II. Một số giải pháp thúc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực trong điều kiện
1. Giải pháp chung đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.1. Giải pháp cơ bản để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa
a. Tạo nguồn hàng và cải tiến cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
- Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. - Đẩy mạnh gia công hàng xuất khẩu. - Tăng cường đầu tư cho xuất khẩu. - Lập nhiều các khu chế xuất.
b. Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho các doanh nghiệp
- Đảm bảo tín dụng chi xuất khẩu.
- Áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. - Miễn thuế, giảm thuế và hoàn lại thuế.
c.Giải pháp thể chế tổ chức
- Lập các Viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. - Các đạo cán bộ chuyên gia giúp cho các nhà xuất khẩu.
- Lập các cơ quan nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu thị trường, chính sách cúa Chính phủ nước sở tại.
- Nhà nước đứng ra ký kết các Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp tác kỹ thuật, vay nợ, viện trợ,…
1.2. Giải pháp từ phía cơ quan quản lý Nhà nước
Theo Đề án Phát triển xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Thương mại đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 156/2006/QĐ- TTg, gồm một số giải pháp sau:
Hỗ trợ môi trường kinh doanh.
- Mở rộng quyền kinh doanh và mở cửa thị trường kinh doanh, phân phối hàng hoá, dịch vụ theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; bảo đảm nguyên tắc bỡnh đẳng trong hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu tại Việt Nam; từng bước xoá bỏ độc quyền trong kinh doanh dịch vụ về bưu chính - viễn thông, năng lượng, bảo hiểm, giao thông, cảng biển, Logistics... để nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần giảm chi phí kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
- Tạo thuận lợi cho việc hỡnh thành và sự hoạt động của các trung tâm cung ứng nguyên - phụ liệu cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cải cách thủ tục và hiện đại hoá hải quan, rút ngắn thời gian tiến hành các thủ tục thông quan hàng hoá xuất - nhập khẩu.
- Triển khai ký kết cỏc thỏa thuận về thanh toỏn quốc tế qua ngân hàng với các thị trường xuất khẩu hiện đang gặp khó khăn trong giao dịch và bảo đảm thanh toán; ký kết cỏc thỏa thuận song phương và công nhận lẫn nhau về kiểm dịch động, thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm với các nước đối tác.
Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phục vụ xuất khẩu.
- Đổi mới chính sách tín dụng theo cơ chế thị trường; hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu phù hợp quan điểm, mục tiêu của Đề án và các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; mở rộng các hỡnh thức tớn dụng, bảo đảm các điều kiện tiếp cận vốn và các hỡnh thức bảo lónh thuận lợi hơn tại các ngân hàng thương mại; từng bước thực hiện cho vay đối với nhà nhập khẩu có kim ngạch ổn định và thị phần lớn, trước hết đối với hàng nông sản.
- Tổ chức thực hiện tốt cơ chế hoàn thuế đối với các nhà nhập khẩu nguyên liệu cung cấp cho các nhà sản xuất hàng xuất khẩu.
- Cải cách, hoàn thiện các định chế tài chính theo hướng tập trung cho các yếu tố đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại, tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu; tiếp tục cải thiện các sắc thuế, phí và lệ phí; đẩy mạnh kinh doanh bảo hiểm tài sản, hàng hoá trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Điều hành tỷ giá sát tỷ giá thực tế, phù hợp sức mua của đồng Việt Nam, đồng thời có chính sách gắn đồng Việt Nam với một số ngoại tệ chuyển đổi có lợi để tránh rủi ro cho xuất khẩu.
Nâng cao hiệu quả điều hành công tác xúc tiến thương mại.
- Đổi mới phương thức hoạt động và tổ chức quản lý, sử dụng Quỹ ngoại giao kinh tế nhằm phỏt huy tỏc dụng của Quĩ này trong hoạt động phát triển thị trường, tỡm kiếm bạn hàng của cộng đồng doanh nghiệp.
- Đa dạng hoá và mở rộng các hỡnh thức xỳc tiến thương mại.
