6. Cơ cấu báo cáo
3.2.2. xuất mô hình tổ chức thu gom rác mới
3.2.2.1. Doanh nghiệp tư nhân:
Thực trạng tổ chức hoạt động của các chủ đường rác qui mô lớn (trên 1000hộ dân) tương đối có tổ chức, cụ thể có qui mô đầu tư khá lớn cho việc sang nhượng đường dây rác, đầu tư phương tiện và thực hiện thuê mướn lao động để thực hiện nhưng hầu hết chưa đăng ký hành nghề.
Để quản lý chất lượng vệ sinh trên địa bàn và bảo vệ quyền lợi của người lao động làm thuê, chính quyền địa phương cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, khuyến khích các chủ đường rác có qui mô hoạt động lớn thành lập doanh nghiệp tư nhân thực hiện dịch vụ vệ sinh môi trường, hoạt động theo luật doanh nghiệp năm 2005. Cụ thể cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bản như sau:
1 - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
2 - Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. 3 - Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
4 - Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh.
5 - Doanh nghiệp có nghĩa vụ tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động thành lập và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.
6 - Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp: - Quyền của doanh nghiệp:
+ Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
+ Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn. + Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. + Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh.
+ Chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh.
+ Tự chủ quyết định các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ. + Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
+ Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. + Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp
+ Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán.
+ Đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
+ Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
+ Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
+ Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.
+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3.2.2.2. Tổ hợp tác thu gom rác (hoặc với tên gọi khác là Nhóm liên kết, Tổ tương trợ…) theo qui định của Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác và thông tư 04/2008/TT-BKH ngày 09/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện:
Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ hợp tác:
- Tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi; - Biểu quyết theo đa số;
- Tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.
Qui định việc thành lập:
- Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ chức. - Ủy ban nhân dân cấp phường, xã chứng thực vào hợp đồng hợp tác.
Điều kiện kết nạp tổ viên:
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tự nguyện tham gia và tán thành các nội dung của hợp đồng hợp tác. Một cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác;
- Hợp đồng hợp tác có thể quy định thêm về các tiêu chuẩn khác đối với tổ viên tổ hợp tác.
- Tổ viên có quyền ngang nhau trong việc tham gia quyết định các công việc của tổ hợp tác, không phụ thuộc vào mức độ đóng góp tài sản của mỗi tổ viên;
- Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác theo thoả thuận;
- Thực hiện việc kiểm tra hoạt động của tổ hợp tác; - Ra khỏi tổ hợp tác theo các điều kiện đã thoả thuận;
- Các quyền khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác không trái với quy định của pháp luật.
Tổ viên Tổ hợp tác có các nghĩa vụ sau:
- Thực hiện hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác;
- Bồi thường thiệt hại cho tổ hợp tác do lỗi của mình gây ra;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo thoả thuận trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với quy định của pháp luật.
Quyền của Tổ hợp tác:
- Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác.
- Được hưởng các chính sách hỗ trợ và tham gia xây dựng, thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo ở địa phương.
- Được mở tài khoản riêng tại ngân hàng theo quy định của pháp luật và theo cơ chế người đại diện được ghi trong hợp đồng hợp tác.
- Được ký kết các hợp đồng dân sự.
- Quyết định việc phân phối hoa lợi, lợi tức và xử lý các khoản lỗ của tổ hợp tác.
- Các quyền khác được ghi trong hợp đồng hợp tác nhưng không trái với các quy định của pháp luật.
Tổ chức Tổ hợp tác:
- Người điều hành công việc chung của tổ hợp tác là tổ trưởng Tổ hợp tác. Các tổ viên Tổ hợp tác thoả thuận về tiêu chuẩn, cách thức bầu tổ trưởng Tổ hợp tác.
- Tổ trưởng Tổ hợp tác có trách nhiệm: Là người đại diện cho Tổ hợp tác xác lập các giao dịch dân sự vì mục đích hoạt động của Tổ hợp tác; Tổ chức thực hiện và điều hành các hoạt động của Tổ hợp tác.
Tài sản của Tổ hợp tác hình thành từ các nguồn:
- Tài sản đóng góp của tổ viên tổ hợp tác;
- Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn; - Các tài sản cùng tạo lập và được tặng, cho chung;
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Việc quản lý và sử dụng tài sản của Tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thoả thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất của Tổ hợp tác phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các loại tài sản khác phải được đa số tổ viên đồng ý. Việc tổ chức thành các Tổ hợp tác thu gom rác theo Nghị định 151 khác với tổ Rác dân lập đã được qui định trong quyết định 5424 ở các vấn đề sau:
- Tổ hợp tác theo qui định của Nghị định 151 được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tự thành lập, UBND phường xã chỉ có trách nhiệm chứng thực vào hợp đồng hợp tác, còn tổ Rác dân lập theo quyết định 5424 do UBND phường xã quyết định thành lập và chịu sự chỉ đạo trực tiếp về mọi mặt của UBND phường xã.
- Tổ hợp tác không bị giới hạn phạm vi hoạt động, một người có thể tham gia nhiều tổ hợp tác, còn tổ rác dân lập theo quyết định 5424 chỉ được hoạt động ở các khu vực được chính quyền địa phương phân công và chịu mọi sự kiểm soát của chính quyền địa phương sở tại.
- Tổ hợp tác được tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên. Còn Tổ rác dân lập theo quyết định 5424 phải quyết toán việc thu chi hàng tháng và phải chịu trách nhiệm với UBND phường.
- Tổ hợp tác được mở tài khoản ở ngân hàng và được ký kết các hợp đồng dân sự theo cơ chế người đại diện, còn tổ Rác dân lập không được mở tài khoản, không được ký kết hợp đồng thu gom rác trực tiếp với các chủ nguồn thải. - Tổ hợp tác hoạt động theo cơ chế người đại diện nên có khả năng tiếp nhận
các hỗ trợ từ phía chính quyền trong việc đầu tư đối mới phương tiện cũng như thực hiện các chế độ chính sách khác được thuận lợi hơn ...
- Các thành viên của Tổ hợp tác có thể tự thỏa thuận sắp xếp, trao đổi các đường rác cho nhau đảm bảo việc thu gom rác thuận tiện, nâng cao hiệu quả hoạt động. Từ đó hạn chế được tình trạng «da beo» trong hoạt động thu gom rác, việc kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương sẽ thuận lợi hơn. - Theo qui định của Nghị định 151, Tổ hợp tác không có tư cách pháp nhân,
nhưng các hợp đồng của Tổ hợp tác phải được chứng thực của UBND phường xã, như vậy sẽ là một điều kiện để nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc giám sát hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt nói riêng và công tác vệ sinh môi trường nói chung trên địa bàn.
Như vậy có thể thấy rằng, tổ chức lại lực lượng Rác dân lập theo mô hình Tổ hợp tác thu gom rác có ưu điểm hơn rất nhiều so với tổ rác dân lập theo quyết định 5424 do đó sẽ có tính khả thi cao hơn.
Mặt khác, so với mô hình Hợp tác xã, mô hình Tổ hợp tác có các điều kiện thành lập đơn giản hơn: thủ tục thành lập đơn giản, không phải góp vốn điều lệ, tổ chức hoạt động đơn giản, qui mô nhỏ...nhưng vẫn mang tính tự chủ. Đây là cơ sở để chuyển thành Hợp tác xã khi có đủ điều kiện.
3.3. ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ QUẢN LÝ VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CỤ THỂ HỖ TRỢ CHO CÁC TỔ CHỨC THU GOM RÁC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN