I. Thực trạng sử dụng bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu ở Việt
1. Tình hình sử dụng bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩ u
1.2. Tình hình chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ tại các ngân hàng tạ
tại Việt Nam trong thời gian qua.
Chiết khấu hối phiếu và chiết khấu bộ chứng từ là những hình thức tài trợ
của Ngân hàng cho nhà xuất khẩu. Trong các nghiệp vụ của ngân hàng thì việc
chiết khấu hối phiếu và bộ chứng từ là hai nghiệp vụ khác nhau và phạm vi áp
dụng cũng khác nhau.
Hình thức chiết khấu hối phiếu ở nước ta hiện nay vẫn chưa phổ biến do chúng ta chưa có luật riêng về chiết khấu hối phiếu, việc lưu thông hối phiếu vẫn chưa được bảo đảm và cũng như chưa có một thị trường chứng khoán đủ mạnh
Hiện nay, riêng Ngân hàng Ngoại Thương đã tiến hành chiết khấu hối phiếu theo quy định về chiết khấu những chứng từ có giá giống như việc chiết khấu cổ
phiếu, công trái,...Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, NHNT thường chỉ tiến hành chiết khấu những hối phiếu đi kèm với bộ chứng từ theo L/C, hối phiếu đi kèm bộ chứng từ nhờ thu hay nói cách khác, NHNT không chiết khấu hối phiếu không đi kèm bộ chứng từ.
Khác với chiết khấu hối phiếu, chiết khấu bộ chứng từ là một nghiệp vụ đang bắt đầu phát triển tại các ngân hàng ở nước ta. Tuy nhiên, có thể nói nghiệp vụ này phát triển mạnh mẽ nhất là ở NHNT (số tiền chiết khấu bộ chứng từ tối
đa lên tới 98% trị giá hóa đơn) trong khi một số ngân hàng khác chỉ chấp nhận
chiết khấu ở tỷ lệ thấp hơn (ví dụ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển thường chỉ
chiết khấu ở mức 70%- 90%).
Ví dụ về nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ tại Ngân hàng Ngoại Thương
(NHNT) như sau:
Trong phương thức tín dụng chứng từ, khi xuất trình bộ chứng từ tại
NHNT, nếu nhà xuất khẩu có nhu cầu thì có thể làm đơn yêu cầu xin chiết khấu
gửi cho ngân hàng gồm những nội dung như sau:
- Tên đơn vị xin chiết khấu
- Số L/C, ngày phát hành.
- Số vận đơn, số hoá đơn và ngày phát hành.
- Trị giá hàng xuất ghi trên hối phiếu, thời hạn hối phiếu được thanh toán (nếu là hối phiếu chậm trả)
- Số tài khoản của người thụ hưởng tại Ngân hàng.
- Lý do xin chiết khấu (do nhu cầu vốn)
- Số tiền xin chiết khấu. - Cam kết của đơn vị.
Sau khi nhận đơn của khách hàng, Ngân hàng có thể xem xét áp dụng một
trong hai hình thức chiết khấu dưới đây:
*. Chiết khấu miễn truy đòi: là hình thức ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro trong việc đòi tiền nước ngoài.
Điều kiện để NHNT thực hiện chiết khấu miễn truy đòi:
L/C trả tiền ngay va cho phép đòi tiền bằng điện.
Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.
Ngân hàng mở L/C phải là ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế
và thường xuyên giao dịch với NHNT va thanh toán sòng phẳng.
Các chi phí liên quan đến việc thanh toán là do khách hàng chịu.
Khách hàng có uy tín, quan hệ tốt.
Việc chiết khấu miễn truy đòi do giám đốc chi nhánh NHNT quyết định.
*. Chiết khấu truy đòi: là hình thức ngân hàng thực hiện chiết khấu bộ chứng từ
nếu phía nước ngoài từ chối thanh toán chứng từ thì ngân hàng truy đòi khách
hàng.
Điều kiện để NHNT thực hiện chiết khấu truy đòi:
Ngân hàng mở L/C là ngân hàng có uy tín.
Thị trường xuất khẩu là thị trường quen thuộc.
Khách hàng mở tài khoản và hoạt động thường xuyên tại NHNT
Khách hàng cam kết hoàn trả số tiền ngân hàng đã chiết khấu khi nhận
được thông báo từ chối thanh toán chứng từ của ngân hàng nước ngoài.
