KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 29)

1. Vị trí địa lí

Huyện Châu Thành giáp ranh Thị xã Tân An, cách trung tâm Thị xã 12 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 52 km theo tuyến Quốc lộ 1A và 42 km theo tuyến Quốc lộ 50. Phía Bắc giáp huyện Tân Trụ, ranh giới là sông Vàm Cỏ Tây; phía Nam giáp huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Tây tỉnh Tiền Giang; phía Đông giáp huyện Cần Đước, ranh hành chánh là sông Vàm Cỏ; phía Tây giáp huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang.

Huyện Châu Thành có giao thông thủy bộ nên thuận lợi trong việc tiêu thụ nông sản phẩm, tiếp thu khoa học công nghệ để sớm phát triển nền nông nghiệp kỹ thuật cao, phát triển công nghiệp chế biến, phát triển thương mại - dịch vụ và đầu mối thu mua hàng nông sản. Đường tỉnh 827 và đường tắt Quốc lộ 50 sẽ là trục giao thông đối ngoại chính của Huyện nối liền các vùng kinh tế với nhau.

Huyện Châu Thành giáp sông Vàm Cỏ, đoạn gần Biển Đông, nhiều vùng đất bị nhiễm mặn, cuối nguồn nước ngọt lấy từ kênh Chợ Gạo và rạch Bảo Định nên việc sử dụng nước có khó khăn nhất là ở các xã Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, nhiều vùng đất phù sa bị nhiễm mặn.

Theo phân vùng phát triển Nông Lâm Ngư nghiệp của tỉnh Long An thì huyện Châu Thành thuộc Tiểu vùng V (Tân Trụ, Châu Thành, Thị xã Tân An, nam Thủ Thừa, vùng Tây sông Vàm Cỏ Đông của nam Bến Lức) là vùng đất thuần thục, có thể chủ động nước 8 - 9 tháng, không ngập lũ, đã sản xuất 2 - 3 vụ lúa/năm trên hầu hết diện tích. Thích hợp phát triển nông nghiệp là vùng sản xuất lúa cao sản, đặc sản và đa dạng cây trồng trên nền đất lúa bằng các loại rau, màu thực phẩm, bắp lai, đậu nành và chăn nuôi gia cầm, bò sữa.

2. Điều kiện tự nhiên

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân từ 1.350 - 1.800 mm/ năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình của nă là 270C. Số giờ nắng vào khoảng 2.350 – 2.500 giờ/năm. Bình quân 6- 7 giờ/ ngày. Độ ẩm trung bình

từ 87 % - 89%. Tốc độ gió trung bình 2,8m/s, lớn nhất 3,8m/s.

Huyện Châu Thành nằm trong vùng Đồng Bằng sông Cửu Long nên có ưu thế về nhiệt độ, tổng tích ôn gần 3.000oC, ánh sáng trên 800 giờ nắng/năm, lại ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt nên thuận lợi trongđa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ

Thủy văn: Các kênh Hòa Phú, rạch Bà Lý, kênh Chiến Lược, kênh 30/4, sông Vĩnh Công tiếp nhận nước ngọt từ hệ thống rạch Bảo Định và kênh Chợ Gạo, chất lượng nước khá tốt nhưng lưu lượng bị hạn chế.

Châu Thành cũng như các huyện phía Nam của tỉnh ít chịu ảnh hưởng của mùa lũ, vào những tháng mưa tập trung (tháng 10, 11) gặp triều cường thì lũ lụt mới xảy ra, thời gian ngắn và mức độ ảnh hưởng không lớn, các xã ven sông như Thanh Phú Long, Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông nền địa hình thấp (từ 0,5 - 0,8m, hệ Hòn Dấu) nằm trong vùng ngập lũ, các xã có nền địa hình cao như Hòa Phú, Vĩnh Công (từ 1,0 - 1,4 m, hệ Hòn Dấu) ít bị ảnh hưởng. Đặc điểm địa hình của huyện Châu Thành là dốc thoai thoải theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở đầu nguồn nước ngọt và thấp ở cuối nguồn. Huyện Châu Thành đã có hệ thống đê bao nên đã ngăn được lũ. Ngập lũ cũng có tác dụng tích cực là đưa nhiều thủy sinh vật vào đồng ruộng, rửa mặn xổ phèn vào tạo phù sa cho đất. Vì vậy, dọc theo đê bao cần có cống điều tiết để kiểm soát mức ngập và thời gian ngập.

