IV. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay
1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
1.5. Nam Á, Trung Đông, châu Phi
Hàng hoá của Việt nam hiện đó xuất hiện trên các thị trường này nhưng chủ yếu là qua thương nhân nước thứ ba; kim ngạch do ta xuất trực tiếp cũn khỏ nhỏ bộ. Một điểm cần lưu ý là toàn bộ cỏc nước trong khu vực, kể cả những nước đó từng phát triển theo đ- ường lối kế hoạch hoá tập trung, điều đó áp dụng cơ chế thị trường và hiện đang có sự gắn kết với nhau thông qua việc hỡnh thành cỏc liờn kết kinh tế khu vực như khối liên minh quan thuế Nam Châu Phi, khối các nước sử dụng đồng Franc ở Tây Phi, khối Maghreb tại Bắc Phi, khối các nước vùng Vịnh, Hiệp hội SAFTA ... Thương mại giữa các nước trong khối được áp dụng những ưu đói đặc biệt. Với lý do đó, trong chiến lược thâm nhập thị trường, cần chọn thị trường trọng điểm cho từng khối và lấy đó làm bàn đạp để tiến vào các nước trong khối.
Tại khu vực Nam Á, thị trường trọng điểm là Ấn Độ. Với dân số hơn 1 tỷ người, có quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt nam, Ấn Độ luôn là một đối tác quan trọng.
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Ấn Độ từ năm 1997 đến 2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 13,2 12,6 17,0 47,2 45,4 52 32,3 78,6 81 87,5
Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006
Chênh lệch thương mại này có thể được cải thiện thông qua biện pháp gắn nhập khẩu với xuất khẩu, yêu cầu bạn mua lại hàng của ta khi ta có nhu cầu mua hàng của bạn.
Tại khu vực Trung Đông, thị trường trọng điểm là Đubai (Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất). Là cửa ngừ của khu vực Trung Cận Đông và là địa điểm trung chuyển hàng hoá đi Xi-ri, A-rập Xê-út, châu Phi, châu Âu ...Các Công ty của Đubai làm ăn nói chung là nghiêm chỉnh, môi trường kinh doanh tự do, hầu như không có thuế nhập khẩu nên các công ty của ta nên cố gắng thâm nhập vào thị trường này, lấy đây làm bàn đạp đi vào các nước lân cận. Hàng hoá chủ yếu là điện tử, hạt tiêu, giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm nhựa.
Châu Phi với hơn 50 quốc gia là thị trường đang được chú ý. Đây là khu vực giàu tài nguyên, khoáng sản nhưng nhiều bất ổn về chính trị. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Châu Phi được duy trỡ tốt trong nhiều thập kỷ qua và cú chiều hướng ngày càng được cải thiện, nhất là sau Hội nghị thượng đỉnh của các quốc gia có sử dụng tiếng Pháp tổ chức tại Hà Nội tháng 11/1997. Quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp đó cú những bước phát triển đáng khích lệ. Mô hỡnh hợp tỏc Việt Nam- Tổ chức quốc tế-Châu Phi (với Senegal, Madagasca...) đang được áp dụng có hiệu quả. Trong khi đó, quan hệ kinh tế - thương mại chưa phát triển được mặc dù Việt Nam có khả năng xuất khẩu gạo, chè, đồ điện tử, hàng may mặc, giầy dép, hàng gia dụng, máy móc nông nghiệp nhỏ, máy xay xát các loại... mà các nước Châu Phi đang cần.
Tại khu vực Châu Phi thị trường trọng điểm là Nam Phi.
Bảng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Nam Phi từ năm 1997 đến 2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 8,5 16,3 35,1 25,8 29,1 15,5 22,7 56,8 60,4 71,2
Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006
Hàng hoá trọng điểm sẽ là dệt may, giầy dép, cà phê và gạo. Trong tương lai có thể thêm sản phẩm nhựa và sản phẩm cơ khí-điện.
Nhỡn chung, tỷ trọng thị trường xuất khẩu dự kiến của Việt Nam như sau:
Bảng tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2000-2006