1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: được tham khảo từ báo cáo nông nghiệp từ phòng nông nghiệp của huyện Châu Thành, các sách báo, internet, tạp chí nông nghiệp, các cơ quan ban ngành có liên quan trong năm 2008.
- Số liệu sơ cấp: được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tại huyện Châu Thành tỉnh Long An.
+ Cỡ mẫu: 58, được lấy ngẫu nhiên tại các xã Phú Ngãi Trị, Tân Mỹ, Vĩnh Công và Bình Quới. Trong đó ở Phú Ngãi Trị đa số hộ nuôi tập trung có 41 hộ, Xã Bình Quới có 14 hộ, 2 hộ ở Thuận Mỹ và 1 hộ ở xã Vĩnh Công.
Bảng 1. SỐ HỘ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU THÀNH
Xã Số hộ
1. Phú Ngãi Trị 41
2. Bình Quới 14
3. Thuận Mỹ 2
4. Vĩnh Công 1
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009
CPKHG Số trứng/con/đợt
Tổng chi phí chăn nuôi – Giá trị đào thải Thời gian nuôi
x 12 (tháng)
CPKHG =
Giá mua vịt hậu bị ban đầu – Giá trị đào thải Thời gian sử dụng
2. Phương pháp phân tích số liệu
- Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng tình hình chăn nuôi và thu nhập của nông hộ chăn nuôi gia cầm.
Sử dụng số liệu thứ cấp và phương pháp thống kê mô tả. -Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả chăn nuôi gia cầm của hộ. Sử dụng phương pháp phân tích lợi chi phí
-Mục tiêu 3:Phân tích cơ cấu thu nhập của nông hộ và từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, phân tích hồi qui tương quan, hàm thu nhập, dùng chỉ số Simpson.
- Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chăn nuôi và thu nhập của nông hộ. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT
Tất cả số liệu trong luận văn đều được nhập liệu từ Excel và xử lí trên SPSS.
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN