Khu vực Châu  u:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay. (Trang 25 - 28)

IV. Thị trường xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay

1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam

1.2. Khu vực Châu  u:

Chiến lược thâm nhập và mở rộng thị phần tại châu Âu được xác định trên cơ sở chia châu Âu thành 2 khu vực cơ bản : Tây Âu và Đông Âu.

Tại Tây Âu, trọng tâm sẽ là EU mà chủ yếu là các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp và Italia. EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhu cầu nhập khẩu hàng năm rất lớn. EU nhập khẩu rất nhiều các mặt hàng nông sản, khoáng sản, thuỷ hải sản và dệt may. Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Hàng giày dép, dệt may, thuỷ hải sản, đồ gốm, đồ gỗ gia dụng, cà phê, chè và gia vị của Việt Nam đang được ưa chuộng tại thị trường Châu Âu và triển vọng xuất khẩu những mặt hàng này rất khả quan. Vỡ vậy, cú thể núi rằng EU là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Quan hệ thương mại Việt Nam - EU ngày càng phát triển, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường này không ngừng tăng trong những năm qua:

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU 1997-2006

Đơn vị: Triệu USD

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạ ch 1607, 8 2079, 0 2515, 3 2845, 1 3002, 9 3162, 5 3852, 6 4968, 4 5318, 7 5681, 4 Tỷ trọ ng (%) 17,51 22,21 21,79 19,64 19,98 18,93 19,12 18,76 19,8 19,1

Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006

Số liệu trên cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam sang EU tăng lên rất nhanh, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt triệu USD tăng 7,5 lần so với 1997. Trong thời kỡ 1997 - 2000 (thời kỳ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU được điều chỉnh bởi Hiệp định khung về hợp tác), kim ngạch xuất khẩu tăng trung bỡnh hàng năm là 36,13%, cũn từ 2000 - 2006 kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng trung bỡnh 15,4 %/năm.

Thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khối EU là Đức, chiếm 22,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, tiếp đến là Pháp (16,8%), Anh (14,9%), Hà Lan (14,7%), Bỉ (8,6%), Italia (7,1%), Tây Ban Nha (5,5%), Thuỵ Điển (2,6%), Đan Mạch (2,4%), Phần Lan (1,2%), áo (1,2%), Bồ Đào Nha (0,7%), Hy Lạp (0,6%), Ai Len (0,6%) và Lúc Xăm Bua (0,4%). Từ năm 1997, Anh đó vượt Pháp và Hà Lan vươn lên chiếm vị trí thứ hai sau Đức.

Do đũi hỏi cao về chất lượng và luật lệ phức tạp ở EU nên để phát triển hơn nữa xuất khẩu vào thị trường EU, ta cần tăng cường thu thập và phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng hàng hoá, nhất là hải sản và thực phẩm chế biến; tranh thủ việc EU coi Việt nam là "nước có nền kinh tế thị trường" để bảo đảm cho hàng hoá Việt nam được đối xử bỡnh đẳng với hàng hoá của các nước khác khi EU điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá; tranh thủ EU nâng mức chuyển hạn ngạch giữa

các nước ASEAN , gia tăng cạnh tranh trong việc thâm nhập thị trường này sau khi đó bỏ hạn ngạch vào năm 2005.

Cũn các doanh nghiệp Việt Nam không những phải nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu tiêu dùng và đảm bảo sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng cũng như giá cả, mà cũn phải thụng thạo kờnh phõn phối và hệ thống phỏp luật của EU, nắm được hệ thống quản lý xuất nhập khẩu.

Nhỡn chung, nhiều mặt hàng có thể tăng xuất khẩu vào EU nhưng trọng tâm vẫn sẽ là dệt may, giày dép, hải sản, rau hoa quả, cao su, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí.

Liên bang Nga

Sau khi Liờn Xụ tan ró, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga đó thay đổi một cách căn bản. Từ năm 1991 hai nước chuyển sang buôn bán trên nguyên tắc bỡnh đẳng, theo cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, mọi ưu đói trước đây của Liên Xô dành cho Việt Nam đều bị bói bỏ. Những thay đổi cơ bản và đột ngột đó đó làm cho quan hệ thương mại giữa hai nước bị giảm sút nghiêm trọng, kim ngạch thương mại hai chiều giảm mạnh. Từ năm 1992, hai nước đó cú nhiều biện phỏp để khôi phục và phát triển quan hệ thương mại song phương như ký các Hiệp định mang tính chất nền móng, các hiệp định nhằm tạo thuận lợi cho thương mại,... nên kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đó bắt đầu tăng trở lại, song tốc độ tăng vẫn cũn rất thấp, bỡnh quõn trong những năm 1992 - 1995 chỉ ở mức 3,25%. Trong những năm cuối của thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nga đó cú những bước tiến nhất định, tăng bỡnh quõn 52%/năm.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Liên bang Nga từ năm 1997 đến 2006

Đơn vị: Triệu USD

Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kim ngạch 124,6 126,2 114,9 122,9 194,5 187,4 159,6 215,8 250,6 297,5

Nguồn: Niên giám Thống kê & Thống kê Hải quan 1997-2006

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bỡnh quõn trong giai đoạn 1997-2006 là 12%/năm. So với tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chung của Việt Nam trong thời gian này thỡ đây

là tốc độ tăng khá, thể hiện sự nỗ lực cố găng của Việt Nam trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu sang thị trường Nga nói riêng.

Đông Âu

Đây là thị trường quen thuộc đối với Việt Nam. Ngay từ khi chuyển đổi cơ chế, các nước như Hungari, Séc, Slovac đó dành cho hàng hoỏ Việt Nam chế độ ưu đói thuế quan (GSP) tạo điều kiện khá thuận lợi để khôi phục và phát triển quan hệ thương mại song phương.

Thời kỳ 1996-2006, Việt Nam xuất khẩu sang các nước Đông Âu 673 triệu USD (trong đó: Ba Lan là 226 triệu, Sec là 132 triệu USD, Ucraina 176 triệu USD, Hungari là 89,5 triệu USD, Slovakia là 18,2 triệu, Rumani là 15 triệu USD, Bungari là 5,6 triệu USD).

Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả, hoá phẩm tiêu dùng, dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ..

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam hiện nay. (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)