Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2008

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 44 - 52)

I. TỔNG QUAN VỀ HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI HUYỆN

2.Tình hình chăn nuôi gia cầm của huyện năm 2008

Sau dịch cúm gia cầm tổng số đàn gia cầm trong huyện có 58 đàn, trong đó, có 38 hộ chăn nuôi gà thịt chiếm 65,5%, 13 hộ chăn nuôi vịt trứng chiếm 22,4%. Thấp nhất là gà trứng và vịt thịt, chỉ có 3 hộ nuôi gà trứng, và 4 hộ nuôi vịt thịt.

Bảng 5. CÁC LOẠI GIA CẦM NUÔI TẠI HUYỆN NĂM 2008

Loại gia cầm Số mẫu Tỷ lệ (%)

Gà thịt 38 65,5

Gà trứng 3 5,2

Vịt thịt 4 6,9

Vịt trứng 13 22,4

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Hầu hết những hộ ở đây chọn nuôi loại gà thịt vì loại gia cầm này không cần nhiều công chăm sóc, thời gian nuôi ngắn nhưng cho thu nhập cao. Một năm có thể nuôi từ 3 đến 4 đợt và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật. Bên cạnh đó, thị

trường cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy những hộ ở đây chọn nuôi gà thịt, vì người tiêu thụ ưa thích sản phẩm gà thịt hơn những loại khác.

Gà trứng , 5.20%

Gà thị, 65.50% Vit thịt, 6.90%

Vịt trứng, 22.40%

a.Qui mô chăn nuôi gia cầm của các hộ:

Để các thuận lợi cho việc phân tích, qui mô chăn nuôi của các hộ được xác định dựa trên số lượng gia cầm. Qui mô được đánh giá theo 4 nhóm:

- Nhóm 1: dưới 500 con

- Nhóm 2: số lượng từ 501 con đến 1.000 con - Nhóm 3: số lượng từ 1.001 con đến 1.500 con - Nhóm 4: số lượng từ 1.500 trở lên con

Bảng 6. QUI MÔ HỘ CHĂN NUÔI GÀ Số mẫu Số lượng Gà thịt Gà trứng Tổng Tỷ lệ (%) Dưới 500 2 1 3 7,3 Từ 501 đến 1.500 21 1 22 53,6 Từ 1.501 trở lên 15 1 16 39,1

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Qua bảng thống kê số liệu trên cho ta thấy hộ nuôi gà tại huyện đều có qui mô vừa và lớn, tổng số hộ có đàn gà thuộc qui mô lớn là 16 hộ chiếm 39,1%, phần lớn là các hộ chăn nuôi có đàn gà thuộc qui mô vừa có 21 hộ chiếm đến 53,6%. Số lượng con trong một đàn dưới 500 con thuộc qui mô nhỏ chỉ có 3 hộ và chiếm một tỷ lệ nhỏ là 7,3%. Hầu hết đối với các hộ chăn nuôi gà tại địa bàn huyện thì nguồn thu nhập từ chăn nuôi gà là thu nhập chính. Tỷ lệ hộ có thu nhập từ nuôi gà chiếm đến 78%. Vì thế các hộ đều đầu tư chủ yếu vào chăn nuôi gà

Hình 3. Tỷ lệ nuôi gia cầm tại huyện

nhằm đạt hiệu quả cao. Đa phần những hộ này đều có diện tích đất canh tác từ 1.000 m2 đến trên 10.000m2( tỷ lệ này chiếm đến 87,7%). Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để hộ có thêm nguồn thu nhập từ nguồn khác, để từ đó đầu tư vốn vào chăn nuôi đạt hiệu quả hơn, và tăng thu nhập.

Bảng 7. DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GÀ

Diện tích đất Số mẫu Tỷ lệ(%) Không có đất 3 7,3 Dưới 1.000 m2 2 5 Từ 1.000 m2 đến 5.000m2 14 34,1 Từ 5.001 m2 đến 10.000m2 11 26,8 Trên 10.000 m2 11 26,8

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Một đặc điểm của chăn nuôi gà là hầu hết các hộ đều chăn nuôi gà theo hình thức công nghiệp, nhốt chuồng khép kín. Nên phần lớn không sử dụng nhiều lao động, ngoài thời gian chăm sóc đàn gà, nông hộ còn có thời gian để sản xuất nông nghiệp khác. Mặc dù chi phí ban đầu cho xây dựng chuồng trại để chăn nuôi là khá cao vì hầu hết các hộ đều xây dựng dạng chuồng kiêng cố nhưng thời gian sử dụng được khá lâu. Bên cạnh các hộ nuôi theo hình thức công nghiệp nhốt chuồng khép kín, còn có những hộ nuôi theo hình thức chăn thả và bán chăn thả, con số cho hai hình thức này không cao. Toàn huyện, 15 hộ nuôi bán chăn thả chiếm tỷ lệ 36,6%, hầu như không có hộ nào thực hiện thình thức nuôi chăn thả. Đối với hai hình thức này, nông hộ chăn nuôi có thể giảm lượng thức ăn và tiết kiệm một phần chi phí. Vì khi thả vườn, gà sẽ tự đào bới tìm thức ăn, giúp hộ giảm chi phí.

