PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM CỦA HỘ TRONG ĐỢT

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 52)

ĐỢT CUỐI 2008

1. Phân tích chi phí chăn nuôi gia cầm

Chi phí là một khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình, chi phí càng thấp chứng tỏ nông hộ có biện pháp chăn nuôi hiệu quả. Trong mô hình phân tích ta đề cập đến các khoản chi phí chủ yếu sau: chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí giống, chi phí lao động nhà, chi phí chuồng trại, chi phí vận chuyển, chi phí lao động thuê, chi phí công cụ dụng cụ.

Chăn nuôi gà thịt

Từ bảng kết quả dưới đây cho ta thấy được, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao nhất, có thể quyết định được lợi nhuận của hộ chăn nuôi. Theo kết quả điều tra thực tế trên cho ta thấy tổng chi phí thấp nhất là 3.366 đồng/kg/tháng, chi phí cao nhất là 19.140,9 đồng/kg/tháng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do qui mô chăn nuôi của các hộ, hộ nuôi thấp nhất chỉ có 125 con, và hộ nuôi nhiều nhất đến 5.000 con.

Bảng 15. BẢNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI GÀ THỊT

Đvt : đồng/kg/tháng

Khoản mục chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng(%)

Chi phí chuồng trại 5 444,4 108,0 1,3

Chi phí giống 848,5 1.555,6 1.165,6 13,7

Chi phí thức ăn 2.438,2 8.666,7 5.761,0 67,7

Chi phí lao động thuê 0 727,3 32,0 0,4

Chi phí vận chuyển 0 192,6 6,6 0,1

Chi phí thú y 0,8 833,3 375,3 4,4

Chi phí lao động nhà 66,7 4.411,8 875,2 10,3

Chi phí khác 6,9 287,0 47,3 0,6

Chi phí lãi vay 0 2.022,2 137,8 1,6

Tổng chi phí 3.366 19.140,9 8.508,8 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

+ Đối với chi phí chuồng trại: chiếm tỷ trọng 1,3%, chi phí thấp nhất cho một con chỉ 5 đồng/kg/tháng, trong khi đó, chi phí cao nhất cho một con gà là 444,4 đồng/kg/tháng. Ở đây, chi phí chuồng trại có sự chênh lệch lớn như vậy trước hết là do số lượng nuôi khác nhau giữa các hộ. Với những hộ chăn nuôi với số lượng lớn thường đầu tư, trang bị nhiều và cần diện tích lớn nên chi phí sẽ rất cao, còn ngược lại, nuôi ít, không cần trang bị nhiều nên chi phí bỏ ra cũng không nhiều. Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chất liệu để xây dựng chuồng, đối với những hộ đầu tư chuồng kiên cố thì chi phí bỏ ra nhiều hơn so với những hộ dùng những vật liệu bằng lá, cây,….

+ Đối với chi phí giống : thấp nhất là 848,5 đồng/kg/tháng, cao nhất 1.555,6 đồng/kg/tháng. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng nuôi và giá con giống. Đối với những hộ có số lượng con trong một đàn lớn thì chi phí con giống bỏ ra sẽ cao hơn rất nhiều so với những hộ nuôi với qui mô đàn nhỏ. Ngoài ra, giá con giống còn tuỳ thuộc vào loại giống mà nông hộ chọn để chăn nuôi. Chi phí giống chiếm 13,7% trong tổng chi phí chăn nuôi, đứng thứ hai sau chi phí thức ăn, điều này cho ta thấy sự ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của hộ nuôi là khá cao.

nuôi gà một tháng là 2.438,2 đồng, nhiều nhất là 8.666,7 đồng. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là do qui mô đàn giữa các hộ khác nhau. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của từng chủ nuôi khác nhau nên tỷ lệ thức ăn cho gà ăn cũng khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch khá cao. Ngoài ra, nó còn tuỳ thuộc vào giá thức ăn trên thị trường vào từng thời điểm nuôi. Trong số những hộ nuôi gà, có những hộ nuôi theo phương thức bán chăn thả, nên ngoài thức ăn công nghiệp, gà sẽ tự tìm thức ăn thêm, điều này giúp một số hộ có thể giảm chi phí thức ăn.

