6. Cơ cấu báo cáo
1.3. KẾT LUẬN PHẦN 1
Thực trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố còn nhiều bất cập, ở cả các khâu thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Trong đó khâu thu gom rác, đặc biệt rác thải sinh hoạt còn rất nhiều phức tạp do là nguồn rác thải chiếm tỷ trọng lớn, có lực lượng tham gia đông đảo với nhiều loại hình tổ chức nhưng chưa thống nhất đầu mối quản lý.
Kinh nghiệm của các thành phố khác trong và ngoài nước đã chú trọng các biện pháp quản lý như cơ chế kiểm tra giám sát, đặc biệt nâng cao vai trò của các tổ dân phố trong việc kiểm tra giám sát dịch vụ vệ sinh trên địa bàn và tăng cường các biện pháp tuyên truyền và xử lý vi phạm để nâng cao ý thức người dân trong vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường. Một số mô hình xã hội hóa thu gom-vận chuyển rác hoạt động hiệu quả có thể áp dụng cho TP, đặc biệt là mô hình Hợp tác xã thu gom rác quản lý tập trung, có khả năng điều hành hoạt động hiệu quả và phối hợp được các khâu thu gom-vận chuyển rác trong một qui trình thống nhất; hoặc thực hiện cơ chế đấu thầu thu gom-vận chuyển rác ở các khu vực mang tính chất độc lập, có thể xác định được khối lượng rác thải và kiểm soát được chất lượng dịch vụ.
PHẦN II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ CƠ
CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT
2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC THU GOM RÁC THẢI SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM
2.1.1. Xác định một số tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt:
Trên cơ sở các qui định trong các văn bản qui phạm pháp luật như Luật doanh nghiệp nhà nước (số 14/2003/QH11), Luật doanh nghiệp (số 60/2005/QH11), Luật Hợp tác xã (số 18/2003/QH11), Thông tư 01/2006/TT-BKH ngày 19/01/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá phân loại Hợp tác xã, Điều lệ công đoàn Việt Nam năm 2003, Bộ Luật Lao động, Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn qui định trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường, xác định các tiêu chí đánh giá các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt như sau:
1. Tình trạng pháp lý của loại hình tổ chức:
- Phù hợp với loại hình tổ chức theo qui định của pháp luật
- Chức năng hoạt động, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật
2. Khả năng tổ chức bộ máy quản lý điều hành:
- Tổ chức bộ máy quản lý điều hành chung của đơn vị phù hợp với qui định của pháp luật
- Cơ chế tham gia quản lý của người lao động (tổ chức công đoàn, thanh tra nhân dân, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo…)
- Tính tự chủ trong hoạt động của đơn vị
- Bảo đảm thường xuyên về nhân lực và phương tiện để thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải theo qui định
- Thực hiện phối hợp với các đơn vị trong qui trình hoạt động chung theo qui định
- Thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường như: không để rác rơi vãi, phát tán mùi hôi trong khi thu gom.