- Đổi mới chất lượng việc xây dựng và thực hiện chương trỡnh xỳc tiến thương mại quốc gia hàng năm; phối hợp các hoạt động xúc tiến để tổ chức các chương trỡnh lớn liờn ngành về xỳc tiến thương mại, đầu tư, du lịch - văn hoá, nhằm quảng bá hỡnh ảnh quốc gia, kể cả việc thụng qua cỏc kờnh truyền thụng quốc tế.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cấp cao để thúc đẩy hợp tác, đầu tư và buôn bán, đặc biệt là đối với việc thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu.
- Tổ chức lại hệ thống các tổ chức xúc tiến thương mại và cơ chế cung cấp, dự báo thông tin thị trường, tư vấn đầu tư, thương mại, tư vấn pháp luật, môi trường kinh doanh ở trong, ngoài nước cho cộng đồng doanh nghiệp.
Đào tạo phát triển nguồn lao động cho một số ngành sản xuất hàng xuất khẩu.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện các chương trỡnh đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng lao động trong các ngành sản xuất hàng xuất khẩu đang gặp khó khăn về nguồn lao động; đẩy mạnh xó hội hoỏ cỏc dịch vụ dạy nghề và đào tạo lao động; cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ đào tạo nghề cho một số danh mục nghề phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu theo các địa chỉ cụ thể.
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, luật pháp trong lĩnh vực lao động và việc làm nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và nâng cao mức thu nhập, điều kiện sống của người lao động; khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tự đào tạo và trao đổi nguồn nhân lực, lao động.
Xây dựng Chương trỡnh dự bỏo và cỏc đề án đẩy mạnh xuất khẩu theo ngành hàng.
- Xây dựng Chương trỡnh dự bỏo, phõn tớch khả năng cạnh tranh đến năm 2010 đối với các nhóm mặt hàng và dịch vụ xuất khẩu chủ yếu.
- Xây dựng và thực hiện các đề án đẩy mạnh xuất khẩu ngành hàng (do các Bộ quản lý sản xuất chủ động xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện) dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển và các giải pháp định hướng của Đề án này, Chương trỡnh dự bỏo, phõn tớch khả năng cạnh tranh nêu trên, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển ngành hàng đó được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đến năm 2010.
Việc xây dựng các đề án ngành hàng cụ thể phải được trao đổi, phối hợp với Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân các tỉnh và các tổng công ty, tập đoàn ngành hàng liên quan để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên; phải chú trọng đến các giải pháp thúc đẩy quá trỡnh liờn kết giữa người sản xuất nguyên liệu với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu bằng các chính sách kinh tế, nhằm gắn kết lâu dài lợi ích và nghĩa vụ của hai nhóm sản xuất này.
Hạn chế nhập siêu
Dựa trên quan điểm của Đề án là kiềm chế mức nhập siêu hợp lý, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, bảo đảm các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các giải pháp hạn chế nhập siêu được định hướng là:
- Thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ, trước hết là đối với các thị trường nhập siêu và xem đây là giải pháp chủ yếu để hạn chế nhập siêu;
- Trên cơ sở bảo đảm khả năng cạnh tranh và dự báo nhu cầu thị trường, phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh để bảo đảm nhu cầu trong nước; đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý để tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu;
- Điều hành tỷ giá và lói suất phự hợp tỡnh hỡnh phỏt triển kinh tế; hạn chế nhập siờu;
- Kiểm soát, điều tiết vay, nợ nước ngoài;
- Thúc đẩy các hỡnh thức dịch vụ, du lịch, xuất khẩu lao động, thu hút kiều hối; - Tăng cường thu hút mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài; viện trợ phát triển ODA và sử dụng hiệu quả các nguồn này.
1.3. Một số giải pháp cụ thể khác.
- Không nên quá chú trọng vào việc cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm Trung quốc (đang chiếm thị phần lớn và có ưu thế cạnh tranh rừ rệt) mà hàng hoỏ của ta cần hướng vào những thị trường mới, sản xuất ra nhiều chủng loại mới. Về chiến lược dài hạn Việt nam cần chuẩn bị thay thế Trung quốc trong việc cung cấp một số sản phẩm thô, sản phẩm sơ cấp và sản phẩm công nghiệp nhẹ, bởi vỡ trong chiến lược 10 năm tới của Trung quốc họ bắt đầu chuyển sang xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nặng; công nghiệp điện tử tinh vi thế hệ mới...
