3. Chương 3: TUYẾN, ĐIỂM DU LỊCH VÙNG BẮC TRUNG BỘ 1 Khái quát về vùng du lịch Bắc Trung Bộ:
3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
-Vùng du lịch Bắc Trung Bộ: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
-Vùng nằm trên một dãy đất trung gian với nhiều biến động suốt chiều dài lịch sử của đất nước nên ảnh hưởng sâu sắc đến: tự nhiên, kinh tế, xã hội …
-Sông Gianh (Quảng Bình) là chiến tuyến gần một thế kỹ Trịnh – Nguyễn phân tranh.
-Thực dân Pháp nổ phátsúng đầu tiên ở Đà Nẵng.
-Sông Bến Hải là giới tuyến quân sự tạm thời giữa hai miền Nam – Bắc trong suốt quá trình kháng chiến chống Mỹ.
-Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử vănhóa và hàng trăm ngôi chùa, đền, miếu, lăng tẩm...
-Huế là thủ phủ của xứ Đàng Trong dưới thời Chúa Nguyễn.
-Huế là kinh đô của cả nước dưới thời Tây Sơn và các vua của triều Nguyễn. -Huế là trung tâm phật giáo của Miền Trung và của cả nước
-Mỹ Sơn là thánh đô của vương quốc Chăm Pa (thế kỷ thứ IV) và Hội An đã một thời là thương cảng sầm uất nhất Miền Trung của vương quốc Chăm Pa.
-Vùng du lịch Bắc Trung Bộ được hình thành và phát triển trên một địa hình phức tạp, là nơi giao lưu tiếp giáp giữa hai miền Nam Bắc đã tạo cho thiên nhiên vùng này sự phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo riêng.
-Khoảng 4/5 diện tích của vùng là: đồi núi và cồn cát, địa hình chi cắt.
Dãy Trường Sơn trung bình cao 600 – 800m, có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển, tạo nhiều cảnh quan đẹp.
-Đồng bằng của vùng nhỏ hẹp, có nhiều cồn cát, lấn sâu vào đất liền. -Bờ biển có nhiều đầm phá, nhiều bãi tắm đẹp, nhiều đảo và cù lao.
-Sông ngòi của vùng thường ngắn, dốc, nước trong xanh tạo nên những phong cảnh đẹp, nhưng thường có lũ đột ngột.
-Hệ sinh thái hệ động thực vật phong phú đa dạng. Biển của vùng là những ngư trường rộng lớn để cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho du khách.
3.1.2. Tài nguyên du lịch
3.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
-Vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch:
Tham quan Nghỉ dưỡng Thể thao
Nghiên cứu khoa học
Tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, vườn quốc gia Bạch Mã, kdl Bà Nà, đèo Hải Vân, biển Cảnh Dương, Thuận An, Lăng Cô, Mỹ Khê, Non Nước, Sa Huỳnh, Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà, Thanh Bình, Cù Lao Chàm, Đèo Ngang, Cửa Tùng...
3.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
-Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng phong phú, đa dạng và có mức độ tập trung cao, có giá trị về mặt lịch sử văn hóa so với nhiều vùng khác trong cả nước tạo sức hấp dẫn du khách.
Tài nguyên du lịch nhân văn của vùng:
-Di tích Cầu Hiền Lương – Sông Bến Hải, hệ thống địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, Thánh địa LaVang, Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, đường Trường Sơn.
-Vùng còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa nghệ thuật có giá trị về tinh thần như: Nhã nhạc cung đình Huế, Ca Huế, hát Bài chòi...
-Vùng có nhiều dân tộc khác nhau cùng cư trú và mỗi dân tộc có những nét đẹp về bản sắc văn hóa riêng, là tài sản quý giá hấp dẫn khách du lịch.
-Vùng còn gìn giữ nhiều phong tục tập quán sinh hoạt mang nhiều nét đẹp truyền thống của dân tộc và còn tồn tại nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Làng dệt thổ cẩm Bru – Vân Kiều, thêu ren, dệt thảm len, tơ lụa đất Quảng, Nghề chạm khắc ở chân núi Ngũ Hành Sơn, nghề làm Tò Hoe (Hội An)...