Bảng 8. HÌNH THỨC CHĂN NUÔI GÀ

Hình thức Số mẫu Tỷ lệ (%)

Nhốt chuồng 26 63,4

Chăn thả 0 0

Bán chăn thả 15 36,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những hộ chăn nuôi vịt, dựa vào bảng phân tích dưới đây, ta thấy, trong cả huyện chỉ có 17 hộ chăn nuôi vịt, số lượng con trên một đàn cũng thấp hơn so với số lượng con trên đàn của những hộ chăn nuôi gà. Những hộ nuôi với qui mô dưới 500 con chiếm tỷ lệ 58,8% trong tổng số 17 hộ chăn nuôi vịt. Tuy nhiên với số lượng con vịt được nuôi trong một đàn như vậy là tương đối phù hợp, vì một hộ chăn nuôi chỉ có từ 1 đến 2 lao động tham gia nuôi vịt, nếu số lượng vịt lớn thì đòi hỏi nhiều người chăm sóc hơn, đặc biệt là vào những mùa chạy đồng.Vì hầu hết các hộ nuôi vịt đều chăn thả đồng khi vào mùa để tiết kiệm chi phí, có đến 64,7% hộ cho đàn vịt của mình chạy đồng.

Bảng 9. QUI MÔ HỘ CHĂN NUÔI VỊT Số mẫu Số lượng Vịt thịt Vịt trứng Tổng Tỷ lệ(%) Dưới 500 con 3 7 10 58,8 Từ 501 đến 1.000 con 0 3 3 17,6 Trên 1.000 con 1 3 4 23,6

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Đối với những hộ chăn nuôi vịt thì hầu hết đều có diện tích đất canh tác, hộ có diện tích đất cao nhất là 54.200m2, thấp nhất là hộ chỉ có 0,5 m2. Trung bình những hộ nuôi vịt ở địa bàn huyện có diện tích đất là 8,147 m2. Với diện tích đất như vậy, hầu hết các hộ chú trọng vào trồng trọt, nên đàn vịt nuôi của các hộ có số lượng vừa phải. Các hộ nông dân tại địa bàn huyện quan niệm rằng, nuôi vịt lấy công làm lời, điều này chứng tỏ, các hộ chăn nuôi vịt nhằm giải quyết lao động nhà rỗi trong gia đình, và có thêm thu nhập.

Bảng 10. DIỆN TÍCH ĐẤT CANH TÁC CỦA NHỮNG HỘ NUÔI VỊT

Diện tích Số mẫu Tỷ lệ(%) Không có đất 0 0 Dưới 1000 m2 1 5,9 Từ 1000 đến 5000 m2 8 47,1 Từ 5001 đến 10000 m2 7 41,2 Trên 1000 m2 1 5,9

b. Về cách thức chọn giống:

Qua khảo sát, loại con giống được hộ chọn nuôi chủ yếu như sau:

+ Đối với họ nuôi gà thường chọn giống gà tàu vàng, gà đất, gà tam hoàng cho mục đích nuôi gà thịt và giống gà CP, gà tàu cho mục đích lấy trứng.

Bảng 11. GIỐNG GÀ ĐƯỢC CHỌN NUÔI ĐỢT CUỐI 2008

Loại giống Số mẫu Tỷ lệ(%)

Gà CP 2 4,9 Gà đất 24 58,5 Gà siêu thịt 2 4,9 Gà siêu trứng 1 2,4 Gà tam hoang 4 9,8 Gà tàu vàng 8 19,5 Tổng 41 100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Dựa vào bảng trên ta thấy, gà đất là loại giống được ưa chuộng nhiều nhất, có 24 hộ chọn giống gà đất trong số 39 hộ nuôi gà lấy thịt. Vì họ cho rằng nuôi loại gà này thích hợp với điều kiện kinh tế tại địa phương và họ có kỹ thuật, kinh nghiệm cho chăn nuôi loại gà này. Hộ chọn nuôi loại gà siêu thịt không nhiều, chỉ có 2 hộ. Bên cạnh đó, gà tàu vàng và gà tam hoàng được chọn nuôi, với 4 hộ chọn loại gà tam hoàng và 8 hộ chọn gà tàu vàng. Gà CP và siêu trứng là lựa chọn của những hộ nuôi gà với mục đích lấy trứng, vì năng suất cao.

