IV. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay
2. Một số vấn đề về phát triển thị trườngmới cho xuất khẩu
Đồng thời với việc phát triển thị trường xuất khẩu hiện có, chúng ta cần phát triển cả thị trường mới cho xuất khẩu. Thị trường mới đối với mặt hàng xuất khẩu của một nước là thị trường chưa từng nhập khẩu trực tiếp mặt hàng đó. Theo góc độ mặt hàng xuất khẩu có thể chia ra các loại thị trường mới như sau:
-Thị trường hoàn toàn mới đối với mặt hàng: là thị trường chưa từng có quan hệ thương mại với nước xuất khẩu nên chưa từng nhập khẩu bất cứ mặt hàng nào của nước xuất khẩu.
-Thị trường mới đối với mặt hàng hiện có: là thị trường đó cú quan hệ thương mại với nước xuất khẩu nhưng trước đây chưa từng nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng hiện có của nước xuất khẩu.
-Thị trường mới đối với mặt hàng mới: là thị trường chưa từng nhập khẩu bất cứ mặt hàng mới nào của nước xuất khẩu. Bao gồm cả các thị trường đó cú và chưa có quan hệ thương mại với nước xuất khẩu.
Trong đó:
Mặt hàng hiện tại là những mặt hàng mà một nước đó sản xuất, đó xuất hiện trờn thị trường nước đó hoặc xuất khẩu ra ngoài nước.
Mặt hàng mới là những mặt hàng mà một nước mới nghiên cứu, sản xuất ra, mới đưa vào thị trường tiêu thụ, có doanh số và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cũn nhỏ so với tổng kim ngạch của nhúm hàng. Mặt hàng mới cú thể cũn là sản phẩm chế biến hoặc gia cụng với hàm lượng giá trị gia tăng cao hơn các mặt hàng hiện đang xuất khẩu.
Bất kỳ một quốc gia hay vựng lónh thổ nào đều đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới. Tuy nhiên, khi thị trường hiện có đối với một hoặc một số mặt hàng đó trở nờn bóo hũa thỡ việc thỳc đẩy sự tăng trưởng kim ngạch của các mặt hàng trong thời kỳ tiếp theo vào các thị trường này sẽ rất khó khăn, thậm chí chi phí cho việc áp dụng các biện pháp để tăng kim ngạch và thị phần của thị trường mặt hàng sẽ gia tăng nhanh chúng so với mức lợi ớch thu lại. Vỡ vậy, việc mở rộng thị trường mới đối với mặt hàng hiện có hoặc mặt hàng mới sẽ là hướng đi thích hợp nhất để nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho các mặt hàng, đóng góp vào mức tăng tổng kim ngạch và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu.
Bên cạnh yếu tố về dung lượng thị trường đối với mặt hàng, chúng ta đều thấy rằng, việc tập trung quá mức xuất khẩu mặt hàng nào đó sang một hoặc một số thị trường trong một thời kỳ liên tục tuy có thể đem lại những kết quả nhất định về mức tăng trưởng nhanh và tính hiệu quả nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn từ phía thị trường xuất khẩu như: sự phụ thuộc quá mức vào những thị trường đó có thể tạo nên tính bị động trong việc thực hiện kế hoạch xuất khẩu; những rào cản được dựng lên từ phía thị trường nhập khẩu (áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, tăng cường kiểm dịch…). Việc mở rộng thị trường mới sẽ là một giải pháp tổng thể khắc phục được những hạn chế nêu trên, đồng thời đa dạng hóa thị trường cho các mặt hàng xuất khẩu, mở ra những tiềm năng cho các mặt hàng
xuất khẩu tiếp cận và có cơ hội cọ xát với nhiều thị trường, đáp ứng được các loại và các lớp nhu cầu khác nhau.
Việc tiếp cận các thị trường mới của các mặt hàng hiện có hoặc mặt hàng mới sẽ tạo ra các cơ hội mới, các nhu cầu mới hướng dẫn các nhà sản xuất và chế biến trong nước xây dựng chiến lược phát triển sản xuất và xuất khẩu của mỡnh một cỏch toàn diện, kớch thớch mở rộng quy mụ sản xuất, kinh doanh. Việc tiếp cận cỏc thị trường mới cũng mở ra các khả năng cung cấp đầu vào, qua đó kích thích đẩy mạnh, đầu tư công nghệ mới, nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác các lợi thế so sánh của các vùng, địa phương.
Có thể nói số lượng và quy mô các thị trường mới cho xuất khẩu cũn rất lớn. chẳng hạn như thị trường Nam Á, Châu Phi, Châu Úc, Mỹ La Tinh. Đây là nhóm thị trường chúng ta cần khai thác để mở rộng số lượng thị trường cho các loại mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm đa dạng hoá thị trường xuất khẩu của mặt hàng, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung.
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẨT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHỦ LỰC