+ Chi phí lao động: đối với những hộ chăn nuôi gà thịt tại Châu Thành, hầu hết sử dụng lao động gia đình, nên chi phí thuê lao động tính chung cho tất cả các hộ rất thấp, trung bình hộ trả 32 đồng/kg/tháng, cao nhất là 727,3 đồng/kg/tháng. Tỷ trọng của loại chi phí này chỉ 0,4%

+ Chi phí vận chuyển: các hộ bỏ ra rất ít chi phí vận chuyển trung bình 6,6 đồng/kg/tháng. Vì hầu hết thức ăn và con giống mà các hộ mua đều được chở đến tận nhà, vì họ mua tại các đại lý, lò ấp trong địa bàn huyện. Chỉ những hộ mua ở xa mới tốn tiền vận chuyển, hoặc những hộ ở quá xa, các loại xe chuyên dùng không thể chở tới, buộc họ phải thuê phương tiện vận chuyển. Chi phí này ảnh hưởng rất thấp đến thu nhập của người chăn nuôi vì trong tổng chi phí chăn nuôi, chi phí vận chuyển chỉ chiếm 0,1%

+ Chi phí thú y: cao nhất cho một kg sản phẩm từ gà thịt trong một tháng nuôi là 833,3 đồng, thấp nhất là 0,8 đồng. Đối với một số hộ, ngoài việc được tiêm vắc xin phòng ngừa miễn phí, còn một số tiêm phòng thêm các loại thuốc bổ, trị bệnh cho gà. Trong số đó, lại có những hộ, chăn nuôi có kinh nghiệm nhiều, chăm sóc tốt nên chi phí trị bệnh không nhiều nên dẫn đến sự chênh lệch về chi phí thú y điều trị cho gà. Trung bình một tháng các hộ chi 375,3 đồng/kg/tháng. Với tỷ trọng 4,4%, mặc dù chiếm tỷ trọng không cao như chi phí thức ăn và chi phí giống, chi phí thú y vẫn tác động đến lợi nhuận của người chăn nuôi.

+ Chi phí lao động nhà: sau chi phí thức ăn và chi phí con giống, đây là loại chi phí có tác động rất lớn đối với lợi nhuận của hộ. Thông thường, các hộ sử dụng lao động gia đình nhưng không tính đến chi phí này. Trên thực tế, tại những hộ điều tra thì chi phí này chiếm tỷ trọng 10,3% trong tổng chi phí. Trung bình hộ chăn nuôi bỏ ra cho một con gà là 875,2 đồng, cao nhất là 4.411,8 đồng /kg,

thấp nhất là 66,7 đồng/kg/tháng.

+ Chi phí khác: bao gồm chi phí công cụ dụng cụ, chi phí điện, chi phí nước. Tổng hợp của 3 loại chi phí này chiếm tỷ trọng không nhiều chỉ 0,6%. Chi phí khác trung bình cho 1kg sản phẩm từ gà thịt là 47,3 đồng/tháng, cao nhất là 287,0 đồng/tháng, thấp nhất là 6,9 đồng/tháng.

+ Chi phí lãi vay: chiếm tỷ trọng 1,6% trong tổng số các khoản chi phí chăn nuôi gà. Chi phí lãi vay cho trung bình mà nông hộ phải trả là 137,8 đồng/kg/tháng. Vì có một số hộ không vay nên chi phí thấp nhất của hộ chăn nuôi cho lãi vay là 0, còn cao nhất là 2.022,2 đồng/kg/tháng.

Bảng 16. BẢNG KẾT QUẢ TỪ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI GÀ THỊT

Đvt : đồng/kg/đợt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Các khoản mục Số tiền

1 Doanh thu 42.691,69

2 Tổng chi phí chưa tính lao động nhà 31.633,81

3 Chi phí lao động nhà qui ra tiền 3.629,802

4 Tổng chi phí kể cả lao động nhà 35.263,61

5 Thu nhập (1) - (2) 11.057,88

6 Lợi nhuận (1) – (4) 7.428,078

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Kết quả trên cho ta thấy, với tổng chi phí chưa tính công lao động nhà thì ta được khoản thu nhập mà người chăn nuôi nhận được trên một kg sản phẩm từ việc chăn nuôi gà thịt trong một đợt nuôi là 11.057,88 đồng.

Nếu tính luôn lao động nhà thì một năm người chăn nuôi thu được lợi nhuận là 7.428,078 đồng.

Với kết quả như trên ta có thể khẳng định hầu hết những hộ chăn nuôi gà thịt tại huyện sử dụng các yếu tố đầu vào chăn nuôi có hiệu quả kinh tế.