- Hầu hết các doanh nghiệp Việt nam có quan hệ buôn bán với thị trường Đông Âu đều rất muốn thanh toán bằng L/C, kể cả L/C trả chậm. Các nước Đông Âu có khá nhiều ngân hàng Thương mại nhưng lại ít có ngân hàng thực sự có uy tín để các doanh nghiệp Việt nam lựa chọn và giao dịch. Hiện nay ta chưa có một chi nhánh Ngân hàng Thương mại nào ở khu vực này. Các ngân hàng Việt nam cần sớm thành lập các chi nhánh tại các thị trường lớn như Nga, Ucraina để tạo điều kiện thanh toán cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt nam ở khu vực này.
- Nên tận dụng khả năng của người Việt nam ở nước ngoài tỡm kiếm thị trường xuất khẩu cho hàng hoá Việt nam. Nhà nước cần áp dụng một chế độ chi hoa hồng hợp lý và thoả đáng khi họ tỡm kiếm được thị trường. Trung quốc sử dụng đội quan Hoa kiều ở nước ngoài tỡm kiếm thị trường là rất thành công.
- Cần tháo gỡ mạnh mẽ hơn các trói buộc về thủ tục Hải quan, bói bỏ hoàn toàn những quy định mang tính lệ làng vừa không cần thiết vừa không đúng luật pháp.
- Biện phỏp hỗ trợ tài chớnh: trong tỡnh trạng hiện nay việc hỗ trợ về tài chớnh, tớn dụng cho xuất khẩu là rất cần thiết và cấp bỏch trong đó hỗ trợ tài chính trực tiếp thông qua hỡnh thức trợ giá, bù lỗ từ Quỹ hỗ trợ xuất khẩu là rất quan trọng đối với những ngành hàng có ảnh hưởng mạnh đến tổng kim ngạch xuất khẩu mà hiện nay đang gặp khó khăn như gạo, cà phê, thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép. Tuy nhiên hỡnh thức trợ cấp cho từng đối tượng, từng mặt hàng là khác nhau nên cần có nguyên tắc để Bộ Thương mại và
Bộ Tài chính tính toán cụ thể cho từng ngành hàng. Về Quỹ thưởng xuất khẩu cũng cần có sự thay đổi về tiêu chí để khuyến khích và động viên kịp thời các doanh nghiệp.
- Các biện pháp trợ cấp gián tiếp như hạ lói suất tớn dụng và tỏc động thông qua tỷ giá hối đoái cũng cần phải nghiên cứu để áp dụng sớm. Việc điều chỉnh giảm lói suất cơ bản, lói suất tỏi cấp vốn và lói suất chiết khấu cần được linh hoạt hơn theo biến động của thực tế.
- Về phương án thiết lập mức tỷ giá ưu đói cho xuất khẩu cần được sớm phân tích và xem xét kỹ lưỡng để sử dụng vào khuyến khích xuất khẩu.
- Về công tác thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Trung quốc cũng chiếm tỷ trọng lớn, vỡ vậy việc ban hành quy chế thương mại biên giới để tăng cường xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Trung quốc là vấn đề cấp bách.
- Cần khôi phục thị trường truyền thống với Liên bang Nga và các nước SNG thông qua việc đàm phán hiệp định tổng thể với Liên bang Nga trong đó cần nhấn mạnh về quy chế hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đói của hàng hoỏ buụn bỏn hai chiều giữa hai nước. Ta sớm đàm phán với Liên bang Nga để hàng hoá của Việt nam nhập khẩu vào liên bang Nga được hưởng thuế nhập khẩu ưu đói, đổi lại hàng hoá Liên bang Nga được hưởng mức thuế áp dụng cho AFTA khi vào thị trường Việt nam.