- Tổ chức quản lý người lao động theo đúng qui định của pháp luật - Tổ chức hoạt động hiệu quả
3. Khả năng về nguồn tài chính:
- Qui mô tài sản, khả năng đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng làm việc, trang bị phương tiện phục vụ hoạt động chung
- Khả năng quản lý nguồn thu, chi
- Việc thành lập quĩ phát triển sản xuất, quĩ dự phòng theo qui định - Vấn đề đảm bảo nguồn thu nhập cho người lao động
4. Mức độ dễ dàng triển khai các cải tiến kỹ thuật hoặc chính sách:
- Khả năng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với đơn vị (đào tạo cán bộ, phát triển nguồn nhân lực, đất đai, tài chính, tín dụng…)
- Mức độ đảm bảo các yêu cầu về chế độ chính sách đối với người lao động: + Thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế, bảo hiểm tai nạn cho người lao động theo qui định của pháp luật
+ Thực hiện các chế độ hưởng BHXH, BHYtế, BH tai nạn, chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…
+ Tổ chức khám bệnh định kỳ cho người lao động + Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động + Đào tạo nghiệp vụ cho người lao động
5. Mức độ đáp ứng về chất lượng dịch vụ thu gom rác:
- Đảm bảo thu gom đúng giờ qui định - Đảm bảo việc lấy rác thường xuyên - Đảm bảo vệ sinh khi thu gom rác - Thái độ phục vụ của người thu gom rác
- Chỉ số hài lòng chung của người dân về dịch vu thu gom rác
2.1.2. Thực trạng các hình thức tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt qua kết quả khảo sát:
2.1.2.1.Công ty Công ích quận huyện:
a. Về cơ sở pháp lý của việc hình thành:
Từ những năm 1987, trên địa bàn TP đã hình thành một số các công ty, xí nghiệp công trình đô thị, đến những năm của thập niên 90 (năm 1996, 1997, 1998…) hàng loạt các Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập với loại hình hoạt động công ích trên địa bàn các quận huyện. Hầu hết các Công ty được thành lập từ các đội vệ sinh, đội công viên, đội dịch vụ công cộng…, một số công ty kết hợp với các hoạt động quản lý, phát triển nhà.
Chức năng chính của các Công ty là hoạt động công ích trong các lĩnh vực như:
+ Quét dọn và thu gom vận chuyển rác đường phố, chợ, hộ gia đình, cơ quan đơn vị trên địa bàn quận, huyện;
+ Quản lý và chăm sóc, nâng cấp, bảo quản công viên, tiểu đảo, cây xanh, hoa cây kiểng, khu di tích lịch sử, nghĩa trang;
+ Khảo sát, thiết kế, lập dự án đầu tư và thi công sửa chữa- xây dựng các công trình giao thông đô thị, công sở nhà nước, trường học, trạm y tế, công trình phúc lợi xã hội…, duy tu bảo dưỡng đường nhựa, vỉa hè, công viên, chiếu sáng công cộng, công trình thoát nước;
+ Quản lý nhà thuộc sở hữu Nhà nước và bán nhà theo Nghị định 61.
+ Một số lĩnh vực hoạt động trên cũng được các Công ty Công ích thực hiện theo yêu cầu hợp đồng của các khách hàng ngoài khu vực nhà nước.
Ngoài ra, các Công ty còn có chức năng thực hiện các dịch vụ khác như: Quản lý khai thác nhà vệ sinh công cộng, dịch vụ vệ sinh đô thị, vệ sinh công nghiệp; Thiết kế, xây dựng công viên, hoa viên; Dịch vụ cho thuê quảng cáo và kinh doanh cây kiểng; San lấp mặt bằng và kinh doanh vật liệu xây dựng...
Cơ quan chủ quản của các Công ty Công ích là UBND các quận huyện và hoạt động với sự phối hợp của các cơ quan chuyên ngành của Thành phố.
b. Bộ máy tổ chức quản lý:
Bộ máy tổ chức quản lý của các Công ty Công ích được hình thành bao gồm đầy đủ các phòng ban, đội theo các khối như sau:
- Khối hành chính và nghiệp vụ: Ban lãnh đạo; các phòng ban (Phòng Tổ chức hành chính- lao động tiền lương, Phòng Kế toán, Phòng KHKD, Phòng Kỹ thuật vật tư, phòng môi trường, tổ kiểm tra…).
- Khối dịch vụ công cộng, trực tiếp sản xuất.
- Khối Quản lý và bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước: Quản lý cho thuê nhà (kể cả bán nhà theo Nghị định 61/CP) thuộc sở hữu Nhà nước theo phân cấp quản lý. c. Qui mô lao động, khối lượng thu gom, phạm vi hoạt động:
- Số lao động: Do diện tích đường trên mỗi địa bàn quận huyện và tính chất hoạt động của các Công ty Công ích có sự khác nhau nên có sự khác nhau về qui mô lao động giữa các Công ty công ích quận huyện, có quận huyện chỉ có qui mô dưới 100 lao động, trong khi có quận huyện có đến 400 lao động.