+ Đối với họ chăn nuôi vịt thường chọn giống vịt siêu thịt hoặc vịt ta cho mục đích lấy thịt, và giống vịt siêu trứng, vịt cổ cò, vịt rằn. Tỷ lệ chọn giống được miêu tả ở bảng sau:

Bảng 12. GIỐNG VỊT ĐƯỢC CHỌN NUÔI ĐỢT CUỐI NĂM 2008

Loại giống Số mẫu Tỷ lệ (%)

Vịt cổ cò 6 35,4 Vịt rằn 3 17,6 Vịt siêu thịt 3 17,6 Vịt siêu trứng 3 17,6 Vịt ta 2 11,8 Tổng 17 100

Trong các hộ chăn nuôi gia cầm tại địa bàn huyện, phần lớn họ chọn các loại giống cho năng suất cao, ít bị bệnh, giá con giống rẻ và đặc biệt thích hợp với điều kiện tự nhiên. Đối với những hộ chăn nuôi vịt, vịt cổ cò là loại được ưa chuộng nhất, có 6 hộ chọn nuôi vịt này trong tổng số 13 hộ nuôi vịt trứng. Theo nhận xét của những hộ chăn nuôi có kinh nghiệm thì loại vịt này cho năng suất rất cao, chi phí nuôi thấp. Tuy nhiên, đối với loại vịt này không thể xuất bán vịt thịt khi họ cần tiền được nên một số hộ chọn nuôi giống vịt rằn, mà theo họ thì có thể vừa bán trứng và có thể xuất bán thịt khi cần. Mặt khác, giống vịt rằn là loại giống vịt đẻ trứng, chịu khó kiếm ăn trên đồng ruộng, chịu đựng được khắc khổ và chống chịu bệnh tốt, thích hợp với những phương thức chăn thả cổ truyền ở Việt Nam. Trọng lượng trung bình của vịt mái đẻ là 1,45kg, năng suất đạt được 160 đến 250 trứng/ con/ năm. Đối với các loại giống vịt khác, đặc biệt là vịt ta, chỉ có 2 hộ chọn nuôi chiếm 11,8% trong tổng số các hộ nuôi vịt, hộ chăn nuôi giống vịt này chủ yếu là lấy thịt. Qua bảng dưới đây, ta sẽ hiểu rõ hơn các nguyên nhân chọn giống của nông hộ.

Bảng 13. LÍ DO CHỌN GIỐNG GIA CẦM NUÔI.

Lí do chọn nuôi Số mẫu

Theo hàng xóm 13

Dễ mua 27

Năng suất cao, ít bệnh 26

Giá rẻ 9

Bán cao 16

Dễ bán 7

Phù hợp với điều kiện địa phương 11

Thói quen 1

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng trên cho ta thấy, các hộ chăn nuôi đều chọn con giống gia cầm để chăn nuôi là loại giống có năng suất cao, ít bệnh, dễ mua con giống là chủ yếu nhất. Bên cạnh đó, giá rẻ, giá bán cao cũng góp phần không nhỏ. Vì mục tiêu chủ yếu của các hộ là lợi nhuận.

Hầu hết con giống của những hộ chăn nuôi tại địa bàn huyện đều được mua từ các lò ấp, chủ yếu là các lò ấp tư nhân. Tuy nhiên, đối với một số hộ chăn nuôi loại vịt trứng chọn mua những con đã lớn, đẻ được một thời gian, sản lượng trứng đã bắt đầu ổn định. Tuy giá con giống cao nhưng người cần mua biết được chất lượng, xuất xứ vẫn sẵn sàng mua để tiếp tục khai thác nguồn trứng. Đa phần người mua thường chọn mua của hàng xóm, những người gần nhà để nắm rõ tình hình chất lượng và xuất xứ của bầy vịt.

c. Về thức ăn:

Thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gia cầm cũng khá đa dạng. Ngoài những loại thức ăn truyền thống như lúa, gạo, tấm,… , ngày nay thức ăn tổng hợp hay còn gọi là thức ăn công nghiệp cũng đang là sự lựa chọn hàng đầu của những hộ chăn nuôi gia cầm tại huyện hiện nay. Các loại thức ăn này có nhiều ưu điểm là dễ cho ăn, đa dạng về chủng loại, có ghi cụ thể hàm lượng đạm trong từng loại, giúp người nuôi dể dàng lựa chọn từng loại thích hợp cho từng giai đoạn nuôi gia cầm.

