Một số đặc điểm cơ bản về hộ chăn nuôi gia cầm

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 42 - 44)

I. TỔNG QUAN VỀ HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN

1. Một số đặc điểm cơ bản về hộ chăn nuôi gia cầm

Theo kết quả điều tra thực tế tại huyện Châu Thành tỉnh Long An (bảng 3) ta thấy, hầu hết những hộ chăn nuôi gia cầm tại đây đều có độ tuổi bình quân là 47 tuổi. Cùng với số năm tham gia chăn nuôi trung bình là 10,41 năm. Điều đó cho ta biết, hầu hết các hộ chăn nuôi gia cầm ở đây đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, đây là một yếu tố thuận lợi của các hộ để tăng hiệu quả chăn nuôi.

Bảng 3. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NÔNG HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH LONG AN

Chỉ tiêu Đơn vị tính Bình quân

Tuổi bình quân chủ hộ Tuổi 47,10

Tổng số nhân khẩu Người 4,37

Số lao động trong gia đình Người 2,98

Năm kinh nghiệm Năm 10,41

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2009

Hầu hết các nông hộ chọn nghề chăn nuôi gia cầm vì không cần lao động nhiều, họ sử dụng lao động sẵn có trong gia đình. Trung bình một hộ chăn nuôi có tổng số nhân khẩu là 4,37 người thì có 2,98 người nằm trong độ tuổi lao động. Số lao động trong gia đình của hộ được biểu hiện cụ thể trong đồ thị sau:

8 1 2.98 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

CAO NHAT THAP NHAT TRUNG BINH

N

G

U

O

I

Hình 1. Số người lao động trong hộ chăn nuôi gia cầm

Nhìn chung trình độ học vấn của những người chăn nuôi tại địa phương chủ yếu đã học hết tiểu học và trung học cơ sở, chiếm 34,5% và 41,4%. Đối với bậc trung học phổ thông thì có 24 người chăn nuôi trong tổng số 58 hộ điều tra, chiếm 10,3%. Bên cạnh đó tình trạng mù chữ ở những người chăn nuôi còn tồn tại, tỷ lệ mù chữ của người chăn nuôi chiếm đến 13,8%. Với trình độ học vấn như vậy, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật của chủ hộ bị hạn chế, từ đó áp dụng vào chăn nuôi bị ảnh hưởng không nhỏ. Trình độ học vấn của người chăn nuôi được phản ánh trong đồ thị dưới đây:

trung hoc co so, 41.40% trung hoc pho thong, 10.30%

mu chu, 13.80%

Tieu hoc, 34.50%

Hình 2. Tỷ lệ học vấn của chủ hộ

Tuy nhiên, phần lớn hộ chăn nuôi tại huyện đều có kinh nghiệm lâu năm trong chăn nuôi gia cầm, hộ có năm kinh nghiệm cao nhất là 34 năm, thấp nhất là

1 năm (do mới gia nhập ngành), trung bình hầu hết họ đều có 10,41 năm kinh nghiệm trong chăn nuôi gia cầm. Kinh nghiệm cũng là một trong những yếu tố giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Bảng 4. SỐ NĂM KINH NGHỆM CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI

Số năm nuôi Số mẫu Tỷ lệ (%)

Từ 1 đến 5 năm 16 27,6

Từ 5 đến 10 năm 21 36,2

Trên 10 năm 21 36,2

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Thời gian chăn nuôi dài, giúp các hộ tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm chẳng hạn như: về kỹ thuật chăm sóc, cho ăn , chọn giống, xác định được thời điểm bán thích hợp bắt con giống về nuôi để dến khi bán được giá cao….Việc chăn nuôi gia cầm không đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp, nhưng cũng đòi hỏi các hộ có những kỹ thuật nhất định để đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)