- Về phân công lao động: ở các Công ty Công ích được chia thành các tổ, đội theo từng loại công việc và khu vực (tổ vệ sinh công cộng, tổ công viên cây xanh, tổ vận chuyển, tổ kiểm tra giám sát,…), thời gian làm việc theo ca (từ 2 - 3 ca), có ban điều hành các tổ theo dõi ngày công, bố trí phân công lao động hợp lý.
- Khối lượng thu gom:
+ Khối lượng quét đường trên từng quận, huyện được tính theo diện tích quét đường (m2) qui ước/năm.
+ Khối lượng rác thu gom, vận chuyển trung bình trên địa bàn mỗi quận, huyện khoảng từ 250 – 270 tấn rác/ngày.
- Phạm vi hoạt động: trong phạm vi quận huyện và chủ yếu quét và thu gom rác ở các đường phố chính, các công ty, xí nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Qui trình thu gom, vận chuyển:
+ Xe ép rác của các Công ty Công ích (hoặc công ty môi trường đô thị Thành phố, Hợp tác xã Công nông) nhận rác thu gom từ công nhân của Công ty và các xe Rác dân lập để vận chuyển đến bãi xử lý của Thành phố.
+ Xe lam và ba gác sau khi thu gom chở thẳng đến bô rác trên địa bàn các quận huyện. Sau đó rác được vận chuyển đến bãi xử lý.
d. Phương tiện hoạt động:
- Phương tiện hoạt động vệ sinh chính hiện nay của các Công ty Công ích bao gồm:
+ Phương tiện vận chuyển: các loại xe ép và xe tải từ 4 đến 10 tấn
+ Phương tiện thu gom: chủ yếu là xe thùng 660 lít chuyên dụng và xe ba gác đạp được cải tiến để chở rác.
- Hình thức sở hữu phương tiện lao động: Công ty trang bị cho người lao động toàn bộ các công cụ lao động như chổi, ki, xe chở rác…
e. Mối liên hệ với các cơ quan chuyên ngành và cơ quan quản lý Nhà nước:
+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Ban hành qui trình, lộ trình, các qui định về bảo vệ môi trường…
+ Sở Tài chính: ban hành đơn giá…
+ Công ty Môi trường Đô thị TP: phối hợp cân, tiếp nhận xử lý rác theo thẩm quyền
+ UBND quận, huyện: là cơ quan chủ quản của các công ty công ích + Khu quản lý: nghiệm thu sản lượng vận chuyển
+ Phòng Tài chính kế hoạch quận, huyện: kiểm tra cấp phát kinh phí theo nghiệm thu quyết toán.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận, huyện: quản lý chuyên ngành cấp Quận, huyện.
+ UBND các phường, xã: quản lý rác dân lập f. Kinh phí hoạt động:
- Kinh phí hoạt động của các Công ty Công ích quận, huyện hiện nay gồm có các nguồn sau:
+ Nguồn ngân sách cấp hàng năm: là nguồn kinh phí cấp cho các Công ty Công ích quận huyện để chi cho các hoạt động quét dọn vệ sinh đường phố và vận chuyển rác. Kinh phí được cấp theo đơn giá qui định chung theo diện tích quét đường và khối lượng rác vận chuyển của mỗi quận, huyện.
+ Nguồn thu từ phí thu gom rác các hộ dân (chủ yếu là các hộ dân mặt tiền đường và các hộ có qui mô rác thải lớn).
+ Nguồn thu khác: Là nguồn thu từ việc thực hiện các hoạt động dịch vụ đô thị với các đơn vị kinh tế khác, các doanh nghiệp hay các tổ chức ngoài Nhà nước theo hình thức ký hợp đồng dịch vụ hoặc đấu thầu thi công sửa chữa- xây dựng các công trình dịch vụ đô thị như giao thông, thoát nước, chiếu sáng công cộng, công viên cây xanh, chăm sóc hoa kiểng…
- Cách thức phân chia các nguồn thu:
+ Chi trả lương cho công nhân vệ sinh: áp dụng theo đơn giá tiền lương được duyệt đối với công tác quét, thu gom rác đường phố và đơn giá thu gom vận chuyển rác đô thị. (Riêng công nhân quét đường có thu rác hộ dân được bổ sung thu nhập từ tiền thu phí).
