Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TÂN THỚI 1 – PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ doc (Trang 28)

Bàn giao lưói điện cho ngành điện quản lý.

Mở rộng kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho xã viên và nông dân yên tâm sản xuất.

Tiếp tục hợp tác, liên kết với các cơ sở khoa học chủ động xây dựng các dự án, tranh thủ nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ giớ hoá, mở rộng diện tích lúa chất lượng cao.

Sản xuất lúa giống cho viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long và đưa hoạt động cắt vào phục vụ nông dân trong vụ hè thu.

Do năm 2009 bàn giao lưới điện nên doanh thu trong năm sẽ giảm. Tuy nhiên doanh thu trong hoạt động dịch vụ nông nghiệp năm 2009 dự tính sẽ tăng thêm khoảng 20 - 25 triệu. Lợi nhuận hoạt động năm 2009 ước toán sẽ tăng trở lại so với hai năm qua, lợi nhuận đạt khoảng 87 triệu.

3.2 Thực trạng hoạt động của hợp tác xã Tân Thới 1 3.2.1 Hoạt động bơm tưới

Hoạt động bơm tưới của hợp tác xã thực hiện trong năm 2006 trên toàn cánh đồng 320 hecta với giá 25.000 đồng/ công ( 1 công = 1.300 m2). Doanh thu đạt được là 61.525.000 đồng, khấu hao máy móc được hợp tác xã tính toán theo phương pháp khấu hao đường thẳng mỗi năm khấu hao cho mỗi máy là 250.000 đồng, và năm 2006 cả năm máy đều hoạt động nên tổng khấu hao là 1.250.000 đồng. Với hoạt động này hợp tác xã đã bơm tưới trên 320 hecta diện tích gieo trồng, và qua từng năm diện tích này giảm mạnh, thể hiện ở sự giảm doanh thu trong năm 2007 so với 2006 là 47,72%, và năm 2008 giảm 69,11%. Dựa vào bảng 1 trang 18, chi phí hoạt động cũng giảm, trong đó chi phí nhân công giảm mạnh do hoạt động này chi cho lao động được tính theo cách khoán mỗi công thực hiện là 10.000 đồng, nên diện tích thực hiện giảm sẽ làm chi phí lao động giảm tương ứng. Chi phí dầu chạy máy có giảm nhưng tỉ lệ không cao, do từng năm giá dầu tăng nên chi phí giảm không nhiều, năm 2007 giảm khoảng 18% và năm 2008 giảm 39,66%. Do hoạt động bơm tưới dễ thực hiện và chi phí mua sắm máy cũng không cao nên người dân đầu tư máy để sử dụng thuận tiện hơn, chủ động hơn khi cần bơm tưới trong quá trình sản xuất của mình. Do đó diện tích năm 2007 còn khoảng 2/3 diện tích thực hiện năm 2006, tức năm 2007 chỉ

bơm tưới cho khoảng 190 hecta diện tích sản xuất. Với diện tích bơm tưới giảm, để hoạt động đạt hiệu quả năng suất máy và một phần tiết kiệm chi phí nên sử dụng với số lượng máy phù hợp với diện tích bơm tưới trong năm. Khấu hao máy trong năm 2007 cũng giảm khoảng 40%. Doanh thu năm 2007, giảm 29.361.000 đồng so với năm 2006, bên cạnh việc giảm diện tích hoạt động còn do hợp tác xã tính toán giảm giá thực hiện từ 25.000 đồng/công xuống còn 22.000 đồng /công để phục vụ bà con.