Chăn nuôi gà trứng:

Bảng 17. BẢNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG

Đvt: Đồng/trứng/đợt Khoản mục chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng(%)

Chi phí chuồng trại 6,2 46,3 26,9 2,1 Chi phí khấu hao con giống 7,3 42,0 23,59 1,9 Chi phí thức ăn 775,9 983,0 892,5 70,3 Chi phí thú y 4,8 250,0 117,2 9,2 Chi phí lao động nhà 7,3 555,6 196,9 15,5

Chi phí khác 4,0 20,3 12,5 1,0

Chi phí lãi vay 0,3 1,3 0,7 0,1

Tổng chi phí 805,8 189,5 1.270,3 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Đối với những hộ chăn nuôi gà trứng, do nuôi theo hình thức công nghiệp, nhốt chuồng khép kín nên không sử dụng nhiều lao động, lao động cho chăn nuôi sử dụng chủ yếu là lao động nhà, do đó, đối với những hộ nuôi gà trứng không phải tiêu tốn cho khoản chi phí lao động thuê. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển của hộ cũng không phát sinh, nguyên nhân là do khi hộ mua con giống, thức ăn đều do đại lí vận chuyển giao tận nhà. Khi bán trứng hay gà sau khai thác, các thuơng lái đến tận nơi để mua. Chính vì vậy, hai loại chi phí không phát sinh này không được đưa vào bảng tổng hợp trên.

Từ bảng kết quả trên ta thấy, cũng giống những hộ nuôi gà thịt, trong tổng chi phí của hộ chăn nuôi gà trứng, chi phí thức ăn cũng chiếm tỷ lệ cao nhất đến 70,3%, trung bình để có một trứng, người chăn nuôi phải tốn 892,5 đồng chi phí thức ăn. Trong một đợt nuôi, chi phí thức ăn cao nhất là 983 đồng/trứng, và thấp nhất là 775,9 đồng/ trứng.

Chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng chi phí chăn nuôi gà trứng là chi phí lao động nhà qui ra tiền, tỷ trọng chiếm 15,8%. Đối với hình thức chăn nuôi gà trứng, thời gian nuôi một đợt lâu nhất lên đến 12 tháng, ngoài ra, không giống chăn nuôi gà thịt chỉ cần thời gian chăm sóc, chăn nuôi gà trứng còn cần thời

gian thu nhặt trứng. Trung bình, lao động nhà qui ra tiền của hộ chăn nuôi gà trứng là 196,9 đồng/trứng/đợt, cao nhất là 555,6 đồng/trứng/đợt, và thấp nhất là 7,3 đồng/trứng/đợt.

Đối với chi phí giống : thấp nhất là 7,3 đồng/trứng/đợt, cao nhất 42 đồng/trứng/đợt. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng nuôi và giá con giống. Đối với những hộ có số lượng con trong một đàn lớn thì chi phí con giống bỏ ra sẽ cao hơn rất nhiều so với những hộ nuôi với qui mô đàn nhỏ. Ngoài ra, giá con giống còn tuỳ thuộc vào loại giống mà nông hộ chọn để chăn nuôi. Chi phí giống chiếm 1,9% trong tổng chi phí chăn nuôi.

Về chi phí chuồng trại: hầu hết các hộ đều chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, tức nuôi theo kiểu nhốt chuồng khép kín, được xây dựng kiên cố. Mặc dù chi phí đầu tư ban đầu rất lớn nhưng thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, chi phí khấu hao của chuồng trại tính bình quân cho một trứng trong một đợt nuôi không nhiều chỉ 26,9 đồng/ trứng/ đợt, cao nhất cũng ở mức 46,3 đồng/trứng/đợt và chiếm 2,1 % trong tổng chi phí.

Về chi phí thú y: chiếm tỷ trọng 9,2% trong tổng chi phí. Trung bình trong một đợt nuôi thì người chăn nuôi phải bỏ ra 117,2 đồng/trứng, cao nhất là 250 đồng và thấp nhất là 4,8 đồng/ trứng/đợt.

Chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ 0,1%. Vì các hộ chăn nuôi gà trứng được điều tra phần lớn sử dụng vốn tự có trong gia đình, vốn vay được sử dụng không nhiều. Đối với những hộ vay, họ đều vay từ những nguồn vay chính thức nên lãi suất không cao. Chính vì vậy, chi phí lãi vay ảnh hưởng không lớn đến hiệu quả chăn nuôi của hộ. Trung bình hộ phải đóng chi phí lãi vay ở mức 1 đồng/ trứng/đợt, cao nhất là 1,3 đồng/ trứng/đợt, và thấp nhất là 0,3 đồng/trứng/đợt.

Bên cạnh đó còn có các loại chi phí khác, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi của hộ, nhưng mức độ ảnh hưởng không lớn, là các loại chi phí như chi phí công cụ dụng cụ, chi phí điện, chi phí nước. Tổng các loại chi phí này chỉ chiếm tỷ trọng là 1% trong tổng số các loại chi phí chăn nuôi gà trứng.

