Yếu tố con người

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TÂN THỚI 1 – PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ doc (Trang 48)

Con người là yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong quá trình hoạt động của hầu hết tất cả các ngành, các lĩnh vực. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp lao động chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng số lao động. Và hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã cũng không ngoại lệ, yếu tố con người bên trong, và yếu tố con người bên ngoài hợp tác xã cũng ảnh hưởng đến hoạt động của hợp tác xã.

Con người bên trong, đó là những xã viên, những người trong ban lãnh đạo của hợp tác xã, và những người sử dụng máy móc để đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân. Để hợp tác xã hoạt động thuận lợi đòi hỏi cần có sự đóng góp của từng thành viên, phải có sự kiểm tra, hướng dẫn của các cán bộ có nhiệm vụ hoạch định hướng phát triển, trên tinh thần có sự đóng ý của số đông thành viên. Xã viên ngoài việc chăm lo việc sản xuất của mình cũng phải quan tâm đến hoạt động của hợp tác xã. Ý thức của mỗi người trong hoạt động chung cũng quyết định đến việc thúc đẩy hay hạn chế phát triển của toàn bộ kinh tế hợp tác xã.

Đội ngũ thực hiện việc kinh doanh là không thể thiếu, không có người kinh doanh dịch vụ thì không thể đưa máy móc vào hoạt động được. Nếu có đội ngũ người hoạt động đầy đủ, và có trình độ chuyên môn cao thì hợp tác xã sẽ tiết kiệm được chi phí thuê nhân công trong tình trạng lao động hạn chế, và làm tăng thêm thu nhập cho những người tham gia là xã viên của hợp tác xã, thông qua hình thức chấm công. Mà hoạt động của hợp tác xã cũng được đảm bảo luôn sẳn sàng hoạt động trong các vụ mùa. Hiện tại nhân công còn hạn chế nên hiệu quả kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã chưa cao. Trong một vài vụ do thiếu lao động mà dịc vụ của hợp tác xã không thể phục vụ cho bà con.

Sự đóng góp của các cán bộ trong hợp tác xã cũng là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Vì cán bộ hợp tác xã là những cán bộ lãnh đạo, thay mặt cho xã viên đứng ra hợp tác, đầu tư để phát triển. Nên đòi hỏi ban lãnh đạo hợp tác xã cần nâng cao trình độ quản lý của mình để có những định hướng đúng đắn cho hoạt động của hợp tác xã. Đồng thời, cũng giúp cho việc quản lý của cán bộ tốt hơn, hạn chế được những sai lầm mắc phải.

Yếu tố con người bên ngoài đó là các nông hộ sản xuất, các công ty, cơ quan ban ngành có liên quan ảnh hưởng cũng không nhỏ đến việc hoạt động của hợp tác xã. Các mối liên hệ với các viện, trường cũng ảnh hưởng đến quá trình canh tác của xã viên và người dân. Một khi người dân tin tưởng vào hoạt động của hợp tác xã, điều đó đảm bảo cho hợp tác xã tồn tại. Ngược lại, sẽ rất khó để tiếp tục hoạt động trong ngành. Các cơ quan ban ngành cũng quyết định thành công hay thất bại của hợp tác xã. Mọi quan hệ với con người đều có giá trị riêng của nó, đối với cơ quan liên quan thì đó là quan hệ quyết định đến các hoạch định

sản xuất, các nguồn vốn để mở rộng sản xuất. Có mối quan hệ tốt với các cơ quan ban ngành, hợp tác xã sẽ tranh thủ được các sự quan tâm, giúp đỡ. Tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hợp tác của mình. Còn đối với người sử dụng dịch vụ thì đó là yếu tố quyết định hoạt động có phát triển được không. Khi được đánh giá tốt về chất lượng cũng như mối quan hệ tốt với người sử dụng dịch vụ sẽ tạo được tiềm năng mở rộng sản xuất của hợp tác xã.