Nước mặn Biển Đông qua sông Soài Rạp - Vàm Cỏ dẫn sâu vào nội đồng theo 2 hướng chính là sông Vàm Cỏ Tây ở phía Bắc và sông Tra ở phía Nam. Do xu hướng mực nước biển dâng cao nên xâm nhập mặn cũng có xu hướng tăng nhanh về hàm lượng và thời gian nhiễm mặn. Do các huyện phía Bắc như Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa sử dụng nguồn nước ngọt ngày càng tăng nên độ nhiễm mặn có xu hướng ngày càng tăng.

* Sông Vàm Cỏ Tây: nước sông bị xâm nhập mặn từ tháng 1 đến tháng 2, hàm lượng mặn 2g/l, từ tháng 3 đến tháng 5, hàm lượng mặn 4 g/l.

* Sông Vàm Cỏ và sông Tra gần Biển hơn nên độ nhiễm mặn cũng cao hơn, khoảng 4g/l, thời gian nhiễm mặn kéo dài 6 - 7 tháng/năm.

Huyện Châu Thành đã có hệ thống cống ngăn mặn và điều tiết nước, cần tiếp tục nạo vét kênh, rạch dẫn nước ngọt, bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý để tránh mặn.

3. Tài nguyên

Nước mặt: huyện Châu Thành có tài nguyên nguồn nước mặt dồi dào vào mùa mưa nhưng thiếu nước vào mùa khô, có nhiều sông, rạch chảy qua như sông

Vàm Cỏ, sông Vàm Cỏ Tây, sông Tra, rạch nhỏ và hệ thống kênh thủy lợi nội đồng.

+ Sông Vàm Cỏ có 8,12 km chiều dài nằm trong ranh giới Huyện, chiều rộng mặt sông 765m, khả năng tưới 500 ha, tiêu 600 ha, khả năng thoát nước 15.000 m3/s

+ Sông Vàm Cỏ Tây có chiều dài 30,27 km nằm trong ranh giới Huyện, chiều rộng mặt sông 200m, khả năng tưới 500 ha, tiêu 1.800 ha, khả năng thoát nước 3.900 m3/s.

+ Sông Tra có chiều dài 11,1 km nằm trong ranh giới Huyện, chiều rộng mặt sông 150m, khả năng tưới 600 ha, tiêu 730 ha, khả năng thoát nước 1.450 m3/s.

+ Toàn huyện có 181 kênh, rạch, có chiều dài 428,6 km, chiều rộng mặt kênh phổ biến là 3 - 3,5m, chiều sâu phổ biến là 1,5m, khả năng tưới 17.600 ha, tiêu 21.300 ha, khả năng thoát nước 1.000 m3/s.

Nước ngầm: Theo tài liệu của Liên đoàn Địa chất - Thủy văn và kết quả khoan khai thác của chương trình nước sạch nông thôn tầng nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 200m có thể sử dụng tốt, sâu hơn 200m sẽ gặp các vết gãy địa tầng chứa nhiều kiềm làm nước cứng, chất lượng kém. Cần sớm xây dựng một vài nhà máy khai thác nước ngầm gần vỉa nước có trữ lượng lớn để cấp nước sinh hoạt cho các cụm dân cư tập trung có từ 1.000 dân trở lên.

4. Dân số và nguồn lực

Dân số trung bình huyện Châu Thành đến năm 2007 là 99.077 người, bằng 7,48% dân số toàn Tỉnh, trong đó dân số đô thị là 6.345 người, chiếm 6,4% dân số huyện, mật độ dân số bình quân là 649 người/km2 (tháng 4/1999). Trong đó dân số phi nông nghiệp là 15.472 người chiếm 15,67% dân số huyện. Tỷ lệ sinh bình quân thời kỳ 1991-2000 là 20,96%, tỷ lệ chết bình quân 5,35%, tốc độ tăng dân số bình quân 0,63%. Trong thời kỳ này có giảm cơ học do di dân Đồng Tháp Mười và lao động di chuyển lên Tp. Hồ Chí Minh.

người chiếm 3,47%, khu vực III 1.208 người chiếm 2,37%, số còn lại chưa tham gia lao động. Lao động qua đào tạo là 2.701 người, chiếm 5,3% LĐTĐT. Trong đó công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ qua đào tạo 695 người, chiếm 1,36%; trung học chuyên nghiệp có 1.115 người chiếm 2,19%; cao đẳng có 527 người chiếm 1,03%; đại học có 363 người chiếm 0,71%; trên đại học có 1 người chiếm 0,02%. Tổng lao động qua đào tạo là 2.701 người, chiếm 5,30%. Trong tương lai cần thiết đẩy nhanh hơn nữa tốc độ đào tạo lao động để lao động qua đào tạo đạt từ 12% - 15% LĐTĐT, chú ý đến hướng nghiệp vào các khu công nghiệp để đối tượng chưa tham gia lao động có cơ hội tham gia lao động.