Bảng 18. KẾT QUẢ CHĂN NUÔI GÀ TRỨNG

Đvt: đồng/trứng/đợt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Các khoản mục Số tiền

1 Doanh thu 1.969

2 Tổng chi phí chưa tính lao động nhà 1.302,4

3 Chi phí lao động nhà qui ra tiền 196,9

4 Tổng chi phí kể cả lao động nhà 1499,2

5 Thu nhập (1)- (2) 666,6

6 Lợi nhuận (1) –(4) 469,7

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Theo như kết quả ở bảng trên, ta thấy, từ doanh thu 1.969 đồng/ trứng thì với tổng chi phí mà người chăn nuôi bỏ ra là 1.302,4 đồng/ trứng thì người chăn nuôi đã nhận được thu nhập 666,6 đồng/trứng. Bên cạnh đó, chi phí lao động nhà qui ra tiền của hộ chăn nuôi gà trứng không cần đầu tư nhiều chỉ mất 196,9 đồng/trứng/đợt thì sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí bao gồm cả lao động nhà thì người chăn nuôi vẫn có lợi nhuận là 469,7 đồng/ trứng. Tuy nhiên hầu hết người chăn nuôi không tính đến khoản chi phí này.

Đối với chăn nuôi vịt thịt:

Bảng 19. BẢNG CHI PHÍ CHĂN NUÔI VỊT THỊT CỦA HỘ CHĂN NUÔI

Đvt: Đồng/kg/tháng

Khoản mục chi phí Thấp nhất Cao nhất Trung bình Tỷ trọng(%)

Chi phí chuồng trại 8,7 110,3 46,7 0,5 Chi phí giống 466,7 1.691,2 996,9 10,9 Chi phí thức ăn 1.359,5 13.602,9 6.695,8 73,5 Chi phí thú y 35,8 268,8 137,3 1,5 Chi phí lao động nhà 100,8 2.957,6 1.131,5 12,4

Chi phí khác 9,1 44,2 22,2 0,2

Chi phí lãi vay 0 339,4 84,8 0,9

Tổng chi phí 1.980,6 19.014,3 9.115,2 100

Tương tự với tình hình chăn nuôi gà của những hộ chăn nuôi khác, đối với những hộ chăn nuôi vịt thịt tại địa phương, các khoản mục chi phí không có sự thay đổi nhiều. Trong những hộ chăn nuôi, được nuôi theo hình thức bán chăn thả, trong thời gian nuôi có thời gian cho vịt chạy đồng. Tuy nhiên, do phần lớn các hộ chạy đồng nhà và chạy đồng ở những nơi không cần mua đồng nên chi phí chạy đồng đối với những hộ này là không có. Bên cạnh đó, do qui mô của những hộ nuôi vịt thịt tại địa bàn huyện không lớn nên không cần thuê thêm lao động, họ sử dụng lao động nhà là chính. Chính vì vây, tổng chi phí của các hộ chăn nuôi vịt không bị ảnh hưởng bởi hai loại chi phí trên nên không đưa vào tính toán thu nhập.

Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy tỷ trọng của chi phí cho thức ăn vẫn rất lớn trong tổng chi phí, chiếm đến 73,5%. Ta có thể thấy được rằng chi phí cao nhất cho một kg sản phẩm từ vịt thịt trong một tháng là 13.602,9 đồng; thấp nhất là 1.359,5 đồng/tháng. Tương tự như trường hợp của những hộ nuôi gà, do qui mô giữa các hộ không đồng đều nên xảy ra sự chênh lệch giữa chi phí cao nhất và thấp nhất cho một con. Thực tế cho ta thấy, chi phí bỏ ra để có một kg sản phẩm thịt từ vịt cao hơn nhiều so với chi phí để có 1kg sản phẩm thịt từ gà, trung bình một chi phí một tháng để nuôi một con gà là 5.761 đồng, trong khi đó, để nuôi một con vịt cần đến 6.695,8 đồng.

+ Đối với chi phí chuồng trại, cũng có sự chênh lệch khá lớn, thấp nhất là 8,7 đồng/kg/tháng, cao nhất là 110,3 đồng/kg/tháng. Nhìn chung đối với chuồng trại dùng chăn nuôi vịt. Hộ chăn nuôi không cần đầu tư nhiều và kiên cố như đối với trường hợp nuôi gà, đa phần sử dụng lưới và mái che bằng vật liệu rẻ, dễ làm và cơ động nên chi phí chuồng thấp hơn. Tỷ trọng của chi phí chuồng trong chăn nuôi vịt là 0,5%, với chi phí trung bình là 46,7 đồng/kg/tháng.

+ Đối với chi phí giống, trong trường hợp chăn nuôi vịt thịt, đây cũng là loại chi phí có mức ảnh hưởng cao thứ 2 đến tổng chi phí cũng như lợi nhuận của người chăn nuôi, chiếm tỷ trọng 10,4%. Vì con giống là một yếu tố đầu vào quan trọng. Mức chi phí khấu hao về con giống trung bình là 996,9 đồng/kg/tháng, cao nhất là 1.691,2 đồng/kg/tháng và thấp nhất là 466,7 đồng/kg/tháng.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 52)