3.4.3 Quy mô sản xuất nhỏ của từng hộ

Quy mô sản xuất của từng hộ trong vùng bình quân khoảng 3 công/hộ, nên đa phần họ tự sản xuất tự thu hoạch mà không thuê dịch vụ. Quá trình sản xuất của từng hộ thì đảm bảo sản xuất đồng loạt theo lịch xuống giống. Nhưng sản xuất vẫn mang tính tự làm, trong 320 hecta diện tích đất canh tác trong vùng, thì diện tích đất sử dụng dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã rất nhỏ lẻ và không thường xuyên. Những hộ đủ nhân công để thu hoạch thì không thuê dịch vụ do bản chất người dân luôn tiết kiệm thêm chi phí bằng cách lấy công làm lời. Còn những hộ nào không đủ nhân công trong vụ mới thuê dịch vụ, dù dịch vụ được đánh giá là giá cả phù hợp thích hợp cho người dân sử dụng.

Bên cạnh đó, không phải diện tích nào cũng có thể đưa máy xuống hoạt động phục vụ bà con được. Trên những đồng ngập nước do máy của hợp tác xã có trọng lượng nặng, nên máy không thể đưa xuống hoạt động được. Điều đó, cũng gây khó khăn trong quá trình hoạt động của hợp tác xã như: đối với đồng ngập nước máy không thể hoạt động được, hoặc gây rất nhiều khó khăn như tốn nhiều chi phí, tốn thời gian hơn để đưa máy vào phục vụ sản xuất.

Với quy mô sản xuất nhỏ cũng tạo ra khó khăn trong việc đưa máy xuống đồng. Và tốn chi phí vận chuyển nếu các hộ thuê dịch vụ nằm rải rác trên cả cánh đồng 320 hecta chứ không liền kề nhau.

3.4.4 Chi phí đầu vào

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã cũng chịu ảnh hưởng bởi giá các nhiên liệu mua vào. Giá xăng dầu biến động không ngừng trong thời gian qua, do ảnh hưởng giá xăng dầu trên thị trường thế giới. Gây khó khăn trong hoạt động vì giá cả nhiên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá thực hiện dịch vụ tăng thấp. Mỗi khi thay đổi giá dịch vụ cũng là một vấn đề đòi hỏi phải có sự quyết định hợp lý. Mà nguồn nhiên liệu hoạt động không được dự trữ sẳn, do nhiều

nguyên nhân: không đủ vốn để dự trữ, và không có kho để dự trữ…, nên chi phí mua vào thay đổi theo từng vụ, theo từng mức giá của thị trường. Chi phí hoạt động dịch vụ cũng phụ thuộc theo số lượng phục vụ sản xuất, và trình độ chuyên môn sản xuất của người lao động, đồng thời chi phí hoạt động cũng phụ thuộc vào điều kiện địa lý của vùng sản xuất.

3.4.5 Nguồn vốn của hợp tác xã

Hoạt động kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã, không thể thiếu các trang thiết bị máy móc để hoạt động. Đồng thời, máy móc mới và máy móc cũ cũng là những vấn đề khác nhau trong sản xuất. Với máy móc mới năng suất hoạt động sẽ cao hơn tốn ít chi phí cho nhiên liệu hơn, ít bị hư hỏng trong lúc hoạt động hơn. Tuy nhiên, máy mới cần tốn chi phí xây dựng ban đầu, chi phí đầu tư cho thiết bị mới.

Và số lượng máy móc hoạt động cũng ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động kinh doanh của hợp tác xã. Lượng máy móc vừa đủ sẽ làm tăng năng suất hoạt động, còn thiếu thì làm hoạt động của máy dù chạy hết công suất cũng không đáp ứng đủ nhu cầu sẽ gây tâm lý so sánh và mất đoàn kết trong nội bộ hợp tác xã và với những người sử dụng là nông hộ. Còn máy móc dư thừa lại gây ra tồn đọng vốn, nguồn vốn sử dụng không hiệu quả.

Thiết bị máy móc sản xuất không phải tài sản có giá trị nhỏ, mà khi đầu tư, mua sắm cần một quyết định thật sự đúng đắn. Nó có thật sự cần thiết trong hoạt động hiện nay không? Sử dụng nguồn vốn để mua nó có tốt nhất cho tình hình hoạt động hiện nay của hợp tác xã chưa? Nó có giúp thực hiện được mục tiêu mà hợp tác xã đề ra không? Đó thường là những câu hỏi được quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư cho một máy móc nào đó.