Tuy nhiên, năm 2008 do giá xăng dầu tăng nên giá thực hiện dịch vụ cũng tăng lên 24.000 đồng/công nhưng vẫn thấp hơn giá năm 2006. Trong năm 2008, diện tích bơm tưới hợp tác xã thực hiện tiếp tục giảm còn khoảng 103 hecta. Đa số bà con nơi đây sử dụng máy bơm để bơm tưới cho đồng ruộng của mình nhằm tiết kiệm thêm được một khoảng chi phí sản xuất. Khấu hao cho máy móc năm 2008 cũng giảm so với năm 2006 là 500.000 đồng. Và lợi nhuận giảm tới 97,79% so với năm 2006, lợi nhuận hợp tác xã năm 2008 trong hoạt động này chỉ còn 398.000 đồng. Với xu hướng giảm dần diện tích thực hiện qua từng năm như hiện nay thì hoạt động bơm tưới của hợp tác xã đứng trước nguy cơ không thể tiếp tục hoạt động, mặc dù theo đánh giá của những hộ còn sử dụng dịch vụ bơm tưới của hợp tác xã thì khoảng hơn 80% theo số phiếu điều tra cho rằng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ, và giá thuê dịch vụ do hợp tác xã cung cấp là tương đối rẻ. Vậy, cần có hướng chuyển đổi hoạt động sử dụng máy sang hoạt động khác hoặc chuyển nhượng lại máy để đầu tư cho hoạt động khác tốt hơn. Do hoạt động bơm tưới của hợp tác xã trong khu vực này hiện nay không có tiềm năng mở rộng vì hầu hết người dân tự mua sắm máy bơm để sản xuất, nên hợp tác xã cần có hướng chuyển đổi tập trung vào những hoạt động khác có tiềm năng hơn như: bao tiêu sản phẩm, hoạt động dịch vụ sau thu hoạch.

Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1

Bảng 1: Doanh thu và lợi nhuận của hoạt động bơm tưới

(Nguồn: Hợp tác xã Tân Thới 1)

Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2006 Năm

Khoản mục 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %

1. Doanh thu (1) 61.525,00 32.164,00 19.008,00 (29.361,00) (47,72) (42.517,00) (69,11) 2. Chi phí (2) 43.481,00 29.186,00 18.610,00 (14.295,00) (32,88) (24.871,00) (57,20) - Dầu 14.766,00 12.062,00 8.910,00 (2.704,00) (18,31) (5.856,00) (39,66) - Nhân công 24.610,00 14.620,00 7.920,00 (9.990,00) (40,59) (16.690,00) (67,82) - Khấu hao 1.250,00 750,00 750,00 (500,00) (40,00) (500,00) (40,00) - Khác 2.855,00 1.754,00 1.030,00 (1.101,00) (38,56) (1.825,00) (63,92) Lợi nhuận = (1) - (2) 18.044,00 2.978,00 398,00 (15.066,00) (83,50) (17.646,00) (97,79) Đơn vị tính: 1.000 đồng

3.2.2 Hoạt động bao tiêu sản phẩm

Hợp tác xã được sự giới thiệu của liên hiệp hợp tác xã TP. Cần Thơ với Viện lúa ĐBSCL để được hướng dẫn kĩ thuật sản xuất lúa giống cho xã viên, tuy nhiên qua hai năm sản xuất gặp khó khăn về thị trường do không nắm bắt được nhu cầu thị trường và giá cả vật tư nông nghiệp cao mà giá bán ra bấp bênh, nên hợp tác xã không hoạt động sản xuất lúa giống. Vì vậy, Hợp tác xã đã tìm kiếm, liên hệ với công ty Mêkông để cung cấp lúa giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân trong những năm qua.

Hợp tác xã là người đại diện cho xã viên và nông dân trong việc kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa với công ty Mêkông. Là người đại diện của xã viên và nông dân, đồng thời cũng là trung gian cung cấp lúa giống cho xã viên và nông dân, và thu mua lúa từ nông dân cho công ty. Với vai trò là trung gian trong hoạt động này, nguồn thu của hợp tác xã từ hoạt động bao tiêu sản phẩm được tính bằng 1,5% tổng giá trị cung cấp lúa giống đến người dân và thu mua lúa.