+ Chi cho đầu tư phát triển, sửa chữa phương tiện thu gom, bảo hộ lao động, các chi phí vật tư, nhiên liệu, ca máy áp dụng theo qui định…
+ Trích nộp các quỹ theo qui định: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng phúc lợi;
g. Điều kiện kinh tế của người lao động
- Mức thu nhập: Thu nhập của người lao động thu gom rác ở các Công ty Công ích chủ yếu được cấp từ nguồn ngân sách, ngoài ra được bù đắp thêm từ nguồn thu tiền rác của các hộ dân nên tương đối ổn định. Theo kết quả khảo sát thì mức thu nhập bình quân chủ yếu trong khoảng từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng, một số công ty có mức thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng.
- Các chế độ chính sách đối với người lao động:
+ Tiền thưởng vào các ngày lễ trong năm với các mức khác nhau tùy vào khả năng của từng Công ty.
+ Thực hiện các chế độ trợ cấp khó khăn, hiếu hỉ…
+ Thực hiện BHXH, BHYT, mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động. + Cấp bảo hộ lao động theo tiêu chuẩn.
+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. h. Các tổ chức chính trị xã hội:
- Trong cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của các Công ty Công ích quận, huyện đều có các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên được duy trì hoạt động trong đơn vị, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác triển khai hoạt động phong trào và sản xuất.
+ Tổ chức Đảng (các đảng bộ và các chi bộ): Định hướng và đề ra nghị quyết phát triển hoạt động Công ty phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành, Quận huyện.
+ Tổ chức Công đoàn: Hỗ trợ vận động công nhân hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ của Công ty; Tham gia vào các hội đồng nâng lương, khen thưởng kỷ luật, tham mưu cho Ban giám đốc Công ty cấp phát định mức công cụ lao động…
+ Đoàn thanh niên: hoạt động các phong trào đoàn thanh niên. i. Các thuận lợi và khó khăn trong tổ chức thực hiện:
Thuận lợi:
- Các Công ty Công ích quận, huyện đều là các đơn vị chuyên ngành có đầy đủ trang thiết bị, công nhân chuyên nghiệp làm việc lâu năm. Có mặt bằng văn phòng làm việc khá tốt; Có điều kiện hoạt động kinh doanh tạo nguồn thu thêm cho đơn vị (kinh doanh cây kiểng, hợp đồng các dịch vụ đô thị, đầu tư xây dựng phát triển nhà, kinh doanh vật liệu xây dựng…)
- Được cấp kinh phí hoạt động và thuận lợi trong công tác quản lý và phối hợp với các cơ quan ban ngành.
- Một số Công ty Công ích có tham gia quản lý lực lượng vệ sinh dân lập tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu thu gom - vận chuyển rác và phối hợp với địa phương trong việc quản lý vệ sinh môi trường.
Khó khăn:
- Chưa có biện pháp chế tài các trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường đối với lực lượng thu gom rác để rác rơi vãi, lực lượng thu lượm phế liệu, bơi móc rác tại các thùng rác công cộng, người dân xả rác ngoài đường…
- Việc phân công còn chồng chéo trong công tác thu gom rác: Hộ dân mặt tiền do cả Công ty Công ích và cả lực lượng dân lập thu gom; rác thải, xà bần, rác ytế: Cty môi trường thành phố và Cty công ích cùng thu gom…khó phân định trách nhiệm.
- Công tác quản lý lực lượng thu gom chưa qui về một đầu mối chuyên ngành, khó khăn trong việc phối hợp giữa khâu thu gom của lực lượng rác dân lập và vận chuyển rác của các Công ty.
- Công tác quét rác đường phố và vận chuyển rác thực hiện hình thức thuê bao