Trong những dịch vụ của hợp tác xã, máy móc là yếu tố khoa học đưa vào sản xuất để tiết kiệm thời gian, giải quyết hạn chế lao động trong vụ mùa. Và có thể nói nó là yếu tố thứ hai không thể thiếu sau lao động trong quá trình phục vụ sản xuất. Nhưng để đầu tư cho máy móc yếu tố quyết định là nguồn vốn có sẳn sàng để đầu tư hay không, Và nguồn vốn bao nhiêu để đầu tư đủ số lượng máy cần thiết và loại máy đầu tư là mới hoàn toàn hay là máy đã qua sử dụng chuyển giao lại. Vì máy móc đã quan trọng tác động đến hoạt động của hợp tác xã, trong

khi nguồn vốn lại quyết định đến yếu tố máy móc nên nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất của hoạt động hợp tác xã là nguồn vốn kinh doanh.

* Đánh giá lại hoạt động của hợp tác xã:

Qua quá trình phân tích các hoạt động của hợp tác xã, đánh giá lại thì hoạt động của hợp tác xã đang từng bước phát triển, tuy lợi nhuận giảm trong năm 2007, 2008 nhưng hoạt động doanh thu hai năm qua tăng. Chi phí hoạt động tăng do yếu tố sắm mới trang thiết bị đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất. Nên không thể kết luận hoạt động của hợp tác xã là không hiệu quả. Mà cần xem xét thêm về hoạt động của hợp tác xã được người dân đánh giá như thế nào. Theo số liệu điều tra cho thấy người dân luôn ủng hộ hoạt động của hợp tác xã (hơn 80% cho biết sẽ tiếp tục sử dụng). Khả năng mở rộng hoạt động của hợp tác xã là khả quan, tuy nguồn vốn để mở rộng còn là vấn đề khó khăn hiện nay của hợp tác xã, nhưng không phải là không có hướng giải quyết.

Qua đó, ta nhận thấy yếu tố tác động mạnh đến hoạt động sản xuất của hợp tác xã là nguồn vốn. Và lao động trong sản xuất cũng là yếu tố ảnh hưởng không kém đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ hiện nay của hợp tác xã. Ngoài ra còn có yếu tố chi phí, yếu tố môi trường kinh tế chung tác động đến hoạt động của hợp tác xã.

Bên cạnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, hợp tác xã cũng đã thực hiện được hiệu quả về mặt xã hội của mình. Thông qua hoạt động giao khoán, và tìm doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập và đảm bảo vấn đề đầu ra cho người dân và xã viên yên tâm sản xuất.Và cùng dân thực hiện các hoạt động mang lại lợi ích chung cho cộng đồng dân cư địa phương.

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN

4.1 CÁC NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI

Mỗi hợp tác xã hoạt động là do những xã viên hợp tác cùng nhau sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Vốn đóng góp của từng xã viên vào hợp tác xã không cao, tình trạng thiếu vốn, cơ sở vật chất của hợp tác xã còn yếu kém. Hợp tác xã tuy có trích lập quỹ nhưng do lợi nhuận kinh doanh của hợp tác xã thấp, không đủ để thực hiện tái đầu tư máy móc thiết bị mới. Nguồn vốn khấu hao tài sản cố định trong hợp tác xã chủ yếu khấu hao theo đường thẳng, và một phần để sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị, kênh mương nội đồng. Vì vậy, việc thu hồi vốn đầu tư trong hợp tác xã chậm và đang gặp khó khăn do hoạt động trong dịch vụ sau thu hoạch chưa ổn định, chưa tính việc đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Xã viên chưa thực sự quan tâm đến việc đầu tư một tài sản chung giá trị lớn để thực hiện sản xuất kinh doanh. Mặc dù người dân ở đó có sự gắn kết trong sản xuất, đời sống và chung lo phát triển cộng đồng. Nhưng ý thức tự nguyện tham gia còn hạn chế, một số hộ còn suy nghĩ, và quyết định theo số đông.