Năm 2006, hợp tác xã đã nhận lúa giống từ công ty để cung cấp cho bà con nông dân vùng này là 400 tấn với giá trung bình mỗi tấn là 8.200 đồng/kg. Và tiêu thụ được 300 tấn lúa cho bà con với giá 3.500 đồng/kg. Năm 2007, lượng lúa giống bán cho nông dân giảm, và lượng thu mua vào tăng cao. Tuy nhiên, giá lúa giống cao hơn gấp đôi giá lúa thu mua nên mặc dù lượng lúa tiêu thụ của công ty năm 2007 cao hơn năm 2006 là 100 tấn vẫn làm cho tổng doanh thu năm 2007 giảm 1.149.000.000 đồng, tức giảm 26,54% so với năm 2006 và nguồn thu của hợp tác xã cũng giảm tương ứng theo là 26,53%. Trong việc giảm doanh thu 26,54% năm 2007, trong đó cung cấp lúa giống giảm khoảng 51,8%, trong khi thu mua lúa tăng 550.000.000 đồng tương ứng tăng 52,385 so với năm 2006. Sự sụt giảm số lượng là do giá lúa giống cao, mà giá lúa bán ra ngang bằng lúa thường do nhu cầu thị trường đối với lúa thường cao hơn lúa cao sản. Trong khi sản xuất lúa thơm lại tốn nhiều chi phí hơn, do lúa thơm thường bị sâu rầy, nên bà con chuyển sang sản xuất giống lúa thường IR50404.

Tuy nhiên, năm 2008 do có sự khuyến cáo về tình hình lúa xuất khẩu sẽ có thay đổi, và giá lúa bán ra được công ty cho biết sẽ mua cao hơn giá thị trường 5% nên bà con nơi đây đã đồng loạt sản xuất giống lúa do công ty cung cấp. Doanh thu trong hoạt động bao tiêu sản phẩm của công ty tăng 14,75%.

Phân tích hiệu quả sản xuất, dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp Tân Thới 1

Bảng 2: Lợi nhuận từ hoạt động bao tiêu sản phẩm

(Nguồn: Hợp tác xã Tân Thới 1)

Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2006 Năm

Khoản mục 2006 2007 2008 Giá trị % Giá trị %

Cung cấp lúa giống 3.280,00 1.581,00 4.200,00 (1.699,00) (51,80) 920,00 28,05

Tiêu thụ lúa 1.050,00 1.600,00 768,60 550,00 52,38 (28,40) (2,7) Tổng giá trị 4.330,00 3.181,00 4.968,60 (1.149,00) (26,54) 638,60 14,75 Hoa hồng = 1,5% * tổng giá trị 64,95 47,72 74,52 (17,23) (26,53) 9,57 14,73 Đơn vị tính: triệu đồng

Dựa vào bảng 2 (trang 20) ta thấy, mặc dù tổng doanh thu năm 2008 tăng so với năm 2006, nhưng doanh thu trong hoạt động tiêu thụ lúa giảm 2,7% là do trong vụ đông xuân vừa qua lúa không ngậm sữa, vấn đề này còn đang trong quá trình tìm hiểu của các nhà khoa học, nên chưa thể kết luận do chất lượng lúa giống hay do thời tiết năm 2008 không thuận lợi cho việc sản xuất. Song với doanh thu của công ty tăng thì lợi nhuận mà hợp tác xã đạt được cũng tăng với tỉ lệ tương ứng là 14,73% với giá trị tăng thêm so với năm 2006 là 9.570.000 đồng, tức là hợp tác xã đạt được 74.520.000 đồng trong năm 2008.