5. Địa hình, địa chất

Các xã vùng Thượng có địa hình cao như Long Trì, An Lục Long, Hiệp Thạnh, Vĩnh Công, Hòa Phú... nền mặt ruộng cao từ 1,0 - 1,4m. Các xã vùng Hạ như Thanh Vĩnh Đông, Thuận Mỹ, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng, Bình Qưới... nền mặt ruộng từ 0,5 - 0,8m, riêng xã Thuận Mỹ có gò cao nằm ở bến đò Thuận Mỹ - Cần Đước, đỉnh gò cao 2,2m.

Cao độ trung bình toàn Huyện từ 0,8 - 1,2m, cao ở phía đầu nguồn nước ngọt, thấp cuối nguồn, thuận lợi cho công việc dẫn nước ngọt vào đồng ruộng nhưng thấp về cuối sông nên nước mặn cũng dễ xâm nhập.

Huyện Châu Thành có 4 nhóm đất:

+ Đất phù sa: diện tích 7.958 ha, chiếm tỷ lệ 53,4%, bao gồm đất phù sa sông Vàm Cỏ có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 21%, diện tích 1.650 ha) và đất phù sa sông Cửu Long có tầng loang lỗ đỏ vàng (chiếm 79%, diện tích 6.308 ha). Phân bố khá tập trung ở các xã Hòa Phú, Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Dương Xuân Hội, Long Trì, An Lục Long và thị trấn Tầm Vu. Đất phù sa có độ pHH20 = 4,5 - 5,5, mùn tầng mặt từ khá đến giàu đạm tổng số từ 0,14 - 0,22, nhiều dinh dưỡng nên canh tác lúa được 2 - 3 vụ/năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất mặn: chiếm tỷ lệ 8,09%, diện tích 1.218 ha, bao gồm nhóm đất ít mặn 276 ha (chiếm 23%) và nhóm đất mặn 942 ha (chiếm 77%). Phân bố ở các xã ven sông như Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông, một phần Thanh Vĩnh Long và rãi rác ngoài đê của các xã Bình Qưới, Phú Ngãi Trị. Đất mặn thích hợp với nuôi trồng thủy sản hơn là canh tác lúa.

sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Tây, xa nguồn nước ngọt nên trồng trọt gặp nhiều khó khăn, muốn canh tác lúa 2 - 3 vụ cần có hệ thống thủy nông hoàn chỉnh, tháu chua rửa phèn, kết hợp với việc sử dụng giống, phân bón, bố trí mùa vụ hợp lý và kỹ thuật canh tác tốt.

+ Đất líp (đất xáo trộn): Chiếm tỷ lệ 24,92%, diện tích 3.7514 ha. Phân bố hầu như khắp các xã. Đất líp hiện dùng làm đất ở, xây dựng cơ bản, trồng cây lâu năm, cây ăn quả, chủ yếu là cây thanh long, dừa, mãng cầu.

6. Tài nguyên nhân văn

- Đầu công nguyên, vùng lãnh thổ Long An chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ốc Eo đến nay còn lưu lại bởi những công trình kiến trúc cổ. Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập bộ máy hành chính, đất Long An lúc bấy giờ thuộc huyện Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đến năm 1945, toàn Nam Bộ có 22 tỉnh và tỉnh Long An ngày nay bao trùm tỉnh Tân An và tỉnh Chợ Lớn. Năm 1976, Long An hợp nhất với Kiến Tường thành tỉnh Long An cho đến ngày nay.

- Dân cư Long An có lịch sử gắn liền với lịch sử khai phá mảnh đất này. Dân tộc sống trên địa bàn của Huyện đa số là người Kinh (chiếm 99,88%), người Hoa chiếm 0,108% còn lại là người Khơ Me và dân tộc khác.

Huyện Châu Thành tuy không nằm trên quy hoạch tuyến du lịch nhưng cũng có những di tích văn hoá còn lưu lại các công trình kiến trúc cổ như đình Tân Xuân, đình Long Phú, chùa Hưng Phước, mộ Nguyễn Thông.

- Các loại tài nguyên nhân văn khác như di tích lịch sử, văn hóa lễ hội, ngành nghề thủ công truyền thống, văn hóa dân gian như hò cấy, hò chèo ghe, hò xay lúa, làn điệu dân gia như câu vè, câu lý, các điệu múa hát hội, hát bội... cũng có nhưng chưa có nét độc đáo đủ để thu hút khách du lịch nên trong Quy hoạch tổng thể du lịch từ nay đến năm 2010 chưa xếp vào tuyến du lịch.