Lãnh đạo hợp tác xã tuy có sự quan tâm đến đời sống xã viên và người dân, tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho sản phẩm giúp người sản xuất yên tâm hơn. Nhưng gặp nhiều khó khăn từ suy nghĩ của người dân, khiến họ cũng có phần lo ngại. Sản xuất thì đôi khi cũng gặp rủi ro, mà đối với hoạt động nông nghiệp thì mức rủi ro do thời tiết mang lại là khá cao. Được mùa thì không sao nhưng mất mùa người dân có chấp nhận không? Và ai sẽ chịu trách nhiệm, ngoài hợp tác xã người khuyến khích người dân sản xuất. Đó cũng là những khó khăn khi hợp tác xã và người dân chưa thật sự hiểu nhau, chưa thật sự chịu hợp tác với nhau, và cũng một phần hạn chế do nhà lãnh đạo sợ rủi ro, không táo bạo. Trong lĩnh vực nông nghiệp, người quản lý không nắm được hết, thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Dẫn đến tình trạng giao khoán cho người khác hoạt động phục vụ người dân.

Khó khăn hiện nay của hầu hết các hợp tác xã nói chung, và hợp tác xã Tân Thới 1 nói riêng là trình độ của ban quản lý còn hạn chế nên chưa có tầm chiến lược phát triển lâu dài. Theo thống kê của Vụ hợp tác xã toàn vùng ĐBSCL có tỉ

lệ cán bộ quản lý hợp tác xã từ trình độ trung cấp trở lên khoảng 30%. Đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết hoạt động theo kinh nghiệm thực tế, không được đào tạo cơ bản, ít được bồi dưỡng tập huấn.

Về công tác quản lý và giúp đỡ của Nhà nước đối với hợp tác xã: tuy Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách tạo hành lang pháp lý cho hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Sự tác động của các chủ trương, chính sách đó của Nhà nước còn chậm đến cơ sở. Nhiều chính sách đã được ban hành nhưng chưa đem lại lợi ích thiết thực cho hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp: chưa tiếp cận được vốn vay để đầu tư máy móc thiết bị sản xuất, chưa nhận được sự hỗ trợ để đưa cán bộ đi bồi dưỡng,…

Mối liên kết của hợp tác xã với công ty bao tiêu sản phẩm còn hạn chế, không tạo được gắn kết chặt chẽ nhằm đảm bảo đầu ra ổn định hơn cho người dân, và xã viên. Còn nhiều bất cập giữa công ty và người dân sản xuất gây mất niềm tin trong việc kí kết thực hiện hợp đồng bao tiêu mà hợp tác xã là người tìm kiếm nên cũng ảnh hưởng đến uy tín của hợp tác xã. Do không có nhiều mối liên kết nên thiếu sự lựa chọn tốt nhất cho sản xuất của xã viên và nông dân trong vùng.

Máy móc hoạt động còn thiếu, mỗi hoạt động chỉ có một máy trong khi nguồn vốn từ xã viên không tăng, và chưa thể tiếp cận với các nguồn vốn vay do hợp tác xã không có tài sản thế chấp. Và máy móc đầu tư vừa qua còn hạn chế về kĩ thuật, hạn chế trong việc chủ động trong mọi loại địa hình đồng ruộng.

4.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN4.2.1 Giải pháp cho hoạt động bơm tưới 4.2.1 Giải pháp cho hoạt động bơm tưới

Do hoạt động bơm tưới hiện nay không có tiềm năng mở rộng mà hoạt động ngày càng bị thu hẹp vì người dân tự mua máy sản xuất. Nên giải pháp tốt nhất cho hoạt động này là chuyển nhượng lại máy hoặc sử dụng máy trong hoạt động khác để có cơ hội và nguồn lực đầu tư vào những hoạt động khác mang lại hiệu quả hơn.

4.2.2 Đối với dịch vụ bao tiêu sản phẩm

Mở rộng mối quan hệ liên doanh, liên kết, hợp tác với các thành phần kinh tế khác nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hợp tác xã, giúp xã viên và người dân trong vùng yên tâm sản xuất hơn. Nhằm thực hiện tạo sự gắn kết giữa

bốn nhà “nhà nông, doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà quản lý” góp phần nâng cao đời sống cho xã viên. Khi mở rộng mối liên kết bên ngoài, hợp tác xã sẽ dễ dàng tìm kiếm đầu vào và đầu ra tốt nhất cho xã viên và nông dân. Có thể đấu

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TÂN THỚI 1 – PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ doc (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)