Bên cạnh vấn đề lúa mất mùa vụ đông xuân 2008 -2009 vừa qua, còn vấn đề bất cập trong tính toán, công ty xin điều chỉnh giá lúa mua trong hợp đồng trong khi còn một tháng nữa tới thời điểm thu hoạch, với cách xử lý của công ty như thế đã khiến người dân mất tin tưởng vào hợp đồng bao tiêu với công ty. Điều đó cũng ảnh hưởng đến uy tín của hợp tác xã với bà con, xã viên. Thêm vào đó, theo thống kê từ thông tin điều tra thì khoảng 93% trong tổng phiếu điều tra tham gia mua lúa giống của công ty Mêkông đánh giá giá lúa giống do công ty cung cấp cao hơn nhiều so với lúa giống mua bên ngoài khoảng 26% (giá mua ngoài khoảng 6.500 dồng/kg, giá của công ty là 8.800 đồng/kg). Tuy nhiên, trong 93,33% hộ sản xuất mua lúa giống của công ty có 76,67% đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn mua là do chất lượng lúa giống cao, và 50% là vì người dân có thể nhận lúa giống sản xuất trước và trả tiền sau, phần nào giải quyết được khó khăn trong nguồn vốn sản xuất cho nông dân. Ngoài ra, vấn đề thu mua lúa cho bà con nơi đây cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Tuy có 93,33% số phiếu điều tra mua lúa giống của công ty, nhưng chỉ có 50% số phiếu là bán lúa cho hợp tác xã. Tuy nhiên, có những con số 80% bán cho hợp tác xã, 36,67% bán lẻ và 6,67% bán cho thương lái, là do phụ thuộc vào quyết định thu mua của công ty, giá thu mua so sánh giữa công ty và thị trường, và do một số hộ không mua lúa giống của hợp tác xã nhưng vẫn bán lúa cho hợp tác xã nếu hợp tác xã thu mua. Vì vậy, để hoạt động tiếp tục phát triển đem lại lợi nhuận cho hợp tác xã nói riêng và lợi ích thật sự của người dân sản xuất trong vùng nói chung. Hợp tác xã nên tăng cường tìm kiếm thêm những công ty, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho xã viên và nông dân nhằm tạo lợi thế cho người dân, không bị ép

giá và có những lựa chọn tốt hơn. Đảm bảo cho người dân yên tâm tham gia cùng nhau sản xuất, và tạo mối liên kết bền vững hơn.

3.2.3 Hoạt động kinh doanh dịch vụ sau thu hoạch

Hoạt động kinh doanh dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã bao gồm các hoạt động: cắt lúa, suốt lúa và sấy lúa. Với những hoạt động này, hợp tác xã mới được hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc trong năm 2006. Nên các dịch vụ này mới được đưa vào hoạt động trong năm 2007, 2008. Những dịch vụ sau thu hoạch của hợp tác xã mới hoạt động, tuy có lợi thế là giá rẻ, nhưng số lượng thực hiện chưa cao. Dựa vào thông tin điều tra được có khoảng 20% số phiếu điều tra sử dụng dịch vụ cắt lúa, và khoảng 26,67% thuê dịch vụ suốt lúa và sấy lúa của hợp tác xã.

3.2.3.1 Hoạt động cắt lúa

Bảng 3: Hoạt động dịch vụ cắt lúa năm 2007

Khoản mục Năm 2007

1.Tổng thu (1.000 đồng) (1) 7.600

- Diện tích thực hiện (ha) 20

- Giá (1.000 đồng/ha) 380

2. Tổng chi (1.000 đồng) (2) 2.670

- Nhân công 1.000

- Dầu, nhớt 1.350

- Khác 320

3. Khấu hao máy (1.000 đồng) 3.300

4. Lợi nhuận (1.000 đồng) = (1) – (2) – (3) 1.630

(Nguồn: Hợp tác xã Tân Thới 1)

Hoạt động dịch vụ cắt lúa của hợp tác xã thực hiện trong năm 2007 được 20 hecta với tổng doanh thu là 7.600.000 đồng, lợi nhuận thu được năm 2007 là 1.630.000 đồng. Chi phí cho hoạt động chủ yếu chi cho nhân công vận hành máy với chi phí dầu nhớt, ngoài ra còn phát sinh một số chi phí khác như: chi cơm, nước cho nhân công, chi mua linh kiện nhỏ thay thế… Trong đó, khoản chi chiếm tỉ trọng nhiều nhất đó là khấu hao máy. Máy được tính khấu hao theo đường thẳng, giá trị máy là 23.000.000 đồng, và dự tính máy sẽ hoạt động trong