7. Hiện trạng phân vùng kinh tế

Với đặc điểm về địa hình, tài nguyên nước và hiện trạng phát triển kinh tế xã hội có thể chia ra 3 Tiểu vùng với những nét đặc trưng có khác nhau :

- Tiểu vùng I: Phạm vi thuộc các xã Bình Qưới, Hòa Phú, Vĩnh Công, Hiệp Thạnh, Phú Ngãi Trị, Phước Tân Hưng. Diện tích 6.414,9 ha, chiếm tỷ lệ 42,62% tổng diện tích, đất phù sa sông Vàm Cỏ, sông Cửu Long và đất phèn tiềm tàng

sâu ở địa hình thấp ven sông Vàm Cỏ Tây và rạch Tầm Vu. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ: Đông - Xuân, Hè Thu và Thu - Đông, một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại. Đang được ngọt hóa, từng bước ngăn mặn hoàn toàn. Có một số cơ sở chế biến, bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là gà công nghiệp.

- Tiểu vùng II: Phạm vi thuộc các xã Long Trì, Dương Xuân Hội, An Lục Long, một phần Thanh Phú Long và thị trấn Tầm Vu. Diện tích 4.449,2 ha, chiếm tỷ lệ 29,55% tổng diện tích, toàn bộ là đất phù sa sông Cửu Long, địa hình cao, bằng phẳng, đã được ngọt hóa từ hệ thống rạch Bà Lý 1, rạch Ông Đăng, kênh Chiến Lược, kênh Cầu Đôi, kênh 30/4 ...., hầu hết diện tích không nhiễm mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 3 vụ : Đông - Xuân, Hè Thu và Thu - Đông, một ít diện tích trồng lúa 1 vụ. Có nhiều vườn cây ăn quả các loại và cây Thanh long. Người dân có kinh nghiệm trồng lúa cao sản. Có một số cơ sở chế biến, bước đầu phát triển. Hệ thống tuyến giao thông nền hạ khá tốt. Chăn nuôi phát triển, nhất là chăn nuôi bò thịt.

- Tiểu vùng III: Phạm vi thuộc các xã Thuận Mỹ, Thanh Vĩnh Đông và một phần xã Thanh Phú Long. Diện tích 4.191,9 ha, chiếm tỷ lệ 27,83% tổng diện tích, đất kém màu, địa hình thấp, thường bị ngập úng và xâm nhập mặn. Hiện trạng phần lớn diện tích đất trồng lúa 2 vụ: Hè Thu và Thu - Đông, một ít diện tích trồng 1 vụ.Có một ít vườn Mãng cầu, Dứa. Hệ thống tuyến giao thông thấp kém.

8. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện ChâuThành đến năm 2010 Thành đến năm 2010

Đối với huyện Châu thành, nông nghiệp là yếu tố nền tảng để phát triển kinh tế. Vì vậy, hiện đại hóa nông nghiệp là điều cấp bách cần thiết để tiến nhanh, chống tụt hậu và tạo ra nền sản xuất hàng hóa có tính cạnh tranh cao. Hiện đại hóa nông nghiệp thông qua việc học tập tiếp nhận công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, biết làm chủ được cây giống, con giống thế hệ F1, sạch bệnh, năng suất và chất lượng cao. Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để tạo động lực phát triển kinh tế, đặc biệt là xây dựng mạng lưới đường giao thông trục chính và giao thông đối ngoại, phát huy lợi thế giao thông

thủy. Phát triển nền sản xuất hàng hóa cần phải tạo lập được thị trường trong việc nước và thị trường xuất khẩu, chú trọng thị trường Tp. Hồ Chí Minh. Coi trọng hợp tác, liên kết kinh tế, kêu gọi đầu tư.

Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng cơ bản và thương mại - dịch vụ để tạo nguồn giải quyết lao động. Trong thời kỳ 2001-2010, cơ cấu kinh tế huyện vẫn là nông - thương - công. Muốn được như vậy, phải dựa trên các quan điểm cụ thể sau:

- Coi trọng phát triển nông thôn tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội: Dân số nông thôn chiếm 84,46%. Vì vậy, cần phải coi trọng phát triển nông thôn như mở mang hạ tầng kỹ thuật, phát triển hạ tầng xã hội như văn hóa - giáo dục - y tế- thể dục thế thao, phát triển nhà ở đô thị và nông thôn, phát triển ngành nghề phi nông nghiệp tại nông thôn tạo nên sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội.

- Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với củng cố an ninh quốc phòng: Đất

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP " PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ CHĂN NUÔI GIA CẦM TẠI LONG AN " ppt (Trang 29)