 39,21% (2010), đứng thứ 2 trong 10 nước có thuế thu nhập cao nhất năm 2010 (sau Nhật Bản) do Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) xếp hạng. Do đó, quy định về khoản tín dụng thuế nước ngoài của Luật thuế Mỹ hầu như không thể xóa bỏđược bất lợi trong việc phải chịu thuế thu nhập nước ngoài của các công ty đa quốc gia ở Mỹ.

Trong khi thuế suất của Mỹ rất cao so với các quốc gia và luật thuế của nó còn quy định đánh thuế thu nhập toàn cầu, thì ở một số nước khác có chính sách thuế ưu đãi hơn cho các công ty đa quốc gia trong nước khi không đánh thuế thu nhập trên các khoản thu nhập phát sinh từ nước ngoài và thậm chí một số quốc gia không hề đánh thuế thu nhập doanh nghiệp trong nước (nghĩa là thuế suất 0%) như Bermuda, Bahamas, Islands,...Nhờ lợi thế về thuế nên tại đây có rất nhiều công ty đa quốc gia được thành lập đểđầu tư ra nước ngoài.

Không những thế, sự khác biệt về mức thuế suất cũng như luật thuế ưu đãi tại các quốc gia này đã khiến nhiều công ty đa quốc gia ở Mỹ tìm cách chuyển dịch công ty ra nước ngoài, thay đổi quốc tịch sang các quốc gia có thuế suất thấp hơn, tiêu biểu là các quốc gia như Bermuda (0%), nhằm mục đích tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của mình tại Mỹ và giảm bớt những bất lợi về thuế. Do đó, những nước có luật thuế tương tự như Bermuda trở thành nơi để các công ty đa quốc gia lợi dụng để tránh thuế, chúng được gọi với cái tên là “các thiên đường thuế”.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ - VẤN ĐỀ CHUYỂN DỊCH CÔNG TY (Trang 47 - 49)