7 năm nên hằng năm khấu hao máy là 3.300.000 đồng. Qua hoạt động năm 2007 cho thấy hoạt động cắt của hợp tác xã có đem lại hiệu quả tuy không cao. Tuy nhiên, hạn chế của máy cắt lúa xếp dãy là nặng không hoạt động được trên những đồng ngập nước. Vì vậy, hoạt động cắt lúa của hợp tác xã chỉ thực hiện được 20 hecta. Bên cạnh đó, hoạt động của máy cắt lúa của hợp tác xã không hoạt động tốt bằng những máy cắt lúa do tư nhân đầu tư trong vùng, vì máy được hỗ trợ nên việc lựa chọn loại máy của hợp tác xã cũng bị hạn chế. Do có sự cạnh tranh trong hoạt động, mặc dù dịch vụ của hợp tác xã theo thông tin điều tra được người sử dụng đánh giá là tương đối rẻ. Nhưng khó khăn từ đặc tính kĩ thuật máy của hợp tác xã không bằng những máy của tư nhân đầu tư, nên so về lợi thế cạnh tranh của hợp tác xã cũng không cao. Thêm vào đó là vấn đề không thuê được nhân công thực hiện, nên hoạt động cắt lúa của hợp tác xã gặp nhiều khó khăn.

Năm 2008, do vấn đề bể đê các đồng ruộng đều ngập nước, mà máy cắt của hợp tác xã nặng không thể thực hiện được phải ngưng hoạt động, và không thể khấu hao máy trong năm 2008, vấn đề này làm chậm tiến trình tái đầu tư máy móc mới cho hợp tác xã. Với việc không hoạt động được như thế này, đem lại nhiều bất lợi cho hợp tác xã, mà trước mắt không có doanh thu, lại mất lợi thế cạnh tranh. Vì vậy, hợp tác xã cần có biện pháp để sớm hạn chế tình trạng này tiếp tục xảy ra. Và tìm cách khắc phục những hạn chế của máy, hoặc xem xét thay đổi vùng hoạt động, chuyển giao lại để tái đầu tư máy khác phù hợp hơn.

3.2.3.2 Hoạt động suốt lúa

Dựa vào bảng tình hình kinh doanh dịch vụ suốt lúa ta thấy, năm 2007 hoạt động trong dịch vụ này thực hiện trên lượng diện tích rất thấp 7 hecta. Nhưng sang năm 2008, hoạt động đã được thực hiện trên lượng diện tích cao hơn năm 2007 là 40 hecta với phần trăm gia tăng diện tích thực hiện là 571,43%. Doanh thu trong năm 2008 tăng 678,86% , hay giá trị tăng thêm là 23.760.000 đồng. Trong đó, diện tích tăng thêm góp phần trong phần trăm tăng lên của doanh thu là 571,43% và giá dịch vụ tăng lên do giá dầu nhớt năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007 góp 16% trong tỉ lệ tăng tổng thu, không đáng kể so với phần trăm tăng của diện tích thực hiện.

Bảng 4: Tình hình kinh doanh dịch vụ suốt lúa Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2007 2008 Giá trị % 1. Tổng thu (1.000 đồng) (1) 3.500 27.260 23.760 678,86

- Diện tíchh thực hiện (ha) 7 47 40 571,43

- Giá (1.000 đồng/ha) 500 580 80 16

2. Tổng chi (1.000 đồng) (2) 3.180 16.424 13.244 416,48

- Nhân công 1.060 7.885 6.825 643,87

- Dầu, nhớt 715 6.691 5.976 835,80

- Khác 1. 405 1.848 443 31,53

3. Khấu hhao máy (1.000 đồng) (3) 3.000 3.000 0 0

4. Lợi nhuận (1.000 đồng) = (1) – (2) – (3)

(2.680) 7.836 10.516 392,39

(Nguồn: Hợp tác xã Tân Thới 1)

Cũng trên bảng 4, nhìn chung qua hai năm hoạt động chi phí cao nhất trong

Một phần của tài liệu Tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT, DỊCH VỤ CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP TÂN THỚI 1 – PHONG ĐIỀN – CẦN THƠ doc (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)