Một số trở ngại khác thường gặp trong thanh toán sử dụng

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN:TÌM HIỂU VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠI VIỆT NAM docx (Trang 65 - 67)

I. Thực trạng sử dụng bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt

2. Điểm lại những tồn tại thường gặp trong việc sử dụng bộ chứng từ thanh toán

2.2. Một số trở ngại khác thường gặp trong thanh toán sử dụng

2.2.1. Người nhập khẩu từ chối hối phiếu (Hoặc anh ta không trả lời thư hối thúc của Ngân hàng mở L/C)

Trường hợp này cũng có thể xảy ra khi mà người nhập khẩu không có thiện chí, gây khó khăn và rủi ro cho người xuất khẩu, đặc biệt trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền hoặc nhờ thu. Trong tình huống này, Ngân

hàng thu hộ không có trách nhiệm tài chính nào là phải trả tiền cho ngân hàng

chuyển chứng từ, trừ khi ngân hàng thu hộ trước đó đã bảo lãnh thanh toán vào

ngày đáo hạn cho ngân hàng chuyển chứng từ, hoặc trước đó đã làm thủ tục bảo

lãnh nhận hàng cho người nhập khẩu đi lấy hàng hoá.

2.2.2. Mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ, chứng từ giả, chứng từ không trung thực:

Chẳng hạn như mâu thuẫn giữa mô tả hàng hoá, giá trị hàng hoá, lịch trình

tàu đi,... trên thực tế so bộ chứng từ. Điều này xảy ra thường là do khi xếp hàng hóa lên tàu thiếu sự giám sát của đại diện của nhà nhập khẩu để kịp thời phát hiện sự thật giả của vận đơn, lịch trình tàu, hay là chứng từ do những cơ quan thiếu uy tín cấp phát (đối với giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm dịch, vệ sinh,...). Trường hợp này gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nhập

khẩu vì có thể khiến anh ta không nhận được hàng.

Đặc biệt trong trường hợp bộ chứng từ không trung thực, với những

phương thức thanh toán mà việc thanh toán chỉ dựa trên cơ sở bộ chứng từ chứ

không dựa trên thực tế hàng hoá như phương thức tín dụng chứng từ thì người

nhập khẩu lại bị thiệt hại nặng nề hơn cả là có thể không nhận được hàng mà

vẫn phải thanh toán. Bởi ta đã biết, L/C là sự cam kết không huỷ ngang của ngân

hàng phát hành đối với người thụ hưởng. Ngân hàng sẽ có nghĩa vụ thanh toán

khi người thụ hưởng xuất trình bộ chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản của L/C. Mặc dù L/C được mở trên cơ sở hợp đồng, mọi sự dẫn chiếu đến hợp

đồng trong L/C đều không có giá trị, ngân hàng chỉ làm việc trên cơ sở chứng từ

chứ không dựa trên thực tế hàng hoá. Vì vậy, trong trường hợp người thụ hưởng

(đa số là người xuất khẩu) xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/C thì dù người

thì theo quy định của UCP 500, ngân hàng phát hành vẫn phải có trách nhiệm thanh toán (trừ khi có phán quyết của toà án hoặc trọng tài kinh tế yêu cầu

không thanh toán). Bởi vậy, cần có sự cẩn thận hợp lý cả từ phía Ngân hàng và

người nhập khẩu trong việc kiểm tra bộ chứng từđể bảo đảm quyền lợi của các bên.

2.2.3. Xuất trình bộ chứng từ sau khi hết hạn hiệu lực của L/C (với phương thức tín dụng chứng từ).

Thực tế không ít trường hợp người xuất khẩu xuất trình chứng từ muộn,

gây khó khăn cho người nhập khẩu trong việc nhận chứng từđể nhận hàng. Bởi

vậy, thông thường các L/C sẽ quy định thời hạn hiệu lực để người xuất khẩu

xuất trình bộ chứng từ thanh toán. Nếu không có quy định như vậy trong L/C thì

sẽ áp dụng theo điều 43UCP-DC: “Các ngân hàng sẽ không chấp nhận các

chứng từ xuất trình cho ngân hàng sau 21 ngày kể từ ngày xếp hàng.” Theo đó,

trong mọi trường hợp, Ngân hàng sẽ từ chối thanh toán nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ khi hết thời hạn hiệu lực của L/C.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN:TÌM HIỂU VỀ BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠI VIỆT NAM docx (Trang 65 - 67)