Ở địa bàn nghiên cứu, các nông hộ chủ yếu sử dụng thức ăn tổng hợp, chiếm hơn 90% trong tổng số hộ điều tra. Nguồn cung cấp thức ăn chủ yếu ở đây là các đại lý và những hàng buôn ở chợ. Việc vận chuyển hầu như là do các đại lý vận chuyển đến tận nhà cho những người mua. Vì tại địa bàn, phần lớn các hộ nuôi với qui mô lớn, mua thức ăn với số lượng lớn.

d. Về thú y.

Mạng lưới thú y ở huyện đã được mở rộng hơn trước theo như nhận xét của một số hộ trong vùng nghiên cứu. Đây là một trong những thuận lợi phát triển ngành chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện.

Nhìn chung các hộ đã có nhận thức tích cực hơn trong vấn đề tiêm phòng và vệ sinh chuồng trại. Trong tổng số 58 hộ được phỏng vấn có 50 hộ báo với thú y khi bắt đầu chăn nuôi, và được tiêm ngừa các loại vaccin chiếm tỷ lệ 86,2%. Trong thời gian nuôi, đàn gà luôn được thú y tiêm phòng và quản lí. Do đó, trong thời gian qua chưa xảy ra dịch cúm trên địa bàn huyện. (Phụ lục 1-21)

không báo, 13.80%

có báo, 86.20%

e. Tình hình tiêu thụ sản phẩm.

Với hình thức chăn nuôi tập trung, mỗi năm trung bình một hộ nuôi từ 2 đến 3 vụ gà thịt, 2 vụ cho vịt thịt, 1 vụ cho gà trứng và vịt trứng. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều bán cho thương lái. Riêng 3 hộ chăn nuôi gà trứng thì bán trứng cho các lò ấp tại địa phương. Dựa vào bảng dưới đây ta thấy rõ tỷ lệ mà các nông hộ bán sản phẩm gia cầm cho các đối tượng khác nhau.

Bảng 14. NGUÒN TIÊU THỤ SẢN PHẨM GIA CẦM

Nơi tiêu thụ Số mẫu Tỷ lệ (%)

Thương lái 52 89,7

Lò ấp 6 10,3

Bán lẻ 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2009

Đối với những hộ bán sản phẩm cho thương lái là do, họ nuôi với qui mô lớn, số lượng đông, bán cho thương lái, những người này có xe chuyên dùng, đi đến nơi để bắt. Khi kết thúc một đợt nuôi hoặc thấy thời điểm có giá người chăn nuôi chủ động tìm tới những thương lái để bán. Khác với gia cầm lấy thịt, gia cầm lấy trứng – gà trứng, vịt trứng- những người mua sẽ đến theo định kì. Với những thương lái quen, đã có mối quan hệ lâu dài, giá mua ổn định, thương lái sẽ tự tìm đến hộ chăn nuôi mua với chu kì 3 đến 4 ngày. Việc mua bán diễn ra thuận lợi hơn do thanh toán bằng tiền mặt và sự thoả thuận giá cả cũng dễ dàng.

f. Về tình hình vốn của hộ:

Tại địa bàn, có 58 hộ chăn nuôi gia cầm thì trong đó có đến 33 hộ sử dụng vốn tự có trong gia đình để sử dụng chăn nuôi. Những hộ còn lại do thiếu vốn trong chăn nuôi nên họ đã sử dụng vốn vay. Trong đó, nguồn vay của các hộ chăn nuôi từ hai nguồn cụ thể là chính thức (tại các ngân hàng trên địa bàn huyện) và phi chính thức (từ những cá nhân cho vay bên ngoài). Có 7 hộ ( chiếm 28%) trong tổng số 25 hộ vay từ nguồn vay phi chính thức. Đối với hình thức vay này người chăn nuôi dễ tiếp cận nhưng bất lợi cho họ là lãi suất vay thường cao hơn rất nhiều so với vay chính thức từ các ngân hàng, điều nay gây ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận từ chăn nuôi của hộ sẽ bị giảm đáng kể.

Trong tổng số 25 hộ vay vốn để chăn nuôi, từ chính thức, kể cả phi chính thức thì số tiền họ vay thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất là 80.000.000 đồng (Phụ lục 1-22). Đối với những hộ vay từ nguồn vay chính thức, họ thường phải thế chấp bằng giấy tờ nhà, đất, vì chưa có những chính sách cụ thể về tín dụng cho những đối tượng về chăn nuôi gia cầm.

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 44 - 52)