Nếu số tiền chiết khấu từ 100.000 USD trở xuống (hoặc bằng các ngoại tệ khác tương đương) thì Giám đốc chi nhánh có thể uỷ quyền cho Trưởng hoặc Phó Trưởng phòng thanh toán quyết định. Số tiền chiết khấu từ 100.000 USD trở lên (hoặc bằng các ngoại tệ khác tương
đương) thì việc chiết khấu là do Giám đốc chi nhánh quyết định.
Trên thực tế, NHNT chủ yếu áp dụng hình thức chiết khấu truy đòi còn hình thức chiết khấu miễn truy đòi hầu như không áp dụng. Đối với các bộ
chứng từ chiết khấu miễn truy đòi, trong vòng 60 ngày kể từ ngày gửi chứng từ đòi tiền mà không nhận được thông báo trả tiền của ngân hàng nước ngoài, NHNT sẽ tự động ghi nợ tài khoản khách hàng. Nếu trên tài khoản của khách
hàng không có tiền, trong vòng 7 ngày làm việc Ngân hàng sẽ chuyển số tiền đã
chiết khấu sang nợ quá hạn và xử lý như đối với trường hợp cho vay qúa hạn (khách hàng sẽ cam kết điều này trong đơn yêu cầu chiết khấu).
Lãi suất chiết khấu được quy định trong bảng lãi suất cho vay của NHNT công bố trong từng thời kỳ.
Về trị giá chiết khấu bộ chứng từ ngân hàng căn cứ vào sự phù hợp của
chứng từ và uy tín của khách hàng cũng như của Ngân hàng mở L/C mà có thể
nhận chiết khấu tới 98% trị giá bộ chứng từ hoặc ít hơn hoặc từ chối. Trường
hợp chiết khấu tới 98% được áp dụng khi bộ chứng từ xuất trình hoàn toàn phù
hợp với L/C, khách hàng có quan hệ tốt, ngân hàng chẵc chắn thu được tiền và
thời gian thu tiền ngắn. Trong trường hợp chứng từ xuất trình có sai sót không
nghiêm trọng so với điều khoản của L/C, Giám đốc chi nhánh căn cứ từng trường hợp cụ thể xem xét chiết khấu truy đòi và trị giá chiết khấu trong trường
hợp này không vượt quá 90% trị giá hoá đơn.
Trong phương thức nhờ thu, việc chiết khấu bộ chứng từ được thực hiện với những điều kiện giống như chiết khấu truy đòi bộ chứng từ L/C. Thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam, kể cả NHNT hầu như không áp dụng chiết khâú đối với bộ chứng từ nhờ thu.
Hiện nay nghiệp vụ này chủ yếu được áp dụng tại NHNT và các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài, còn ở các ngân hàng khác thì còn ít. Tuy nhiên, số
lượng bộ chứng từ được chiết khấu tại NHNT vẫn không phải là nhiều và thậm
chí còn có sự hạn chế áp dụng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Nguyên
nhân chính là do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn chưa có kinh
nghiệm trong quan hệ thương mại với các bạn hàng nước ngoài, nhiều khi ký hợp đồng với các điều khoản bất lợi dẫn đến hậu quả không lập được bộ chứng
từ hàng xuất theo như yêu cầu của L/C hoặc nếu xuất trình tới NHNT xin chiết
khấu thì bộ chứng từ lại không hoàn hảo, rủi ro không được thanh toán là rất cao
và NHNT không chấp nhận chiết khấu. Hơn nữa do sự chưa hoàn thiện của hệ
thống luật pháp mà NHNT rất ngại chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất vì nếu sau
đó xảy ra tranh chấp thì sẽ không có luật điều chỉnh quan hệ giữa Ngân hàng và
nhà xuất khẩu. NHNT thường chỉ chiết khấu đối với những L/C xuất khẩu những mặt hàng dễ đạt tiêu chuẩn quốc tế xuất sang những thị trường quen thuộc.
Trong thời gian gần đây, thanh toán bằng L/C có sử dụng bộ chứng từ có xu hướng giảm sút cả về số lượng và trị giá và kèm theo đó là chiết khấu bộ
chứng từ hàng xuất của NHNT có giảm. Tổng doanh số thanh toán hàng xuất qua NHNT vẫn tăng chủ yếu là do có sự tăng đáng kể về doanh số chuyển tiền và giảm tín dụng chứng từ. Sự thay đổi phương thức thanh toán tăng chuyển tiền