IV. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay
1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam
1.3. Khu vực Châu Mỹ
Thời kỳ 1996-2000, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Mỹ đạt 3,0 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ riêng 3 năm 2001-2003 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang 3 thị trường lớn nhất ở châu Mỹ là Hoa Kỳ, Canađa và Mexico đó đạt 9.482 triệu USD, gấp hơn 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này thời kỳ 1996-2006. Một số thị trường có quan hệ ngoại thương lớn với Việt Nam thời kỳ 1996-2006 như sau:
Hoa Kỳ
Trọng tâm tại khu vực này là thị trường Hoa Kỳ. Đây là nước nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới (mỗi năm nhập khẩu tới trên 1000 tỷ USD hàng hoá) với nhu cầu rất đa dạng, nắm những đỉnh cao về khoa học - công nghệ, công nghệ nguồn. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và phê chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của ta, đồng thời thúc đẩy các nước đầu tư vào Việt Nam để xuất sang Hoa Kỳ. Xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, mà chủ yếu là thị trường Hoa Kỳ, có thể và cần phải đạt tỷ trọng khoảng 15-20% vào năm 2010.
Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Mặt hàng 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch XK sang Hoa Kỳ 504,039 732,440 1.065 2.421 3.938,5 4799,615 4077,61 5464,98 Hải sản 125,595 304,359 482,424 673,748 775,173 823.11 877,35 900,65 Dầu thô 99,604 91,370 225,164 147,126 213,625 250,5 261,47 300,14 Giầy dép 102,692 87,793 114,23 196,554 282,563 351,55 395,9 436,78 Cà phê 59,211 69,932 60,016 39,513 73,079 81,2 87,6 98,54 Hàng dệt may 34,708 49,569 47,461 975,77 1973,609 2100,5 2314,25 2910,3 Gạo 4,951 10,656 7,156 5,691 0 4,125 5,89 6,35 Cao su 1,612 1,563 2,13 10,107 10,842 11,74 12,5 12,87
Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào Hoa Kỳ sẽ là dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí - điện, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến.
Các ngành hàng trên, nhất là chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất đồ nhựa cần bắt tay ngay vào việc nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ để thâm nhập và đẩy mạnh xuất khẩu. Riêng một số ngành như dệt may, giày dép, chế biến hải sản đó dành sự quan tâm khá
thích đáng trong việc nghiên cứu thị trường Mỹ từ trước khi ký kết Hiệp định nên hầu như đó ở thế sẵn sàng để xuất phát.
Canada
Thời kỳ 1997-2006 Việt Nam đó xuất khẩu sang Canađa đạt 1781,9 triệu USD, tăng bỡnh quõn 34 %/năm
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Canada
từ năm 1997 đến 2006
Đơn vị: Triệu USD
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 63,9 80,2 91,1 98,7 107,3 138,1 171,3 270,1 310,7 450,5
Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là giầy dép, sản phẩm dệt may, hải sản chế biến, rau quả chế biến, cao su và sản phẩm cao su, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, chè... trong đó giầy dép (chiếm 32,3%), hàng dệt may (25,8%). Ngoài ra, Canada cũn cú nhu cầu nhập khẩu cỏc mặt hàng như: quạt điện các loại, xe đạp , săm lốp xe đạp, đèn điện các loại. Đây đều là các mặt hàng mà Việt Nam có khả năng xuất sang Canada.
Thị trường các nước Mỹ La tinh
Các nước Mỹ La tinh là thị trường mới đối với Việt Nam. Tuy vậy, các nước này rất quan tâm tới thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam. Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khu vực này không ngừng tăng, năm 2006 đạt trên 200 triệu USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính là: gạo, cao su, than đá, hàng may mặc, giầy dép, gốm sứ, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan... Mỹ La tinh là khu vực có nhu cầu nhập gạo từ 0.8-1 triệu tấn/năm, nhưng gạo Việt Nam xuất khẩu vào khu vực này vẫn cũn rất hạn chế.